K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

a.

- Lối nói quá và cách ví von trong văn bản làm cho hình tượng nhân vật Đăm Săn trở nên mạnh mẽ, phi thường, qua đó thể hiện sự ngưỡng vọng trân trọng của nhân dân với người anh hùng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản đơn giản, cô đọng, hàm súc, thể hiện phảm chất của người anh hùng, hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ, các từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Tác dụng: Làm nổi bật đặc trưng của sử thi, thể hiện tính khách quan, chân thực. Thể hiện sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

7 tháng 5 2023

a.

- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:

+) “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.

+) “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.

+) “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

=> Lối nói quá được sử dụng trong văn bản

- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:

+) “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.

+) Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.

- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).

b.

- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.

- Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:

+) Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.

+) Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.

+) Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.

+) Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.

10 tháng 1 2022

1:Cảm xức chủ đạo:Biểu cảm

2:

Các biện pháp tu từ

- Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ

- Hoán dụ: Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai…

- Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu

* Tác dụng: bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình. Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con.

Giúp tôi please. Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. " Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng 5 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần...
Đọc tiếp

Giúp tôi please.

Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

" Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng 5

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ...mẹ ru con

liệu mai sau các con còn chớ chăng?"

(Trích " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" - Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra Hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ "Bao giờ cho đến mùa thu/trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm/bao giờ cho đến tháng năm/mè ra trải chiếu ta năm đén sao" và phân tích hiệu quả tu từ của 2 biện pháp đó.

2. Trong câu thơ "trong leo lẻo những vui buồn xa xôi" thì cũng từ " trong leo lẻo" có giá trị biểu đạt như thế nào, hãy phân tích ngắn gọn.

3. Anh/chị nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"?

4. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình nghĩ về khoảng thời gian nào trong cuộc đời mình? Quãng thời gian đó hiện lên như thế nào?

3

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

23 tháng 7 2019

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.