Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền.
Êm như gió thoảng cung tiên
Cao như thông vút, buồn như liễu
Nước lặng, mây ngừng, ta đứng im
(Thế Lữ)
Tác dụng: Cho thấy sự trong trẻo, cao vút của tiếng hát
b) Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Chế Lan Viên)
Tác dụng: Cho thấy niềm hạnh phúc của tác giả khi gặp lại nhân dân
a) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh)
Tác dụng: Làm nổi bật công lao, tình yêu thương to lớn của người mẹ
b) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
(Tế Hanh)
Tác dụng: Cho thấy sự trẻ trung, yêu quê hương của tác giả
c) Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
(Tố Hữu)
Tác dụng: Cho thấy nỗi khó nhọc, sự vất vả của người mẹ
d) Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Minh Huệ)
Tác dụng: Làm nổi bật tình yêu thương, sự quan tâm của Bác đối với các anh đội viên
Phép so sánh: tiếng suối trong như tiếng hát xa
Tác dụng: khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng
* Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền:
Tác giả miêu tả tính chất của tiếng hát bằng hình ảnh nước ngọc tuyền. Hình ảnh so sánh này gợi cảm giác cổ xưa, nhấn mạnh được sự trong trẻo và sang trọng của tiếng hát.
* Êm như hơi gió thoảng cung tiên:
Tác giả sự êm ái mà tiếng hát mang đến được sánh với hơi gió thoảng cung tiên. Nhấn mạnh sự êm ả mà tiếng hát mang tới.
* Cao như thông vút, buồn như liễu:
Tiếng hát cao, bổng tựa cây thông vút, nhưng lại buồn rầu giống cây liễu.
Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền:
Tác giả miêu tả tính chất của tiếng hát bằng hình ảnh nước ngọc tuyền. Hình ảnh so sánh này gợi cảm giác cổ xưa, nhấn mạnh được sự trong trẻo và sang trọng của tiếng hát.
Êm như hơi gió thoảng cung tiên:
Tác giả sự êm ái mà tiếng hát mang đến được sánh với hơi gió thoảng cung tiên. Nhấn mạnh sự êm ả mà tiếng hát mang tới.
Cao như thông vút, buồn như liễu:
Tiếng hát cao, bổng tựa cây thông vút, nhưng lại buồn rầu giống cây liễu.
a) So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
a,
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng
VD: xinh như hoa
So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ : - Mặt trời tròn như chiếc đĩa bạc
- Trẻ em như búp trên cành
Tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa.
=> so sánh ngang bằng
Dường như mọi thứ có trong nhà của chúng tôi.
=> So sánh không ngang bằng
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ.
=> So sánh ngang bằng
Nêu cấu trúc và tác dụng của biện pháp so sánh trong ví dụ sau bằng đoạn văn ngắn:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
So sánh theo cấu trúc ngang bằng, có nghĩa dùng từ "như" : Tiếng suối được so sánh vs tiếng hát.
=> Tuy tiếng suối có lúc rất mạnh,rất tĩnh nhưng được ví lên như tiếng hát xa, êm đềm, du dương.
=> Tạo nên cái nhìn lãng mạn, thêm đẹp cho thiên nhiên.
Nêu cấu trúc và tác dụng của biện pháp so sánh trong ví dụ sau bằng đoạn văn ngắn:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
-----
So sánh theo cấu trúc ngang bằng, có nghĩa dùng từ "như" : Tiếng suối được so sánh vs tiếng hát.
=> Tuy tiếng suối có lúc rất mạnh,rất tĩnh nhưng được ví lên như tiếng hát xa, êm đềm, du dương.
=> Tạo nên cái nhìn lãng mạn, thêm đẹp cho thiên nhiên.
mik nha
Tiếng hát(vật được so sánh) trong(Từ so sánh) như(Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh) nước ngọc tuyền(Từ so sánh).
Êm(vật được so sánh) như(Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh) gió thoảng cung tiên(Từ so sánh).