Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. An Dương Vương xây thành cổ Loa nhiều lần nhưng đắp tới đâu thì lại lở tới đấy. Nhà vua được thần linh giúp đỡ đã xây xong thành.
Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn khẳng định An Dương Vương là vị vua có tinh thần yêu nước, bảo vệ đất nước.
b. Sự mất cảnh giác của nhà vua biểu hiện bản chất như thế nào?
Sự mất cảnh giác vì nhà vua không phát hiện bản chất của Triệu Đà. Triệu Đà không chỉ muốn thôn tính Âu Lạc mà còn cho Trọng Thủy cầu hôn Mị Châu để biến người Âu Lạc thành người phương Bắc.
Trọng Thủy đã lừa Mị Châu, xem trộm nỏ thần và đã tìm cách đánh tráo lẫy nỏ, Mị Châu đã tiết lộ bí mật quốc gia để Trọng Thủy biết được vũ khí lợi hại của đất nước.
Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: Đà không sợ nỏ thần sao?. Chứng tỏ nhà vua chủ quan không biết rằng việc bảo vệ đất nước phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy đất nước phút chốc rơi vào bi kịch nước mất, nhà tan.
Đây là bài học thời sự trong việc bảo vệ đất nước.
c. Sáng tạo những chi tiết về Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái, nhân dân ta muốn biểu lộ thái độ công bằng trước lịch sử. Rùa Vàng - biểu tượng dân tộc - giúp nhà vua xây thành, chế nỏ là trí tuệ, sức sáng tạo, công sức bền bỉ của cha ông ta trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước. Rùa Vàng gọi Mị Châu là giặc vì chính nàng là người có Trái tim nhầm chỗ để trên đầu nên phải chịu nhận cái chết do chính cha mình với tư cách người đứng đầu quốc gia trừng phạt. Cũng chứng tỏ thái độ không khoan nhượng của nhân dân đối với bất kì hành động nào làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Việc mất nước Âu Lạc, người chịu trách nhiệm chính là An Dương Vương. Ông vua tuy có công xây dựng, bảo vệ đất nước nhưng đã chủ quan, mất cảnh giác xem thường kẻ địch dẫn đến bi kịch quốc gia, gia đình, cá nhân. Thảm họa xảy ra, An Dương Vương đã đặt việc nước lên trên việc nhà, quan hệ vua
- tôi trên quan hệ cha con (chém chết Mị Châu). Rùa Vàng dẫn lối cho nhà vua xuống biển, không để ông chết, không cho quân thù lấy được xác vua. Chi tiết này thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Thể hiện sự cảm thông, kính trọng của nhân dân đối với An Dương Vương, dẫu ông có tội lớn - để mất nước. Đó cũng là sự phán xét công bằng của cha ông ta.
- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.
- Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.
Tham khảo :
Tình yêu - một thứ cảm xúc mạnh mẽ và đầy phức tạp . Tình yêu là sự tin tưởng , và yêu thương mù quáng . Thật vậy, trong tình yêu chẳng có gì là chắc chắn , tình yêu đôi khi mang đến cho người ta nhiều bi kịch , khổ đau . Và bi kịch về tình yêu ấy được thể hiện rất rõ trong mối tình ngang trái của Mị Châu và Trọng Thủy trong truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy . Để hiểu rõ hơn về bi kịch ngang trái ấy sau đây chúng ta cùng ngược dòng thời gian , trở về với quá khứ để tìm về hiểu rõ hơn chi tiết giếng nước , ngọc trai .
Mị Châu, con gái của An Dương Vương , là người thiếu nữ mày ngài , mắt phượng , nhan sắc tuyệt trần . Cuộc đời nàng vẫn êm đẹp và yên bình cho đến khi rơi vào mối nghiệt duyên với Trọng Thủy , con trai của kẻ thù .
Tưởng rằng gặp được hắn là cái duyên cái số , là chân ái của cuộc đời mình , tưởng rằng đó là nơi mà mình có thể gửi gắm cuộc đời này thế nhưng tình yêu ấy lại khiến nàng rơi vào bế tắc , trở thành kẻ tội đồ làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc . Yêu là cảm thông , là san sẻ gánh nặng cho nhau , là tin tưởng nhau mù quáng , thật vậy sự thủy chung của người thiếu nữ ấy lại bị kẻ bạc tình kia đem ra làm trò đùa , hắn đùa giỡn với tình cảm của nàng , coi nàng như công cụ để phục vụ cho bá nghiệp cướp nước của cha con hắn . Và rồi tình yêu ấy kết thúc đầy đau đớn trong sự dối lừa , càng đau xót hơn khi nó còn kéo theo bi kịch nước mất nhà tan , Trọng Thuỷ đã đạt được mục đích của mình nhưng hắn cũng đã chà đạp lên tình cảm của một người rất yêu mình .
Chi tiết giếng nước , ngọc trai nằm ở cuối truyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc . Ngọc trai là hiện thân cho tấm lòng trong sáng , một lòng trung hiếu của Mị Châu , nàng là người đáng thương nhưng cũng là kẻ đáng trách . Sau cùng chỉ vì quá yêu và tin tưởng người chồng của mình nên lòng tin ấy mới bị lợi dụng để rồi rơi vào cảnh nước mất nhà tan , bị chính cha đẻ mình chém đầu . Trước cái giây phút đau đớn ấy nàng đã nguyện cầu : " Thiếp là phận gái , nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi . Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù " . Đó chẳng phải là lời trăng trối , là lời thỉnh cầu cuối cùng của kẻ đã bị người yêu mình rũ bỏ , bị cha đẻ cự tuyệt hay sao . Và rồi lời khẩn cầu ấy cũng trở thành hiện thực , chứng minh cho sự trong sạch của nàng , sau khi nàng chết máu chảy xuống biển , trai sò ăn được đều biến thành hạt châu . Ngọc trai cũng trong sáng như tâm hồn nàng vậy , nó là lời minh oan cho con người với số phận nghiệt ngã , đồng thời cũng là sự đồng cảm , là lòng xót thương của nhân dân với Mị Châu , cuối cùng sau khi sự thật được sáng tỏ nàng không còn bị hắt hủi mà đã nhận được sự cảm thông , thương xót với mình .
Mị Châu rơi vào nghịch cảnh và kẻ tội đồ gây nên bao đau đớn cho cuộc đời nàng cũng phải chấp nhận những hình phạt xứng đáng . Tưởng rằng chà đạp lên cuộc đời người khác để đạt được mục đích của mình là sẽ thảnh thơi và không còn gì bận tâm thế nhưng khi Mị Châu chết đi , Trọng Thuỷ mới nhận ra tình cảm của mình . Thì ra hắn không phải là kẻ vô tâm đến thế , tự mình đùa giỡn với tình cảm của người khác thế nhưng hắn cũng không ngờ rằng mình lại có tình cảm với Mị Châu . Lúc nàng còn sống , còn ở cạnh thì hắn lại buông lời lừa dối làm nàng tổn thương sâu sắc để rồi khi nàng chết đi hắn lại hối hận , giằng xé giữa lý trí và con tim , dằn vặt đầy những ăn năn tội lỗi . Hắn xót thương , đau đớn , cảm nhận được sự mất mát , mất đi một người luôn quan tâm và yêu thương hắn . Và cái cảm giác tội lỗi ấy đã ám ảnh hắn để rồi cuối cùng lại nhảy xuống giếng nước tự vẫn kết thúc đời mình . Hình ảnh giếng nước là tấm gương phản chiếu tội lỗi của Trọng Thủy qua đó chúng ta cũng thấy được sự giằng xé đầy đớn đau cho kẻ tội đồ tay nhuốm máu .
Sau này người ta có truyền nhau rằng ngọc trai mà đem rửa ở giếng nước ấy thì trở nên sáng hơn . Qua chi tiết ấy ta có thể hiểu rằng hận thù trong lòng Mị Châu đã được hóa giải . Kiếp trước họ là hai kẻ bất hạnh ở hai thế giới khác nhau nhưng lại vô tình bị cuốn vào vòng quay định mệnh đầy bất hạnh ấy để rồi rơi vào bi kịch . Nhưng sau cùng cũng chẳng thể trách móc ai , hai con người đáng thương mỗi người mang vác trên vai một trọng trách khác nhau , hắn lừa dối nàng nhưng cũng bi lụy vì nàng . Kiếp trước họ đã đau đớn , đã trả đủ nên kiếp này họ sống với nhau , không còn ân oán hận thù .
Chi tiết giếng nước và ngọc trai là hai chi tiết giàu ý nghĩa góp phần giải quyết mâu thuẫn và mở nút bi kịch cho các nhân vật . Qua đó còn thể hiện thái độ của nhân dân ta , đó là sự khoan dung , là sự cảm thông và thương xót cho những người chịu số phận bất hạnh .
(Truyền thuyết)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tóm tắt :Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.II. RÈN KĨ NĂNG1. Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.b) Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc:
hiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.5. Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay “ “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta.
(Truyền thuyết)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tóm tắt :Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.II. RÈN KĨ NĂNG1. Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.b) Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc:
hiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.5. Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay “ “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta.
Bài học lịch sử:
- Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối nhâm hiểm của kẻ thù xâm lược.
- Trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu quốc gia.
- Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh tổ quốc.
Bài làm
Tôi là Trọng Thủy – hoàng tử của một đất nước xinh đẹp và luôn được vua cha yêu thương và tin tưởng hết mực. Cạnh bên vương quốc của tôi là một nước Âu Lạc phát triển phồn thịnh nổi danh với thành Cổ Loa vững chắc. Cha tôi vì tham vọng mà dùng mọi cách để cướp nước Âu Lạc và gây ra cho tôi một nỗi đau khổ không thể nào tả được.
Lần đầu tiên cha tôi đem quân sang đánh thì vua An Dương Vương có một loại vũ khí thần kì bắn một phát thì có hàng ngàn mũi tên bay ra. Thế là cha tôi thất bại nhưng ý định cướp nước Âu Lạc vẫn luôn nhen nhún trong người ông và ngày càng phát triển lớn mạnh như một ngọn lửa bùng cháy, sôi sục. Sau vài ngày suy nghĩ, vua cha gọi tôi đến và bảo tôi đi ở rể cho vua An Dương Vương. Tôi quá bất ngờ vì điều này nhưng sau khi nắm rõ “ý đồ” của cha thì tôi đã tuân lệnh làm theo.
Cha cùng tôi sang nước Âu Lạc xin hòa và muốn tỏ thành ý kết bang giao hai nước. Thế là vua An Dương Vương đã chấp nhận và từ đó tôi phải rời xa quê hương để đi ở rể. Vợ của tôi đó là Mị Châu – Công chúa nước Âu Lạc. Mị Châu xinh đẹp tuyệt trần, quả giống như tên của nàng là một viên ngọc lung linh cao quý nhưng vẫn có những lúc nhẹ nhàng, trong sáng. Qua những ngày tháng sống bên Mị Châu, với cái tính tình dễ thương kia thì trái tim tôi đây có vẻ như đã rung động trước nàng. Nhưng tôi đây còn mạng trọng trách bên mình, lời cha khó cãi, tôi đành chôn giấu tình cảm ấy mà làm theo lời cha. Một hôm khi đang cùng Mị Châu đi dạo vườn Ngự quyển thì tôi thấy có một tảng đá xem có vẻ kì lạ nên tôi nghi ngờ. nỏ thần đang được cất giấu trong ấy. Tối hôm ấy, tôi không sao ngủ được, tôi biết rằng, sáng mai đây tôi phải dùng lời ngon ngọt để dỗ dành người vợ thân yêu cho mình xem trộm bí mật. Ta biết là có lỗi với nàng nhưng Mị Chậu ơi nàng tha lỗi cho ta, ta không thể vì tình cảm cá nhân mà làm hỏng việc lớn của vua cha giao cho. Lúc này trái tim tôi như thắt lại, cõi lòng tôi như tê tái, nhưng thôi hãy cố thực hiện xong nhiệm vụ rồi mới nhìn đến chuyện vợ chồng.
Sáng hôm sau, tôi rũ Mị Châu ra vườn bắt bướm, ngắm hoa. Mị Châu thích lắm, nàng cười tươi như hoa, rạng rỡ trước ánh ban mai ấm áp. Tôi và Mị Châu đuổi bắt nhau khắp khu vườn. Tôi cố tình chạy đến bên hòn đá kia và vấp té. Nàng chạy lại và lo lắng cho tôi vô cùng. Trong lúc Mị Châu không để ý tôi lấy tay thử gõ vào mặt đá thì quả thật bên trong là một cơ quan bí mật. Tôi cố giả vờ như không biết gì và tìm cách hỏi Mị Châu về hòn đá kì lạ này. Sau một lúc nói chuyện Mị Châu đã cho tôi biết nỏ thần đã được giấu bên trong. Với gương mặt và thái dộ tò mò như thật của tôi đã làm Mị Châu tin và đưa tôi vào đây xem nỏ thần. Đúng là một loại vũ khí thần kì nên luôn được cất giữ rất kín đáo để che mắt mọi người, chỉ có những người lân cận của vua mới biết được cách vào. Mị Châu đi lại bên tảng đá nhìn xuống chậu hoa Tường Vi đang nở rộ. Nàng nhẹ nhàng dùng tay xoay chậu hoa sang phải một vòng, bên trái một vòng, bổng tảng đá dịch chuyển mở ra bên trong một hang động u tối. Tôi và Mị châu đi đến nơi cất giữ nỏ thần, tôi nhìn rõ đến từng chi tiết một, con mắt tôi như muốn dán vào đấy. Tôi diện cớ chân lại đau và cùng Mị Châu quay lại tẩm cung. Tôi âm thầm sai người làm giả một cái nỏ giống hệt như vậy và đánh tráo nỏ thần. Vào đêm hôm trước khi lên đường giao nỏ thần cho cha tôi, tôi và Mị Châu đã tâm sự với nhau đến khuya, tôi lấy đôi mắt nhẹ nhàng âu yếm nhìn người vợ xinh đẹp đáng thương mà hỏi:
– Nếu mai đây có giặc sang đánh, ta và nàng lạc mất nhau thì lấy gì làm tín hiệu gặp lại.
Mị Châu vẫn ngây thơ và nói:
– Thiếp có áo lông ngỗng thường mặt trên người, nếu có cớ sự như chàng nói, thiếp sẽ rãi lông ngỗng khắp các ngã đường để chàng tìm thấy thiếp.
Mị Châu đúng là ngây thơ quá mức, khi tôi đưa ra một câu hỏi kì lạ như vậy mà nàng vẫn không một chút lo lắng hoang mang, một mực tin tưởng vào lời tôi nói. Khi cơ nghiệp đã thành thì tình yêu giữa tôi và Mị Châu có được tiếp tục chăng, hay phải rơi vào cảnh nước mất nhà tan, mỗi nơi mỗi ngã. Tôi lo lắm!
Sáng sớm hôm sau, tôi lấy nỏ thần đã trộm mang về cho vua cha. Cha tôi rất hài lòng và vui mừng khôn xiết. Về phần tôi thì được cha khen thưởng hết lời nhưng lòng tôi vẫn chỉ hướng về Mị Châu, lo lắng cho nàng. Khi đã có nỏ thần trong tay, tôi và cha tôi cùng nhau đem quân sang đánh nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương vẫn ngồi đấy điềm nhiên đánh cờ vì ỷ y vào sức mạnh của chiếc nỏ thần. Đó cũng là cơ hội giúp quân tôi tiến sâu hơn vào lãnh thổ. Lúc này nhà vua đã bắt đầu lo sợ, vua đặt Mị Châu ở sau ngựa và chạy về bờ sông. Trong lúc đó Mị Chậu rứt hết áo lông ngỗng rải trên đường để lại tín hiệu cho tôi. Khi đến bờ sông thần Kim Quy nổi lên và nàng thì bị kết tội là giặc và bị vua cha rút gươm chém chết. Nhưng trước đó Mị Châu đã khấn rằng nên nàng không có ý mưu hại nước nhà thì chết thành ngọc thạch còn không thì xác sẽ tan thành cát bụi, còn vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất rẽ thẳng xuống nước. Những chuyện này tôi chỉ được nghe kể lại từ một bà lão ở gần đấy. Khi tôi đến thì Mị Châu đã chết, tôi đem xác nàng mang về mai táng. Điều tôi lo sợ đã biến thành hiện thực, tôi đau khổ vô bờ bến, con tim như ngừng đập, lòng tôi đau như cắt. Tại sao chứ? Tại sao ông trời lại trớ trêu tình cảm giữa tôi và Mị Châu. Tuy chúng tôi là con người của 2 đất nước khác nhau, nhưng tôi thật sự yêu nàng. Tình yêu này không hề giả dối, không hề có một chút vì quyền lợi nào cả. Bây giờ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, “mưu đồ” cướp nước của cha tôi giờ đây đã hoàn thành nhưng đổi lại tôi mất Mị Châu – Người con gái mà tôi hết lòng yêu thương ấy, tôi đã từng nghĩ đến cảnh chia tay nhưng không ngờ được rằng Mị Châu đã vì tôi mà bị cha mình tự tay rút gươm chém chết. Lỗi lầm của tôi mang đến cho Mị Châu dù tôi có chết đi cũng không đủ để bù đắp cho nàng. Tôi phải làm gì đây, làm gì bây giờ để Mị Châu sống lại? Tại sao sự hiếu nghĩa của tôi và tình yêu của Mị Châu không thể dung hòa? Tôi thật sự không muốn chuyện này xảy ra chút nào hết, bây giờ thì tôi đã trở thành một kẻ cô đơn vô dụng chỉ còn biết ngồi đây nhớ về những tháng ngày hạnh phúc cùng Mị Châu. Tôi đi đến đâu thì trước mắt tôi cũng là người vợ xinh đẹp, dễ thương đang cười nói vui vẻ, trong sáng như ngày nào. Một lúc sau thì tôi lại bừng tĩnh và đau lòng hơn rất nhiều. Vào một đêm trăng sáng tôi ra vườn ngồi nhớ về cảnh lúc tôi và Mị Châu hạnh phúc bên nhau, Mị Châu tựa đầu vào vai tôi, mở to mắt nhìn ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cảnh còn đó, trăng còn đó, nhưng người nay đã mất, còn đâu một hình bóng quen thuộc. Bỗng tôi nghe như tiếng Mị Châu văng vẳng đâu đây, tôi chạy khắp nơi tìm nàng, khi đến bên cái giếng nước ở cuối sân vườn thì thấy rõ mồn một gương mặt của Mị Châu. Nang đang lạnh, đang cần tôi che chở và tôi cũng chẳng cần phải suy nghĩ, nhảy ngay xuống giếng với người vợ thân yêu.
Thế là tôi lại được sống bên người vợ mà tôi yêu thương và tôi hy vọng cái giếng này sẽ là nơi minh chứng cho hạnh phúc của tôi và Mị Châu.
2)Đặc trưng: Truyền thuyết phản ánh lịch sử theo cách riêng: Lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường Từ cốt lõi lịch sử, qua truyền thuyết, nhân dân gửi gắm những tình cảm, mơ ước, thái độ đối với những nhân vật, hoặc sự kiện lịch sử. Truyền thuyết phản ánh trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta
Em tham khảo:
- Sự việc
+ An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng lần nào cũng đổ.
+ Rùa Vàng hiện lên giúp An Dương Vương xây thành và chế nỏ thần.
+ An Dương Vương đánh thắng quân Âu Triệu
+ Âu Triệu cầu thân, ADV gả con gái Mị Châu cho Trọng Thủy.
+ Vua chủ quan nên bị thua quân Âu Triệu
+ Vua thua trận và chém chết Mị Châu
- Chi tiết
+ Rùa vàng hiện lên
+ Nỏ thần
+ Rải lông ngỗng
+ ADV đi xuống biển cùng rùa vàng
Cám ơn c