K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.

- Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.

 

15 tháng 10 2021

Tham khảo :

Tình yêu - một thứ cảm xúc mạnh mẽ và đầy phức tạp . Tình yêu là sự tin tưởng , và yêu thương mù quáng . Thật vậy, trong tình yêu chẳng có gì là chắc chắn , tình yêu đôi khi mang đến cho người ta nhiều bi kịch , khổ đau . Và bi kịch về tình yêu ấy được thể hiện rất rõ trong mối tình ngang trái của Mị Châu và Trọng Thủy trong truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy . Để hiểu rõ hơn về bi kịch ngang trái ấy sau đây chúng ta cùng ngược dòng thời gian , trở về với quá khứ để tìm về hiểu rõ hơn chi tiết giếng nước , ngọc trai .

Mị Châu, con gái của An Dương Vương , là người thiếu nữ mày ngài , mắt phượng , nhan sắc tuyệt trần . Cuộc đời nàng vẫn êm đẹp và yên bình cho đến khi rơi vào mối nghiệt duyên với Trọng Thủy , con trai của kẻ thù .

Tưởng rằng gặp được hắn là cái duyên cái số , là chân ái của cuộc đời mình , tưởng rằng đó là nơi mà mình có thể gửi gắm cuộc đời này thế nhưng tình yêu ấy lại khiến nàng rơi vào bế tắc , trở thành kẻ tội đồ làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc . Yêu là cảm thông , là san sẻ gánh nặng cho nhau , là tin tưởng nhau mù quáng , thật vậy sự thủy chung của người thiếu nữ ấy lại bị kẻ bạc tình kia đem ra làm trò đùa , hắn đùa giỡn với tình cảm của nàng , coi nàng như công cụ để phục vụ cho bá nghiệp cướp nước của cha con hắn . Và rồi tình yêu ấy kết thúc đầy đau đớn trong sự dối lừa , càng đau xót hơn khi nó còn kéo theo bi kịch nước mất nhà tan , Trọng Thuỷ đã đạt được mục đích của mình nhưng hắn cũng đã chà đạp lên tình cảm của một người rất yêu mình .

Chi tiết giếng nước , ngọc trai nằm ở cuối truyện mang nhiều ý nghĩa sâu sắc . Ngọc trai là hiện thân cho tấm lòng trong sáng , một lòng trung hiếu của Mị Châu , nàng là người đáng thương nhưng cũng là kẻ đáng trách . Sau cùng chỉ vì quá yêu và tin tưởng người chồng của mình nên lòng tin ấy mới bị lợi dụng để rồi rơi vào cảnh nước mất nhà tan , bị chính cha đẻ mình chém đầu . Trước cái giây phút đau đớn ấy nàng đã nguyện cầu : " Thiếp là phận gái , nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi . Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù " . Đó chẳng phải là lời trăng trối , là lời thỉnh cầu cuối cùng của kẻ đã bị người yêu mình rũ bỏ , bị cha đẻ cự tuyệt hay sao . Và rồi lời khẩn cầu ấy cũng trở thành hiện thực , chứng minh cho sự trong sạch của nàng , sau khi nàng chết máu chảy xuống biển , trai sò ăn được đều biến thành hạt châu . Ngọc trai cũng trong sáng như tâm hồn nàng vậy , nó là lời minh oan cho con người với số phận nghiệt ngã , đồng thời cũng là sự đồng cảm , là lòng xót thương của nhân dân với Mị Châu , cuối cùng sau khi sự thật được sáng tỏ nàng không còn bị hắt hủi mà đã nhận được sự cảm thông , thương xót với mình .

Mị Châu rơi vào nghịch cảnh và kẻ tội đồ gây nên bao đau đớn cho cuộc đời nàng cũng phải chấp nhận những hình phạt xứng đáng . Tưởng rằng chà đạp lên cuộc đời người khác để đạt được mục đích của mình là sẽ thảnh thơi và không còn gì bận tâm thế nhưng khi Mị Châu chết đi , Trọng Thuỷ mới nhận ra tình cảm của mình . Thì ra hắn không phải là kẻ vô tâm đến thế , tự mình đùa giỡn với tình cảm của người khác thế nhưng hắn cũng không ngờ rằng mình lại có tình cảm với Mị Châu . Lúc nàng còn sống , còn ở cạnh thì hắn lại buông lời lừa dối làm nàng tổn thương sâu sắc để rồi khi nàng chết đi hắn lại hối hận , giằng xé giữa lý trí và con tim , dằn vặt đầy những ăn năn tội lỗi . Hắn xót thương , đau đớn , cảm nhận được sự mất mát , mất đi một người luôn quan tâm và yêu thương hắn . Và cái cảm giác tội lỗi ấy đã ám ảnh hắn để rồi cuối cùng lại nhảy xuống giếng nước tự vẫn kết thúc đời mình . Hình ảnh giếng nước là tấm gương phản chiếu tội lỗi của Trọng Thủy qua đó chúng ta cũng thấy được sự giằng xé đầy đớn đau cho kẻ tội đồ tay nhuốm máu .

Sau này người ta có truyền nhau rằng ngọc trai mà đem rửa ở giếng nước ấy thì trở nên sáng hơn . Qua chi tiết ấy ta có thể hiểu rằng hận thù trong lòng Mị Châu đã được hóa giải . Kiếp trước họ là hai kẻ bất hạnh ở hai thế giới khác nhau nhưng lại vô tình bị cuốn vào vòng quay định mệnh đầy bất hạnh ấy để rồi rơi vào bi kịch . Nhưng sau cùng cũng chẳng thể trách móc ai , hai con người đáng thương mỗi người mang vác trên vai một trọng trách khác nhau , hắn lừa dối nàng nhưng cũng bi lụy vì nàng . Kiếp trước họ đã đau đớn , đã trả đủ nên kiếp này họ sống với nhau , không còn ân oán hận thù .

Chi tiết giếng nước và ngọc trai là hai chi tiết giàu ý nghĩa góp phần giải quyết mâu thuẫn và mở nút bi kịch cho các nhân vật . Qua đó còn thể hiện thái độ của nhân dân ta , đó là sự khoan dung , là sự cảm thông và thương xót cho những người chịu số phận bất hạnh .

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

   Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.

         Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.

         Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.

         Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.

         Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.

         Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Như có người đã khẳng định: "Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha." Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

Trọng Thủy là một kẻ gián điệp,nghe lệnh của cha (TRIỆU ĐÀ),dụ MC cho hắn xem trộm nỏ thần.Sau khi xem xong hắn đã lam một cái nỏ thần giả để tráo nỏ thần thật,nhiệm vụ hoàn thành hắn tìm cách xin về phương nam để thăm cha.Lúc chia tay với MC,hắn hỏi MC <nếu mai này hai nước thất hòa ,ta biết tìm nang ở đâu...>Cuối cùng hắn mang nỏ thần về nước.Nhưng TT cũng là 1 nhân vật đầy bi kịch.Bi kịch ấy xuất phát từ nghĩa vụ và tình yêu.Hắn cưới MC không xuất phát từ tình yêu mà là nghĩa vụ của con đối với cha,cái bề tôi đối với chủ.Khi sống với MC ,TT mới nảy sinh tình cảm nhưng nghĩa vụ vẫn quan trọng hơn.Hắn đã lợi dụng tình yêu của MC để thực hiện mưu đồ đó.Lời từ biệt của TT với MC đã thể hiện sự xung đột mâu thuẫn giữa tham vọng xâm lược và khát vọng tình yêu.Khi thực hiện hành động xâm lược ,trong lòng TT chỉ còn nỗi đau tình yêu,hắn đem xác vợ mình về chôn cất.Tiếc thương MC,khi tắm thấy bóng dáng MC ,TT lao đầu xuống giếng chết.Vì vậy TT vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của âm mưu xâm lược.Cái chết bi kịch của TT là một bài học thấm thía,mâu thuẫn không thể dung hòa giữa âm mưu xâm lược và khát vọng tình yêu