Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp so sánh bằng cặp từ quan hệ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu"
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Nỗi nhớ sâu sắc của người cháu dành cho ông bà đã khuất của mình.
- Nhắc nhở người đọc đạo lý "uống nước nhớ nguồn", trân trọng người ông, người bà của mình.
Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh :
+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
* Tác dụng :
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả
các biện pháp tu từ là: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ(lặp), phép đối lập.
Phép nhân hóa, so sánh: làm cho sự vật hiện lên gần gũi đối với con người, bộc lộ cảm xúc sâu sắc đối với thiên nhiên đối với con người.
Điệp ngữ: nhấn mạnh ý nghĩa đất đai gắn bó với con người sâu sắc ( từ mỗi)
Đối lập: nêu bật sự khác biệt giữa cách sống của người da đỏ và người da trắng.
Tóm lại: tác dụng của 4 biện pháp là: gắn bó với đất đai, môi trường, thiên nhiên -> Quan hệ ruột thịt thiêng liêng, cao qúy -> thiên nhiên đồng hành với người da đỏ. hôm qua mình mới học xong. chuẩn 100%
Nằm cạnh bên trường Tiểu học Lương Thế Vinh là trường THCS Hồ Tùng Mậu.Từ xa nhìn lại, ngôi trường như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời với những màu sắc tươi sáng: màu ngói đỏ, màu tường vàng nổi bật giữa nền xanh cây lá. Qua chiếc cổng sắt lớn là vào đến sân trường tráng xi măng phẳng phiu. Trước cửa phòng Ban Giám Hiệu, chiếc cột cờ bằng thép vươn cao. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ phấp phới bay. Mỗi gốc bàng, gốc phượng đều được xây bồn gạch hình tròn xung quanh cao khoảng gang tay, quét vôi trắng xóa. Sân trường là nơi học sinh toàn trường tập trung chào cờ vào tiết thứ nhất của ngáy thứ hai hằng tuần, cũng là nơi học sinh tập thể dục giữa giờ theo nhịp trống và nô đùa thoải mái dưới bóng cây râm mát.
Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm. khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói. tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai...
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản " Bức tranh của em gái tôi ". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
"Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà"
Câu thơ này sử dụng phép tu từ là: Nhân hóa,ẩn dụ.
Phân tích: tác dụng của việc sự dụng pháp tu từ nhằm nói lên sự ngoan ngoãn,chăm chỉ của đứa con...Tăng thêm tính sống động,đáng yêu của khổ thơ.
Câu thơ còn so sánh người con với giọt nắng thể hiện sự trong sáng, hồn nhiên của đứa trẻ,...