Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo cách làm của mình nha cậu !
Bài làm
Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học
+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta
Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…
Biện pháp tu từ: " là " - so sánh ngang bằng
Cảm nhận đoạn thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Quê hương với mỗi người thật giản dị, thân thương. Yêu quê là yêu con đường đến trường, yêu những mái nhà tranh, yêu cánh đồng lúa chín...Nhà văn Ê-ren-bua đã từng nói: suối chảy vào sông, sông chảy ra biển, tình yêu tổ quốc bắt nguồn từ lòng yêu với những thứ thân thuộc quanh mình. Tình yêu đất nước bao giờ cũng bắt nguồn từ tình yêu quê chân thành, giản dị như thế. Có những so sánh hình ảnh quê hương thật gần gũi. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chắc hẳn yêu quê lắm mới có những hình ảnh so sánh đẹp và dễ đi vào lòng người đến thế. Đọc câu thơ nhiều người ngỡ ngàng khi nhận ra, quê hương sao gần quá. Nó ở trong tuổi thơ, trong câu chuyên bà kể, trong lời hát mẹ ru, trong trái cây dịu mát. Quê hương là chùm khế ngọt, quê hương là con đường đi học. Còn gì gần gũi hơn thế với mỗi người dân đất Việt. Quê hương là vô hình, khó định nghĩa và khó có thể gợi ra được cụ thể, rõ ràng. Thế nhưng nhà thơ đã đưa ra cho ta một định nghĩa thật giản dị, biến cái vô hình thành hữu hình. Quê hương có thể nhìn thấy, có thể cầm nắm, có thể thưởng thức được mỗi ngày. Với chùm khế ngọt con người cảm nhận quê hương đầy đủ nhất bằng mọi giác quan. Tuổi thơ ai cũng trải qua những năm tháng tới trường. Con đường đi học đã trở thành người bạn tri kỉ. Hình ảnh “rợp bướm vàng bay” gợi nên cho ta những gì thân thương và trong sáng nhất của tuổi học trò. Quê hương là thế đó. Nhắm mắt lại ta như thấy quê hương đã ở đó rồi, ở ngay bên trong trái tim mỗi con người.
Bài làm tham khảo :
Vào một buổi chiều nọ , bọn em đang tung tăng cắp sách tới trường , vừa đi vừa trò chuyện . Lũ chim hót líu lo , các bông hoa thì đua nhau nở . Cảnh tượng của một buổi chiều đẹp đẽ vô cùng . Bỗng có một đứa trẻ tầm 4,5 tuổi đang giơ cái nón ra để xin tiền , quần áo rách rưới . Mong mọi người đi qua sẽ bố thí cho em vài nghìn đồng . Thấy bà , chúng em vội chạy lại gần . Sau một hồi trò chuyện cùng , bọn em biết được rằng bố của em ấy đã mất sớm , ở nhà chỉ có mẹ và em . Mẹ em thì đang ốm nặng , không có tiền chữa trị nên em mới phải đi ăn xin tiền để lấy số tiền đó chữa cho mẹ . Thương cảm cho số phận , hoàn cảnh của gia đình em nhỏ nên bọn em đã động viên , an ủi cho em , cùng nhau góp tiền để mua thuốc cho mẹ của em đó . Đứa thì 5 nghìn , 10 nghìn ,.... Tuy đồng tiền không đáng là bao nhưng nó chứa trong đó tình cảm yêu thương . Rồi một hồi sau , bọn em đến quầy bán thuốc , mua cho em ấy thuốc trị ốm . Bỗng nhìn lên đồng hồ , bọn em chợt nhớ ra giờ đi học nên tạm biệt em nhỏ rồi vội vã ôm cặp sách tới trường . Trên đường đi , hai hàng cây như đang vẫy chào chúng em . Chim họa mi hát một bài ca vui tươi , rộn rã để khen ngợi cho hành động của chúng em . Lúc vào lớp học , tiếng đọc bài của cô giáo to hơn , hay và truyền cảm hơn . Trên bảng nét viết chữ nắn nót bài học : " LÒNG YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ "
So sánh : Hàng cây như vẫy chào chúng em
Nhân hóa : Chim họa mi hát một bài ca vui tươi
Chúc bạn học tốt !
Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp của cây tre nói riêng và vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người Việt Nam nói chung. Tre cần cù, không ngại sống ở nơi đất cằn cỗi, vẫn cần mẫn hút nhựa sống từ đất để vươn lên. Trong câu thơ "Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh" vừa cho thấy đặc điểm chung của cây tre, đó là: tre là loài cây hướng sáng, vừa cho thấy phẩm chất của tre: sống tự tin, tự trọng và tự chủ. Những phẩm chất này cũng tương ứng với phẩm chất của người Việt Nam. Người nông dân trải qua 4000 dựng nước và giữ nước, lúc nào cũng phải chủ động chống ngoại xâm nhưng những người dân vẫn kiên cường, đoàn kết, tự trọng, yêu nước nồng nàn. Như vậy, khổ thơ vừa nêu lên vẻ đẹp của tre, đồng thời cũng là những phẩm chất chung của người Việt Nam.
+Từ góc nhìn của ông cụ:cứ tưởng chàng trai là con mình (vẻ đáng thương tội nghiep yeus ớt)
+Từ góc nhìn của chàng trai:một ông cụ đáng thương tội nghiepj đi tìm đứa con bị thát lạc
=>Ca ngợi tình yeu của ông cụ dành cho dứa con trai của mình
Ca ngợi tinh thàn giúp dợ người gặp khó khăn trong hoàn cảnh tội nghiệp
đều có vỏ ngoài bao bọcbảo vệ hạt phôi đều có chồi mầm lá mầm thân mầm và rễ mầm
Câu chuyện em yêu thích được lĩnh hội rất nhiều bài học đó là Thạch Sanh. Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, cuộc sống Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn: bị Lí Thông lợi dụng, cướp hết công trạng... Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch, không bị biến chất trước sự dày vò của số phận. Đọc xong Thạch Sanh, em hiểu được giá trị của thiên lương cao đẹp. Gặp khó không nản, thấy người gặp hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp không nảy chút lòng tham nào. Em tin rằng câu truyện Thạch Sanh sẽ có giá trị tồn tại mãi với thời gian.
hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn.
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng.
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích.
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý
nghĩa như một lời tâm huyết.
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.