K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2023

Dân cư : 

 

- Châu Á có số dân đông nhất trong các châu Lục 4 641,1 triệu người - 2020

- Tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn mức trung bình thế giới.

- Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa.

- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc : Môn-gô-lô-it , Ơ-rô-pê-ô-it , Ô-xtra-lô-it.

 

Tôn giáo : 

- Châu Á là nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn : Ấn độ giáo , Phật giáo , Ki-tô giáo , Hồi giáo.

- Các tôn giáo này lan truyền khắp thế giới và thu hút số lượng lớn tín đồ.

 

Dân cư : 

- Châu Á có mật độ dân số cao.

- Dân cư phân bố không đều 

 + Các khu vực đông dân : Nam Á , Đông Á , một phần khu vực Đông Nam Á.

 + Các khu vực thưa dân : Bắc Á , Trung Á . Tây Á.

 

Các đô thị lớn : 

- Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng 

- Năm 2020 toàn thế giới có 34 đô thị , có từ 10 triệu dân trở lên thì riêng châu Á đã có tới 21 đô thị.

 

`@`Phamdanhv.

20 tháng 9 2023

- Châu Á đông dân nhất thế giới, dân cư thuộc nhiều chủng tộc. Dân cư và đô thị phân bố không đều.

 

19 tháng 9 2023

- Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới. Hơn một nửa số dân thế giới sống ở châu Á. Cư dân châu Á chủ yếu là người da vàng, mắt đen, tóc đen.

- Châu Á là quê hương của 4 tôn giáo lớn trên thế giới là: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

19 tháng 9 2023

* Sự hình thành của các đô thị cổ đại ở phương Tây

- Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.

19 tháng 9 2023

* Sự khác biệt giữa các đô thị cổ đại ở phương Đông và phương Tây

 

Đô thị ở phương Đông

Đô thị ở phương Tây

Địa bàn hình thành

- Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Âu

- Đô thị được hình thành gắn liền với các hải cảng ở châu Âu

Điều kiện tự nhiên

- Các con sông lớn đã bồi tụ nên những đồng bằng phù sa màu mỡ, phì nhiêu; khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật

- Đất đai cằn cối

- Nhiều mỏ khoáng sản

- Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió.

Cơ sở kinh tế

- Sản xuất nông nghiệp phát triển

- Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

 
19 tháng 9 2023

- Cơ cấu dân cư: có cơ cấu dân số già.

- Di cư: là châu lục tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất thế giới.

- Đô thị hóa: diễn ra sớm và phát triển mạnh mẽ cuối thế kỉ XVIII.

22 tháng 9 2023

Cơ cấu dân cư : 

 

- Số dân châu Âu năm 2020 là 747 triệu người đứng thứ 4 thế giới. 

- Châu Âu có cơ cấu dân số già .

- Châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính.

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

Tình hình di cư :

 

- Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu là một châu Lục đông dân từ thời cổ đại.

- Từ đầu thế kỉ XX đến giữa thế kỉ XXI, số lượng người từ các châu Lục , khu vực khác nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều năm 2019, châu Âu tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế.

- Di cư trọng bộ châu Âu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia.

Đô thị hóa : 

 

- Châu Âu có lịch sử đô thị hóa lâu đời . Từ thế kỉ XIX, quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.

- Ở các vùng công nghiệp lâu đời , nhiều đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành dãy đô thị , cụm đô thị xuyên biên giới.

- Đô thị hóa nông thôn phát triển nhanh , tạo nên các đô thị vệ sinh .

- Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao ( 75% dân cư sống ở thành thị ) và có sự khác nhau giữa các khu vực.

 

`@`Phamdanhv.

20 tháng 9 2023

tham khảo

Trả lời:

- Châu Âu có đặc điểm nổi bật là nơi đây ít những ngọn núi cao và chủ yếu là đồng bằng (chiếm hơn 2/3) và được nằm trọn trong đới ôn hòa, có nhiều quang cảnh thiên nhiên đẹp, tráng lệ, hùng vĩ.

20 tháng 9 2023

- Thiên nhiên châu Á có đặc điểm nổi bật: Thiên nhiên đa dạng, có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất.

- Những đặc điểm ấy có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

20 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ:

+ Cao nguyên: CN. La-bra-đô, CN. Cô-lô-ra-đô,...

+ Bồn địa Lớn.

+ Dãy núi: D. A-la-xca, D. Mác-ken-di, D. Bruc-xơ, D. A-pa-lat, D. Nê-va-đa,...

+ Đồng bằng: ĐB. Trung Tâm, ĐB. Duyên hải vịnh Mê-hi-cô, ĐB. Duyên hải Đại Tây Dương,...

- Theo chiều đông - tây, địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành 3 khu vực:

+ Miền núi thấp và trung bình ở phía đông: gồm dãy núi già A-pa-lát, cao nguyên La-bra-do.

+ Miền đồng bằng: khu vực rộng lớn ở giữa, cao trung bình 200 - 500 m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, gồm ĐB. Ca-na-đa, ĐB. Lớn, ĐB. Trung Tâm và đồng bằng duyên hải.

+ Núi cao: phân bố ở phía tây, địa hình hiểm trở nhất Bắc Mỹ, kéo dài 9 000 km theo chiều bắc nam.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.