K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Chiến tranh đã lùi xa nhưng di hoạ mà nó để lại vẫn hàng ngày hàng giờ làm bao người Việt Nam đau đớn. Trước tình hình ấy, cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của họ.
Chất độc màu da cam mà Đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã tạo nên nỗi kinh hoàng cho thế hệ sau của những người đã từng sống ở những khu vực đó. Những đứa trẻ vô tôi, tật nguyền, dị dạng, vừa chào đời đã phải lìa đời hoặc nếu sống được thì sức khoẻ, trí tuệ thậm chí cả hình hài đều không bình thường… Những sinh linh quái dị và vô tội ấy trở thành nỗi ám ảnh, đau đớn đến tê tái của người thân, gia đình và của toàn xã hội.
Nguyên nhân nào dẫn đến thảm hoạ ấy? Chính là do sự vô nhân đạo của giới cầm quyền ở một đất nước đã từng tuyên bố về quyền con người trước toàn thế giới. Để thực hiện âm mưu xâm lược của mình, đế quốc Mỹ đã không từ một thủ đoạn nào kể cả việc vi phạm quyền làm người của những trẻ thơ vô tội. Những bọc nước, cục thịt, quái thai hoặc những sinh thể điên dại, vô tri vô giác do chất độc màu da cam không chỉ khiến cho gia đình đau đớn về tinh thần, khốn khổ về vật chất mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội… Những vết thương không mảnh đạn mà đeo bám dai dẳng mãi mãi không lành. Đó chính là tội ác tày trời mà chiến tranh đã gây ra.
Trước tình hình đó nhiều chương trình ủng hộ những nạn nhân chất độc màu da cam đã được tổ chức. Biết bao người đã khóc thương cho những số phận bất hạnh, biết bao chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh. Ngày đầu tiên Mỹ rải chất độc chết người này xuống Việt Nam: 10-8-1961 đã trở thành ngày “Vì nạn nhân chất độc màu da cam”. Cả nước Việt Nam đã lập quĩ giúp đỡ các nạn nhân khốn khổ. Đó là việc làm cần thiết để giúp đỡ họ phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau. Nhiều em bé tật nguyền, côi cút đã được chăm sóc, nhiều tổ chức chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân đã xây dựng nhà tình nghĩa, tặng xe lăn, tiền, quà, thăm hỏi và giúp đỡ các nạn nhân. Nhiều nhóm tình nguyện viên được thành lập để làm việc tại các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam… Dẫu biết rằng tất cả những giúp đỡ đó không thể bù đắp được những mất mát đau đớn của họ song đó thực sự là hành động đền ơn đáp nghĩa, phù hợp với truyền thống “tương thân tương ái”, “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.
Việt Nam đã cố gắng để xoa dịu nỗi đau chiến tranh, song “ơn phải trả, oán phải đền”. Chính phủ Mỹ và 37 công ty hoá chất đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm về sự vô nhân đạo của mình.
Nỗi đau của những nạn nhân da cam là một nỗi ám ảnh dai dẳng, việc giúp đỡ họ cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vậy mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc về vấn đề này, tích cực học tập, phấn đấu xây dựng xã hội tốt đẹp mà ở đó mọi người đều được đảm bảo quyền sống và quyền hạnh phúc.

12 tháng 12 2018

Nỗi đau màu da cam” có lẽ là cụm từ mà hầu hết các quỹ từ thiện trên thế giới mỗi khi nhắc đến là nhớ đến Việt Nam. Hiếm có quốc gia nào trên thế giới lại chịu chiến tranh kéo dài như Việt Nam. Một mảnh đất nhỏ bé nhưng đã phải chịu 1000 năm Bắc thuộc, rồi 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, rồi đến đế quốc Mỹ. Nhưng chỉ 20 năm kháng chống đế quốc Mỹ- một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đất nước con người Việt Nam đã phải chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Giặc Mỹ đã gây ra tội ác dã man và tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh cận đại.
Nạn nhân chất độc màu da cam
Năm đó, khi chiến tranh leo thang ở Việt Nam. Hàng loạt những thất bại trên chiến trường đã khiến đế quốc Mỹ trở nên điên cuồng và tàn độc. Với mục tiêu “ tìm diệt” “ biến Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” Mĩ đã cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Hàng triệu cánh rừng Việt Nam đã trụi lá, thân cây cháy đen. Ruộng viện khô héo, nguồn nước bị đầu độc. Dưới cơn mưa chất độc màu vàng không một loài sinh vật nào còn sống sót.
Không chỉ tàn phá thiên nhiên, chất độc màu da cam còn ảnh hưởng đến con người. mang di họa đến cho hàng triệu con người trên đất nước hình chữ S. Sự độc ác và cay nghiệt của loại chất độc này là nó không tàn phá những người nhiễm mà lại gây ra hậu quả cho thế hệ sau của người Việt.
Hàng ngàn trẻ em được sinh ra từ những người cha, người mẹ bị nhiễm chất độc màu da. Những đứa con họ sinh ra có thể là những bọc nước,cục thịt ,quái thai hoặc những sinh thể điên dại,vô tri vô giác . Mỗi khi xem những hình ảnh đó trái tim của cũng đều nghẹn lại. Nhưng nỗi đau đâu chỉ có vậy, con dù thế nào cũng là con của mẹ. Để nuôi dưỡng một đứa con bình thường đã khó thì nuôi những đứa con tật nguyền còn khó gấp vạn lần. Dám hỏi xem có ai không động lòng trước những mảnh đời bất hạnh đó!
Sinh ra là người, nhưng các em chẳng được sống kiếp người. Từ học tập, lao động của các em đều khó khăn hơn gấp vạn lần người khác. Những căn bệnh của các em chẳng bao giờ hết, số phận bất hạnh cứ đeo đẳng các em và gia đình. Những khó khăn về vật chất sức khỏe… dường như đã vắt kiệt các gia đình. Đó chính là những vết thương không mảnh đạn mà mãi chẳng lành. Là tội ác mà chiến tranh đã gây nên!
Với mong muốn xoa dịu đi nỗi đau màu da cam, biết bao người đã đứng lên để bảo những con người bất hạnh. Gạt đi những giọt nước mắt, cả dân tộc Việt Nam đã đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chất độc màu da cam. Để nhắc nhở toàn dân tộc luôn nhớ , hướng về những số phận kém may mắn Đảng, nhà nước đã quyết định lấy ngày 10/8/1961 là ngày “ Vì nạn nhân chất độc màu da cam” .
Từ năm 2004 đến này, hàng triệu chữ ký , hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cơ quan đoàn thể … đã cùng nhau gây dựng nên nhiều phong trào ý nghĩa với mục đích làm vơi đi những khó khăn, bất hạnh của họ. Những căn nhà tình thương đã được xây nên, Những căn nhà tình thương đã được dựng nên để các em có chỗ che nắng che mưa. Những đồng vốn đã giúp các gia đình xóa đói giảm nghèo. Những chiếc xe lăn giúp các em dễ dàng đi lại, những công việc mới giúp các em tái hòa nhập với cộng đồng trở thành người có ích.
Không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Mà Việt Nam còn tiếp tục đi tìm công lý. Ủy ban các vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã quyết định khởi kiện 37 công ty hóa chất sản xuất chất độc màu da cam cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Dù chưa giành được thắng lợi như mong muốn nhưng sự kiện này đã làm chấn động dư luận quốc tế. Đánh thức lương tri của hàng triệu con người . Chúng ta tin chắc rằng rồi một ngày nào đó công lý sẽ được thực thi, lẽ phải sẽ dành chiến thắng. Những kẻ gây ra tội ác sẽ phải chịu sự trừng phạt đích đáng.
Bất hạnh và đau đớn của các nạn nhân chất độc màu da cam còn dai dẳng, sự bù đắp không thể nào hết được. Nhưng cũng chính vì vậy chúng ta cần cố gằng hơn nữa để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Luôn duy trì những hành động đền ơn đáp nghĩa để xứng đáng với những gì mà các lớp cha anh đã ngã xuống để gây dựng nên đất nước Việt Nam độc lập.

23 tháng 2 2017

Có lẽ trên thế giới, ít có dân tộc nào lại phải chịu đựng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc và kéo dài tưởng chừng bất tận như dân tộc Việt Nam. Vừa kết thúc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp chưa được bao lâu, dân tộc ta lại phải đương đầu với đế quốc Mĩ – một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới. Trong suốt hai mươi năm, giặc Mĩ đã gây ra những tội ác tày trời ở Việt Nam. Dã man nhất là tội ác có tính hủy diệt thiên nhiên và con người. Với mục đích “tìm diệt” đối phương (tức quân Giải phóng của ta), Mĩ đã cho máy bay rải chất độc hóa học ở nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, nhất là miền Trung và Tây Nguyên. Những cánh rừng trụi lá, thân cây cháy đen. Rồi vườn tược, ruộng đồng hoa màu khô héo. Sông suối cũng bị đầu độc. Không một thứ sinh vật nào có thể sống sót dưới những cơn mưa chất độc màu vàng.

Chất độc màu da cam đã để lại di họa nặng nề, khủng khiếp cho hàng chục vạn gia đình. Hàng vạn người đã chết, không ít trẻ em ra đời sau chiến tranh đã trở thành nạn nhân của nó. Vấn đề này đang là thời sự nóng hổi được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Phong trào Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam đã và đang lan rộng khắp nơi, được nhiều người tham gia, ủng hộ.

Khi xem phim ảnh chiếu trên truyền hình và được tiếp xúc với các bạn nhỏ ở làng Hòa Bình trong bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh, em thật sự xúc động và có cảm giác là trái tim như bị một bàn tay vô hình bóp thắt.

Tội ác của giặc Mĩ, di hại của chất độc màu da cam hiển hiện rõ ràng trên những con người tật nguyền, dị dạng. Có bé không chân, có bé không tay, có bé toàn thân đầy lông lá,… nhiều bé chân tay vặn vẹo, không thể đi lại, một số ít may mắn có được hình dáng bình thường thì lại câm điếc hoặc bị bại não… Số phận bất hạnh sẽ đeo bám các em suốt đời. Thử hỏi có ai không động lòng thương trước những bé thơ vô tội ấy?!

Nỗi đau đớn về thể xác của các em đã ghê gớm nhưng nỗi đau đớn, giày vò về tinh thần của các em và gia đình, dòng họ… còn ghê gớm gấp trăm lần. Sinh ra là người mà các em không được quyền sống, học tập và làm việc như bao người khác. Những bệnh tật hiểm nghèo và số phận bất hạnh đeo đẳng các em suốt đời khiến cho hoàn cảnh sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Càng thương xót các nạn nhân, chúng ta càng căm phẫn những kẻ đã gieo rắc tai họa trên đất nước này. Tội ác của chúng là tội ác hủy diệt, đi ngược lại quá trình tiến hóa của tự nhiên, chà đạp thô bạo lên quyền sống của con người. Tội ác khủng khiếp đó đã bị nhân loại tiến bộ trên thế giới đồng thanh lên án.

Từ năm 2004 đến nay, phong trào Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam đã phát triển rộng rãi trên khắp đất nước ta. Hàng triệu tấm lòng, hàng triệu cánh tay, hàng triệu chữ kí sẵn sàng giúp đỡ và đấu tranh cho quyền lợi của các nạn nhân. Các cơ quan, đoàn thể, trường học… đều nhiệt tình hưởng ứng phong trào để góp phần làm vơi bớt nỗi bất hạnh của họ. Tình thương yêu đồng loại, tình cảm dân tộc được thể hiện rõ ràng, cụ thể qua những căn nhà tình thương, những đồng vốn cấp cho các gia đình nạn nhân để xóa đói giảm nghèo, để chữa bệnh…

Gần đây, ủy ban về vấn đề của nạn nhân chất độc màu da cam đã khởi kiện các công ti hóa chất sản xuất và cung cấp chất độc cho quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Sự kiện này đã làm rung động dư luận quốc tế và thức tỉnh lương tri nhân loại. Chắc chắn, những kẻ gây ra tội ác sẽ phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường cho hàng vạn nạn nhân. Chúng ta tin rằng chân lí cuối cùng sẽ chiến thắng.

Thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần của các gia đình nạn nhân là to lớn, không gì bù đắp được. Những việc mà chúng ta làm cho họ dù bao nhiêu cũng vẫn là quá nhỏ, chỉ góp phần xoa dịu nỗi đau chứ không thể nào chấm dứt những nỗi đau khủng khiếp mà họ phải chịu đựng!

Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Không nỗi đau nào riêng của ai (Máu và hoa), nỗi bất hạnh của các nạn nhân nói riêng cũng là nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta hãy cùng nhân loại cất cao tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa, ngăn chặn bàn tay tội ác để không bao giờ thảm kịch “chất độc màu da cam” tái diễn ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
1)...Hằng ngày ,có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triên của các cháu đó.Chúng pk chịu bnhieu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiễn tranh và bạo lực,của nạn phân biệt chủng tộc ,chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ,Có những cháu trở thành tị nạn sống tha hương do bị...
Đọc tiếp

1)...Hằng ngày ,có vô số trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triên của các cháu đó.Chúng pk chịu bnhieu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiễn tranh và bạo lực,của nạn phân biệt chủng tộc ,chế độ a-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài ,Có những cháu trở thành tị nạn sống tha hương do bị cưỡng bức pk từ bỏ gia đình ,cội rễ.Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên,ruồng bỏ,dối xử tàn nhẫn và bóc lột... Mỗi ngày,có hàng triệu trẻ em pk chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng khoảng kinh tế ,của nạn đói ,tình trạng vô gia cư,dịch bệnh ,mù chữ,mỗi trường xuống cấp... TRẢ LỜI CÂU HỎI: Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết của mình,hãy viết một đoạn văn(khoảng 2/3 trang giấy thi)trình bày suy nghĩ của em về ý kiến''Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên,ruồng bỏ,dối xử tàn nhẫn và bóc lột''

ai giúp diiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!!!Mình cần gấp mai mình nộp rT^T

0
20 tháng 11 2018

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.

Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.

Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.

Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:

- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?

- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ. - Cả lớp nhao nhao.

- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hổ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:

Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?

Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:

- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?

Bác Thận gật đầu, mĩm cười rồi trả lời:

- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khí bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?

Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bốì đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.

Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:

- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?

- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.

Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.

Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.

Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngàv hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.

Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.



 

20 tháng 11 2018

Bài làm 1

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng biết ngày 22-12 là ngày gì. Và ngày này có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với dân tộc, với đất nước và với mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó không chỉ trở thành ngày lễ của các chú, các bác trong quân ngũ mà nó còn là ngày vui chung của mọi người trên đất nước Việt Nam.

Để kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục học sinh truyền thống lịch sử lâu dài của dân tộc, trường em đã tổ chức một buổi tham quan Viện Bảo tàng Quân đội. Chuyến đi này đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc và nhiều bài học lí thú, bổ ích. Hơn thế nữa, trong buổi tham quan này, chúng em đã được vào Phòng Truyền thống của Viện bao tàng, gặp gỡ những con người đã đi vào lịch sử dân tộc: Đại tá Bùi Quang Thận - người trực tiếp lái xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập Ngày 30-4; Đại tá Lê - người trực tiếp kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2-9.

Cuộc trò chuyện thật là vui vẻ, bổ ích. Chúng em quây quanh hai bác.

Gương mặt ai ai cũng hớn hở lạ thường; bởi trong lòng mỗi người đều có niềm hãnh diện đã được gặp mặt những người anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Linh Hương - lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp hỏi thăm sức khỏe của các bác. Nhìn những tấm huân chương sáng lấp lánh trên ngực áo, em thấy một phần công lao của các bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Bác Lê dịu dàng hỏi:

- Thế nào, các cháu khỏe chứ? học tập ra sao?

- Có ạ, có ạ! Học kì một, lớp cháu hầu hết đều được học sinh giỏi, hạnh kiếm tốt đấy bác ạ.

- Cả lớp nhao nhao.

- Thế là rất tốt, rất tốt. Các cháu đã thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, ngoan lắm! Bác Lê gật gù:

Bây giờ các cháu muốn hỏi gì nào?

Một loạt cánh tay giơ lên nhưng Quý nhanh nhảu giơ tay lên trước:

- Bác ơi! Tại sao có ngày 22-12 ạ?

Bác Thận gật đầu, mỉm cười rồi trả lời:

- Thế này cháu ạ! Vào ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ta ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí lúc bấy giờ sôi sục trong tất cả các khu căn cứ. Chính bác cũng cảm nhận được bầu không khi bận rộn. Tình hình thời cuộc lúc này rất khẩn trương, vào khoảng tháng 10-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ “Phe xâm lược gần đón ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”. Sau đó, theo chỉ thị của Cụ Hồ, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập ngày 22- 12-1944 nhằm phát động phong trào đấu tranh cả chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần. Từ đó ngày 22-12-1944 đã trở thành ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Các cháu đã rõ chưa nào?

Bây giờ thì em đã hiểu xuất xứ ngày 22-12 qua lời kể của bác Thận, hiểu về truyền thống yêu nước và ý chí chiến đấu bảo vệ đất nước của dân tộc và đặc biệt là các chú, các bác trong quân đội. Càng hiểu nơi bắt đầu thì càng phải trân trọng, càng cần phải khắc ghi nó vào tiềm thức. Đó cũng là việc làm thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các bậc tiền bối đã hi sinh để ngày lễ này càng có ý nghĩa và sâu sắc.

Kế tiếp là câu hỏi của Trang dành cho bác Lê:

- Thưa bác? Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường lịch sử Ba Đình, bác là người trực tiếp kéo cờ Việt Nam lên cột cờ trong lúc mọi người hát Quốc ca. Cho cháu hỏi: Tâm trạng của bác lúc ấy như thế nào ạ?

- Đúng là lúc ấy bác giữ trọng trách nặng nề. Bác vừa mừng lại vừa lo. Các cháu có biết vì sao không? Mừng vì bác là người trực tiếp kéo cờ trong một buổi lễ hết sức quan trọng; rất vinh dự và tự hào. Lo là vì phải kéo cờ làm sao cho vừa hết bài Quốc ca thì cờ cũng phải kéo lên đỉnh cột cờ. Trong lúc đang kéo cờ thì bác có một cảm xúc rất khó tả nhưng vô cùng mãnh liệt: Sự xúc động đã lấn át trái tim bác. Lòng bác như muốn nói thật to: Việt Nam tự do! Việt Nam độc lập! Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Khuôn mặt bác thể hiện rõ nỗi xúc động cứ đan xen vào nhau. Em thấu hiếu rằng ngày 2 -9 có ý nghĩa cực kì to lớn trong mỗi con người Việt Nam, làm đẹp thêm tâm hồn con người và làm vẻ vang thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt. Khuôn mặt mỗi thành viên của lớp 9A6 cũng khác nhau. Có người bộc lộ nét tươi tắn, sung sướng, hãnh diện và tự hào vì đất nước ta đã giành chiến thắng từ tay thực dân Pháp bằng rất nhiều nỗ lực phi thường, cũng có bạn vẻ mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ bạn đang nghĩ, để có được hòa bình, độc lập như hôm nay, dân tộc ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu, bao con người đã ngã xuống cho Tổ quốc quyết sinh.

Sau đó, bác Thận lại kể cho chúng em nghe về chiến thắng lịch sử ngày 30-4. Nhờ có lời kể của bác mà chúng em biết được chiến thắng lẫy lừng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta và sự giúp đỡ to lớn của bạn bè năm châu.

Chính lúc này đây, em thật sự cảm động. Sự biết ơn, niềm tự hào, một chút hãnh diện, một chút hổ thẹn đã tạo nên trong lòng em một cảm xúc khó tả. Em đứng lên phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của mình.

Cháu xin thay mặt cho các bạn ngồi đây có đôi lời phát biểu. Thế hệ chúng cháu may mắn sinh ra đã được hưởng một nền hòa bình. Chúng cháu biết, để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi rất nhiều. Chúng cháu rất biết ơn các bác, những người đã hi sinh biết bao công sức và xương máu để bảo vệ đất nước. Chúng cháu hứa nguyện sẽ nỗ lực rèn luyện, học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau xây dựng đất nước vững mạnh hơn. Và ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay. Ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng cháu sẽ cố gắng học tập tốt, để khi vào đời góp phần đưa nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Chúng cháu sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống mà cha anh đi trước để lại. Cuối cùng, cháu xin chúc các bác một sức khỏe dồi dào để công tác tốt.

Em vừa kết thúc câu nói, một tràng pháo tay rộn rã vang lên. Tiếp theo, chúng em cùng các bác đi thăm Viện Bảo tàng. Vừa đi, các bác vừa giảng giải cho chúng em về truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Trời gần trưa, ánh nắng bắt đầu gay gắt, chúng em luyến tiếc chia tay các bác để lên xe ô tô trở về trường.

Buổi ngoại khóa tuy kết thúc nhưng đã để lại trong lòng chúng em biết bao cảm xúc. Đối với riêng em, đây là một dịp để nói lên những suy nghĩ của mình với thế hệ cha anh đi trước, tăng thêm lòng quyết tâm và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.

Bài làm 2

Nhân ngày 22 tháng 12, trường em đã tổ chức mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc phòng toàn dân. Nhân ngày lễ lớn này, trường em đã mời đoàn cựu chiến binh đánh Mĩ năm xưa đến thăm trường. Em biết và đã được gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

Người chiến sĩ lái xe năm xưa vẫn tươi cười, trên ngực chú đeo rất nhiều huân, huy chương. Giọng nói của chú khoẻ khoắn, âm vang, dõng dạc. Tiếng cười của chú rất sảng khoái khi về thăm trường. Chú đã trải qua rất nhiều năm chống Mĩ ác liệt nên trông chú già dặn, nhưng chú lại có một nét chỉ có người lính mới có, đó là nét vui tươi, yêu đời của người lính. Chú đã diện bộ quân phục mới nhất, trông chú rất nghiêm trang và trang trọng.

Em đến gần chú và chào to:

- Cháu chào chú!

Chú quay lại và cười với tôi, sau đó tôi và chú đã ngồi nói chuyện rất vui vẻ. Chú kể lại về người lính Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ rất gian khổ và khốc liệt, Vào năm 1969, máy bay Mĩ ném bom rất nhiều vào nước ta, nó rải rác bom khắp nơi nên các chú khó mà vận chuyển được lương thực, thực phẩm, khí giới vào miền trong được. Nó đã chặn đường tiếp tế của quân và dân ta. Nhưng chúng ta vẫn kiên cường để chống lại bọn chúng. Đó là thời kì lịch sử đối với chú.

Vì trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa giặc Mĩ đã đánh phá vô cùng khốc liệt, đã cày xới hàng loạt con đường, đốt cháy hàng loạt những cánh rừng và làng mạc. Trong số đó có làng của chó. Nên chú đã quyết tâm ra đi lòng vì đất nước, vì Tổ quốc của chúng ta. Chú vào Trường Sơn nhận nhiệm vụ chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Trên chặng đường ấy chú và nhiều chú bộ đội khác đã nối đuôi nhau trên những chiếc xe vận tải. Những chiếc xe đó vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Góp sức một lòng bảo vệ Tổ quốc. Chú nhớ nhất là chiếc xe mà chú lái ở Trường Sơn năm xua, nó rất đặc biệt.

- Cháu biết không?

Bom đạn của Mĩ đã dội xuống như mưa, bom giật bom rung đã làm những chiếc kính của xe vỡ tan. Ngoài những chiếc bị vỡ còn có đèn vỡ, mui của xe thi bẹp, méo. Có những chiếc xe thì không có cả mui, thùng xe thì bị vỡ và xước trông rất kinh khủng, không có một chiếc xe nào mà thùng xe lại không có vết xước cả. Thời kì đó, nước ta rất thiếu thốn về mặt giao thông vận tải, nhất là phương tiện giao thông của ta. Phương tiện đi lại rất khó khăn, đơn sơ, nghèo nàn. Nhưng chúng ta vẫn đánh Mĩ, kháng chiến đến cùng, đánh cho Mĩ phải lui. không khác nào châu chấu đá xe. Chú còn nhớ rất nhiều kỉ niệm về thời kháng chiến chống Mĩ. Trên các ca-bin của bọn chú tưởng chừng ngồi trên đó rất sợ vi bọn chú thì cứ lái cho xe chạy tưởng như không thể nào ngồi vững được. Lâu rồi cũng thành quen, vì trên có ca-bin những chiếc xe do bọn chú điều khiển không có vặt nào che chắn trước mặt nào gió, nào bụi, nào mưa. Gió Trường Sơn thổi vào mặt ù ù, tưởng chừng như ai tát mà đau, nó mang theo rất nhiều bụi của con đường Trường Sơn. Gió lùa vào cay mắt như thấy con đường chạy thẳng vào tim mình vậy. Thấy sao trời đẹp lung linh, cánh chim bay đột ngột nó như ùa thẳng vào buồng lái các chú ngồi như vậy. Ấy thế mà nó cũng chẳng làm gì được bọn chú đâu. Bọn chú vẫn đi, mọi người thì bảo Trường Sơn bụi lắm, con đường bị bom Mĩ cày xới ngày và đêm nên rất bụi. Xe của các chú đều không có kính nên bụi vào mắt bị cay xè. Cay như cho ớt vào mắt. Tóc thì bạc trắng, bạc như người già, mặt thì lấm lem. Thế mà đến khi ngủ chẳng ai cần rửa mà lại phì phèo châm điếu thuốc hút. Ai nấy cũng nhìn nhau, ngộ thật và các chú cười rất vui. Những lúc đó những lúc vui nhất trên chặng đường đi đánh Mĩ. Người ta bảo quá đúng Trường Sơn đông nắng, tây mưa - Ai chưa đến đó như chưa biết mình. Nó đúng lắm vì những ngày mưa ở đông Trường Sơn là những ngày mưa rất ác liệt. Những ngày mưa thì rất khổ, ngồi ở trong xe mà mưa tuôn, mưa xối như khi ta ở ngoài trời. - Mưa rất lớn làm xây xát cả da, thịt có trải qua chúng cháu mới biết được sự vất vả như thế nào. Nhưng sự sôi nổi, trẻ trung của người lính như bọn chú thì cũng dần quen thôi. Những lúc mưa ngừng bọn chú vẫn chưa cần thay áo và bọn chú vẫn tiếp tục đi. Vẫn cầm vô-lăng lái hàng trăm cây số nữa cũng đâu có gì. Vì gió lùa vào quần áo lại khô nhanh thôi. Cứ như vậy bọn chú đi suốt ngày, suốt tháng. Những ngày tháng khó khăn, gian khổ như thế mới thực sự hiểu được sức chịu đựng của chúng ta là vô cùng kì diệu.

Những chiếc xe không có kính cũng thật là thú vị với cả không gian rất rộng lớn được các chú thu hết ở trong buồng lái mà.

Tâm hồn của người lính, người chiến sĩ rất vui vẻ, vui tươi phơi phới thật đúng là Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Các chú gặp nhau rất vui vẻ, gặp nhau trên đường đi, cười với nhau, và một cái bắt tay thật ý nghĩa. Bắt tay qua cửa kính có sự hội tụ to lớn; hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội, quây quần ấm cúng, bữa cơm đạm bạc quanh nhau giữa rừng. Hình ảnh bếp lửa Hoàng cầm mà bọn chú quây quần bên nhau mỗi ngày rất vui. Tình cảm của bọn chú lại ngày càng sâu sắc với những kỉ niệm vui tươi. Tuy xe không có kính nhưng ở trong xe có một trái tim, trái tim của người chiến sĩ rất sôi nổi trẻ trung và đầy sức sống, lạc quan, yêu đời. Các chú một lòng vì đất nước, một lòng vì miền Nam ruột thịt. Cùng với những cô gái thanh niên xung phong họ đã làm nên lịch sử. Họ đã là mục tiêu ném bom của máy bay Mĩ. Họ một lòng yêu nước, họ đã mặc những bộ quân trang màu trắng để làm mục tiêu cho xe chạy, họ đã làm nên kì tích. Họ đã hiến dân thân thể mình để hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Chiến tranh đã làm tổn hại bao nhiêu sinh mạng vô tội, họ đã vì mình mà hi sinh tất cả vì Tổ quốc. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với đất nước. Bây giờ đất nước ta đã hoà bình, đã được độc lập, tự do. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn nền hoà bình, độc lập thật bền lâu.

Sau cuộc mít tinh, em và chú bộ đội đã chia tay nhau và hẹn một ngày nào đó em và chú sẽ được gặp lại nhau. Nhìn chú vẫn sáng ngời, em ước mong sao đất nước ta sẽ phát triển không ngừng để không phụ lòng các chiến sĩ lái xe, các chiến sĩ vì đất nước mà không chịu lùi bước. 

* Hok tốt !

# Miu

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ...
Đọc tiếp

cho ý kiến về bài văn mình vừa làm mọi người cho ý kiến k hay chỗ nào mk sửa
"trẻ em hôm nay thế giới ngày mai" là thông điệp mà mọi người luôn nhắc đến trong các hội nghị về quyền của trẻ em nhằn nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu trong cong tác chăm sóc,bảo vệ,giáo dục trẻ em,nhất là đối vs trẻ em nghèo trẻ em có hoàn cảnh đắc biệt khó khăn.Những việc làm thiết thực và cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên ,tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện.
Như bác hồ đã viết : "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".Câu nói này của bác đã khẳng định rằng trẻ em sẽ là người quyết định tương lai, vị trí của mỗi dân tộc trên đấu trường quốc tế.Điều này đồng nghĩa vs việc tương lai của mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại sẽ phụ thuộc vào sự chăm sóc giáo dục của gia đình,nhà trường và toàn thể xã hội đối vs trẻ em.Hiện nay vấn đề bảo vệ,chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyên phát triển và nhóm quyền tham gia. Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em.Còn ở nước ta việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đc tăng cường.Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em đã được chú trọng hơn trc,đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Việc huy động, sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em được cải thiện đáng kể.Số trường đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng; số trẻ hoàn thành phổ cập trung học cơ sở tăng cao. Thành tích là như thế nhưng nước ta vẫn có những tiêu cực không tránh khỏi.Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, bị tai nạn, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn là những vấn đề xã hội bức xúc. Trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao. Các điểm vui chơi và các hình thức giải trí phù hợp với trẻ em còn thiếu.Tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Huy động cộng đồng vào chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, nhất là ở nông thôn còn yếu.để khác phục tình trạng này đảng và nhà nước cần thực những biện pháp cơ bản sau: Nhà nước phải đầu tư kinh phí thoả đáng cho một số hoạt động chính của công tác trẻ em,công tác trẻ em phải được tổ chức thành phong trào quần chúng sâu rộng và thường xuyên.tăng cường kiểm tra hướng dẫn thực hiện pháp luận,chính sách về bảo vệ chăm sóc tẻ em ở địa phương đặc biệt là ở cấp cơ sở.Chú trọng việc chăm sóc sức khỏe,đảm bảo dinh dưỡng cho tẻ em,tỉ lệ trẻ em đc tiêm chủng phải đạt cơ bản 100%.Còn đối vs gia đình và nhà trường việc chăm sóc trẻ quan trọng hơn cả vì chính họ là người tiếp vs trẻ nhiều nhất, họ hiểu đc mong muốn cá nhân của trẻ để từ đó công tác chăm sóc sẽ tốt hơn.Ngay từ lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt sau đây của trẻ: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường.cụ thể:Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới,…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công

  • KB:Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ luôn kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Vì vậy, quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
  • mong mọi người giúp đỡ
45
7 tháng 10 2017

Bài hay quá luôn ! Bạn làm thế là ổn r đó ^^

7 tháng 10 2017

hay nha

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa...
Đọc tiếp

có một phụ nữ vừa mất con trai, bà tìm đến một nhà hiền triết và nói: “có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể đem con trai tôi sống lại?” nhà hiền triết bảo: “hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ”. người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi: “tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?” họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác. bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm. thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!  4. thông điệp nào của văn bản trên để lại cho anh ( chị) nhiều suy nghĩ nhất ?(1,0 điểm)

0
12 tháng 3 2017

Mở bài:

- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ.

- Em thay mặt các bạn phát biểu ý kiến.

Thân bài:

- Địa điểm của cuộc gặp gỡ? Cuộc gặp gỡ đó diễn ra như thế nào?

- Tại buổi gặp đó, em đã phát biểu những suy nghĩ gì?

    + Về những gian khổ, khó khăn, vất vả của thế hệ cha anh.

    + Về tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất của thế hệ cha anh.

    + Niềm tự hào về thế hệ cha anh.

    + Trách nhiệm của bản thân với đất nước.

Kết bài:

- Cảm nhận về cuộc gặp gỡ.

- Bài học cho bản thân.