K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2020

Câu 1:

a. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực cần có sự hợp tác cùng nhau trong cùng phát triển.

- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.

- 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

* Mục tiêu của ASEAN : là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

b. Quá trình phát triển:

+ Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế

+ Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc :

- 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali).

* Nôi dung Hiệp ước Ba li (Nguyên tắc hoạt động):

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.

- Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999)

=> ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.

c. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.

* Cơ hội:

+ Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.

+ Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.

+ Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.

+ Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

+ Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.

+ Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.

+ Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT

6 tháng 11 2020

Cau 2:

Những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

- Từ đó rút ra được bài học cho xã hội chủ nghĩa của nước ta : Từ kinh nghiệm , bài học xương máu của sự sụp đổ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, ĐCS Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới thành công, đạt được những thành tựu quan trọng mang tính lịch sử. Đảng ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI nhằm chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, vượt qua thách thức đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ, lãnh đạo nhân dân ta bảo vệ, xây dựng chính quyền nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

7 tháng 12 2021

c1: do nhận viện trợ của mĩ
cc2: có

7 tháng 12 2021

tk

câu 1,

Không những thế, ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đó là củng cố chính quyền của giai cấp tư sản và ổn định tình hình chính trị xã hội. Bên cạnh đó, còn cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh để nhanh chóng phục hồi nền kinh tế và liên minh chặt chẽ với Mỹ để tìm cách trở lại thuộc địa cũ của mình.

 

Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã có những thay đổi đáng kể trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhờ đó, kinh tế cũng như chính trị dần được ổn định và lấy lại vị thế của mình. Tuy nhiên về đối nội và đối ngoại vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Dù vậy, nhìn chung các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2 cũng đã đạt được những mục tiêu cũng như kế hoạch của mình nhằm khôi phục lại đất nước.

 

 

câu 2,

Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 – 1991. Là một tổn thất chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Từ sự sụp đổ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các Đảng Cộng sản trên thế giới.

Trong đó có Việt Nam cần có chủ trương, giải pháp nhằm giữ vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học. Kiên định nền tảng tư tưởng, mục tiêu, lý tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

19 tháng 9 2018

Đáp án D

25 tháng 12 2016

1,* Sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa

- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến (1946 – 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
- Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ.
- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược phòng ngự tích cực.
- Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung Quốc.
- 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

* Ý nghĩa :

- Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ
- Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến
- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
- Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

25 tháng 12 2016

2

Hoàn cảnh ra đời

  • Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển .
  • Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
  • Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

Mục tiêu của ASEAN

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Nguyên tắc hoạt động

Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả.

Viêt Nam gia nhập ASEAN có

- Thời cơ:
+ Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ;
+ Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực.
- Thách thức:
+ chênh lệch về mức sống và tăng trưởng;
+ Khác biệt về chế độ chính trị;
+ lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;
+ cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn...

 

22 tháng 10 2021

Đề cương à bạn

29 tháng 10 2021

Đúng r á

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1: Bài học kinh nghiệm Việt Nam từ sự thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô: 

– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…

– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

Câu 2: 

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn. 


 

25 tháng 10 2016

3, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi trước hết là khu vực Bắc Phi sau đó lan rộng ra các khu vực khác nhiều nc đã giành dc độc lập Ai CẬp ( 6-1953) An-giê-ri (1962) đậc biệt là sự kiện tuyên bố độc lập của 17 quốc gia ở châu lục này vào năm 1960 " năm châu phi" cùng vs đó là sự tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc ở châu lục này