K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời:

Câu nghi vấn: “Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” dùng để:

a. Hỏi

b. Bộc lộ cảm xúc

c. Phủ định điều được nói tới

d. Khẳng định điều được nói tới

Câu nghi vấn: “Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” dùng để:

a. Hỏi

b. Bộc lộ cảm xúc

c. Phủ định điều được nói tới

d. Khẳng định điều được nói tới

2 tháng 3 2019

Chọn d

17 tháng 3 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 5 2021

thuộc kiểu câu nghi vấn 

hành động nói khẳng định

Câu 1.  Xác định những câu nghi vấn trong các đoạn trích sau và cho biết những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?a)   Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!b)   Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết...
Đọc tiếp

Câu 1.  Xác định những câu nghi vấn trong các đoạn trích sau và cho biết những câu nghi vấn đó dùng để làm gì?

a)   Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

b)   Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.

Câu 2. a) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh và nêu nội dung ý nghĩa đoạn thơ thứ hai bằng 1 đoạn văn. (Không copy các trang khác nha!)                                                                                                                                                                b)  Giải nghĩa 2 từ "trai tráng" và "tuấn mã"

c)  Hai câu thơ dưới đây tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh.
                      - “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”
                      - “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào?

d) Viết 1 đoạn văn 12 - 15 câu trình bày cảm nhận về đoạn thơ thứ hai của bài thơ "Quê hương", trong đó sử dụng 1 câu ghép và nêu đoạn văn em viết được trình bày theo cách nào?

                         Giúp mình nhé, mai là hạn rùi T-T

1
4 tháng 3 2020

a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?

-> khẳng định đời xưa luôn có những người bỏ mình vì nước.

b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ biết làm sao nữa?

-> bộc lộ cảm xúc, kể lại việc mình chỉ biết khóc.

23 tháng 4 2018

cầu khiến: nhà vua hãy hoàn gươm lại cho long vương !

phủ định: tớ đâu có đi học trễ

đe dọa: tan trường tớ sẽ đánh cậu

bộc lộ cảm xúc: bạn lan giỏi quá!

24 tháng 4 2018

Cầu khiến : các ngươi thực sự không muốn ta chết sao ?

Đe dọa : ngươi có chắc rằng thế giới này sẽ không diệt vong vào ngày mai ?

Bộc lộ cảm xúc : có thế nào lại thế ?

Khẳng định : chứ sao ?

Phủ định : ( t ko biết câu hỏi nào mang tính chất phủ định cả . KK ngu quá T^T )

12 tháng 2 2020

Mấy bạn ơi giúp mình với đang cần gấp

12 tháng 2 2020

ghét văn lắm đây mà!!!!

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
22 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Hai chữ "nào đâu" mở đầu khổ thơ, gợi nhắc một kỉ niệm đẹp đã lùi vào quá khứ. Sau mỗi câu hỏi tu từ là một khung cảnh vàng son của quá khứ được hổ vẽ ra: là nhưng đêm say mồi đứng uống ánh trăng tan đầy thơ mộng, lãng mạn; là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, không gian rộng lớn, hùng vĩ chúa sơn lâm nhìn ngắm giang sơn của mình đang dần thay đổi; rồi đến khung cảnh đầy âm thanh, màu sắc tiếng chim ca từng bừng trong buổi bình minh ru chúa sơn lâm vào giấc ngủ; khung cảnh tiếp theo hiện lên thật tráng lệ, chiều tà, màu đỏ của hoàng hôn hòa cùng với màu máu lênh láng sau rừng khiến không gian thêm phân huyền bí. Nhưng tất cả những khung cảnh ấy chỉ còn là kỉ niệm đẹp đẽ, câu thơ cuối cùng cất lên đầy ai oán tha thiết: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ tha thiết, khắc khoải của hổ. Dù nơi đại ngàn không còn thể một lần nhìn thấy, nhưng trong từng câu thơ ta thấy được khao khát mãnh liệt được giải phóng, được tự do. Tâm trạng của hổ cũng chính là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, sống trong cảnh kìm kẹp, tù hãm của kẻ thù. Bởi vậy, tiếng thơ trong bài thơ càng nhận được sự đồng cảm lớn hơn từ bạn đọc.

Với ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Thế Lữ đã diễn tả chân thực nỗi chán ghét thực tại tầm thường giả dối của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú. Đồng thời cũng cho thấy khát vọng từ do mãnh liệt của nó. Đằng sau hình ảnh con hổ cũng chính là tâm trạng, khát vọng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ

Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc :.“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

22 tháng 1 2022

Thứ nhất: câu nghi vấn phải là câu của mình chứ không phải câu của bài thơ
Thứ hai: mình cần đoạn văn(là viết liền không tách đoạn)
Thứ ba: mình cần câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao hổ lại nhớ về quá khứ của mình?" và đoạn văn nói về câu trả lời này chứ không phải đi phân tích bài thơ đó
Cảm ơn