K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2020

Mấy bạn ơi giúp mình với đang cần gấp

12 tháng 2 2020

ghét văn lắm đây mà!!!!

Câu 1. 1) Thế nào là câu nghi vấn? Cho ví dụ? 2) Xác định các câu nghi vấn trong các trường hợp sau ? Viết 1 đoạn văn 5 câu nêu dụng ý của tác giả khi sử dụng câu nghi vấn đó. a, Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? -> câu nghi vấn b, Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? -> câu nghi vấn 3) Cho 2 câu thơ sau: Bàn đá chông...
Đọc tiếp

Câu 1.
1) Thế nào là câu nghi vấn? Cho ví dụ?
2) Xác định các câu nghi vấn trong các trường hợp sau ? Viết 1 đoạn văn 5
câu nêu dụng ý của tác giả khi sử dụng câu nghi vấn đó.
a, Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? -> câu nghi vấn
b, Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà ? -> câu nghi vấn
3) Cho 2 câu thơ sau:
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
a, 2 câu thơ trên nằm trong bài thơ nào ? Cho biết tên tác giả.
b, Em hiểu thế nào về từ “chông chênh” ?
c, Bằng 1 đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ trên. Trong đoạn
có sử dụng 1 câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc.

~Mọi người ơi! Giúp mình với~

1
4 tháng 4 2020

1)Câu nghi vấn là loại câu dùng để hỏi, nêu lên điều chưa rõ về sự vật, sự việc… và cần được giải đáp.

Ví dụ:

Em được thì cho anh xỉn

Hay là em để làm tin trong nhà ?

3) -hai câu thơ trên nằm trong bài tức cảnh pác pó của chủ tịch HCM -Từ láy chông chênh chỉ sự tạm bợ, nghèo về vật chất. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình
LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

25 tháng 2 2021

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

        “Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ.Nhưng huy hoàng đến đâu cũng là quá khứ.Giac mơ đẹp đã khép lại trong tiếng thở dài:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.

25 tháng 2 2021

câu cảm thán và câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc đâu em?

17 tháng 2 2022

Đầu tiên chúng ta hãy làm rõ vấn đề : Thi trung hữu hoạ là gì?. Thi trung hữu họa được hiểu là trong thơ có tranh, tức thơ khơi gợi trước mắt chúng ta những bức tranh sống động.Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh, biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú. Điều đó đã được minh chứng qua bài thơ: Cảnh ngày xuân. Bốn câu đầu của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật tươi đẹp, trong trẻo. Câu thơ: “Ngày xuân con én đưa thoi” vừa tả cảnh mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay lượn trên bầu trời trong sáng, vừa ngụ ý chỉ thời gian trôi rất nhanh. Thiều quang - ánh sáng tươi đẹp đã bước sang tháng thứ ba, tháng cuối cùng của mùa xuân. Hai câu thơ sau mở ra một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

+ Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm thêm sắc trắng của bông hoa lê . Đảo ngữ “trắng” nhấn mạnh vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết. Màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu. Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, yên bình. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên có hồn, như được tiếp thêm nhựa sống tràn trề chứ không tĩnh tại. Cảnh vật hết sức diệu kì khiến người đọc như muốn hòa mình vào không gian tuyệt vời ấy.  Nguyễn Du mới tài tình làm sao khi vẽ nên cả bức tranh xuân chỉ với bốn câu thơ, thật đúng là “thi trung hữu họa”!

12 tháng 3 2021

Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

       Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mất muôn trùng nước non”

ok bạn nha


 

 
14 tháng 12 2021

bài văn hay nha

TL
8 tháng 3 2021

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy.Tình yêu quê hương có ở đâu ? Tình yêu quê hương luôn có ở mỗi chúng ta , nó đã được Tế Hanh chứng tỏ.Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

8 tháng 3 2021

he lu bn tui ới