Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu trúc hệ mạch
- Hệ thống động mạch: bắt đầu từ động mạch chủ tiếp đến là động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch đến các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.
- Hệ thống mao mạch là hệ thống động mạch cực nhỏ nổi giữa động mạch và tính mạch
Hoạt động lưu thông máu qua hệ mạch.
Huyết áp
- Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch.
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co và huyết áp tâm trương ứng với lúc tim dãn.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
- Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.
Vận tốc máu
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
A. Sai. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn (máu). Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, hệ mạch chỉ gồm động mạch, tĩnh mạch; còn ở động vật có hệ tuần hoàn kín, hệ mạch mới gồm đầy đủ động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
B. Đúng. Trong một chu kì hoạt động của tim, lượng máu đi vào động mạch chủ và động mạch phổi là như nhau nhưng lực co của tâm thất trái lớn hơn lực co của tâm thất phải nên áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.
C. Đúng. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.
D. Đúng. Cơ tim của vận động viên thể thao khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng, nhờ đó, ở vận động viên thể thao, mặc dù nhịp tim giảm nhưng vẫn đảm bảo được lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
Hoạt động của tầng sinh trụ (tầng sinh mạch) tạo ra mạch rây thứ cấp ở phía ngoài và mạch gỗ thứ cấp ở bên trong.
Như vậy từ ngoài vào gồm Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Đáp án cần chọn là: D
Đáp án D
I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung. à sai, thứ tự co là nhĩ co, thất co, giãn chung
II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ. à đúng
III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch. à sai, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch
IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất. à sai, tốc độ máu ở mao mạch thấp nhất.
Đáp án A
- I đúng.
- II sai vì huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
- III đúng vì vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch mà mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc máu là thấp nhất.
- IV đúng vì càng xa tim thì tổng tiết diện mạch càng lớn nên vận tốc máu càng giảm.
Vậy có 3 phát biểu đúng
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Phát biểu II sai vì tính mạch có huyết áp thấp nhất (huyết áp giảm dần ở tĩnh mạch).
– Cải tạo giống: Người ta hay sử dụng phương pháp lai giống kết hợp với thụ tinh nhân tạo, công nghệ phôi.
+ Thụ tinh nhân tạo: Nhằm tạo ra những giống vật nuôi cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất.
+ Lai giống: lai giữa giống địa phương và các giống nhập ngoại để tạo ra các giống vừa có năng suất cao, vừa thích nghi tốt điều kiện môi trường địa phương
- Ví dụ:
+ Lai lợn ỉ với lợn ngoại tạo giống ỉ lai tăng năng suất thuần (40kg), ỉ lai (100kg).
+ Lai giữa khoai tây trồng với khoai tây dại tạo được 20 giống mới có giá trị, có sức đề kháng cao, năng suât cao.
+ Lai khác loài trong họ cá chép tạo cá chép lai năng suất cao (7 tháng tuổi nặng 3 kg).
Cấu tạo
- Tim ở người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.
Hoạt động
Tính tự động của tim
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
- Hoạt động của hệ dẫn truyền: Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.
Chu kì hoạt động của tim
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung.