K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2016

- Năm 1870 chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ,Pháp thất bại

- 4/9/1870 nhân dân Pa ri đứng lên khởi nghĩa

- Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập

- Chính phủ vệ quốc đầu hàng quân Phổ ,nhân dân đứng lên bảo vệ tổ quốc

-> Công xã Pa-ri ra đời.

30 tháng 10 2016

1.Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

-Phong kiến Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đec-lan.

-Nhân dân Nê-đec-lan nhiều lần nổi dậy chống lại.

- 8/1566 cuộc đấu tranh mạnh mẽ nhất đến năm 1581, các tỉnh miền Bắc thành lập nước Công hòa, các tỉnh liên hiệp (về sau gọi là Hà Lan), 1648 nền độc lập của Hà Lan được công nhận.

- Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.

Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII : tiến trình :

a) Giai đọan 1 (1642-1648)

- Năm 1642 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và quân đội nhà vua, thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.

- Ổ-li-vơ Crom- oen lên làm chỉ huy. Quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân nhà vua.

b) Giai đọan 2 (1649-1688)

- Ngày 30-1-1649 Vua Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước công hòa. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.

- 1653 nền độc tài được thiết lập.

- Quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ, 12/1688 Quốc hội tiến hành đảo chính lập ra chế độ quân chủ lập hiến.

cách mạng tư sản pháp : tiến trình :

1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

- Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.

- Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).

+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.

+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).

- Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.

- Ngày 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:

- Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

+ Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).

Phái Gia-co-banh cử ra ủy ban cứu nước do Rô-pe-xpi-e đứng đầu
- Ban hành biện pháp cách mạng -> Đáp ứng xã hội
- 27/7/1794 , tư sản phản cách mạng đảo chính . cách mạng kết thúc .

26 tháng 12 2021

B

8 tháng 3 2017

Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình:
+ Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
+ Giải quyết được vấn đề dân chủ (ruộng đất cho nông dân, quyền lợi của công nhân).
+ Hình thành thị trường dân tộc thống nhất mở đường cho lực lượng TBCN ở Pháp phát triển.
- Mở ra thời thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới

8 tháng 3 2017

đó là ý nghĩa bạn nhé

1 tháng 1 2022

A

1 tháng 1 2022

A. cuộc chiến tranh giữa đế quốc, phát xít với lưc lượng yêu chuộng hòa bình.

8 tháng 5 2021

nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của phong trào nông dân yên thế 1884-1913

A là cuộc kn tiêu biểu trg phongtrào cần vương

B phong trào yêu nc đại diện cho khuynh hượng dân chủ tư sản

C chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân VN

D là ptrào yêu nc đại diện cho khuynh hướng vô sản

8 tháng 5 2021

c.chứng tỏ sức mạnh của giai cấp nông dân việt nam

 

Những nét chính trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

- Diễn biến: 3 giai đoạn

+ Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.

+ Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch

+ Phong trào mang tính chất tự phát, chưa có sự liên két với các phong trào yêu nước khác cùng thời.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.