K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2021

viết đoạn văn á

 

26 tháng 11 2021

Tham khảo

Không có con chó vàng, có lẽ truyện "Lão Hạc" không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc hoạ chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá. Vậy mà ám ảnh hơn cả vẫn là cậu Vàng của ông lão này thôi.

 

Ở đây, con chó nào đâu chỉ sắm một vai truyện. Cậu Vàng còn như một phần của lão Hạc. Liệu có thể hình dung đầy đủ về lão Hạc, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng, Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của anh trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng quý những cuốn sách của mình. Nhưng với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về thời gian đầy mơ ước và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc thì biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.

Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây, vẫn là tư cách thứ tư của nó: một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong một tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó. Lão coi nó như một đứa con, rồi chăm chút cưu mang như một đứa cháu nội bé bỏng, côi cút: lão bắt rận, lão tắm, lão trò chuyện âu yếm. Lão gọi là "cậu Vàng" như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão mắng yêu, lão cưng nựng, dấu dí. Cứ thế, ranh giới, sự phân đẳng người - vật (chủ sở hữu và vật bị chiếm hữu) đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa.

 

Cũng vì thế mà khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch. Lúc đường cùng, buộc phải trả con chó về địa vị thông thường của một vật nuôi, một tài sản, nghĩa là xóa bỏ tư cách một kỉ vật, một thành viên, một người bạn tận tụy trung thành, đối với lão là một tội hình không thể tha thứ.

Con chó không chỉ làm hiện lên nguyên vẹn tính người tự nhiên sâu thẳm trong lão Hạc. Đằng sau đó, Nam Cao còn kín đáo kí thác một triết lý đau buồn về thân phận trớ trêu của con người trên mặt đất này.

25 tháng 11 2021

A

25 tháng 11 2021

A

4. Phẩm chất nhân vật Lão Hạc được đặt trong các mối quan hệ:_Với anh con trai/  Với con chó Vàng/  Với ông giáo/ Với hàng xóm.a. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của lão Hạc đối với anh con trai?b. - Con chó Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? Lão đã đối xử với con chó Vàng ntn? Qua đó em (thấy) có nhận xét gì về tình cảm của Lão Hạc với con chó Vàng?    -   Em có nhận xét gì về tâm trạng...
Đọc tiếp

4. Phẩm chất nhân vật Lão Hạc được đặt trong các mối quan hệ:
_Với anh con trai/  Với con chó Vàng/  Với ông giáo/ Với hàng xóm.
a. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm của lão Hạc đối với anh con trai?
b. - Con chó Vàng có ý nghĩa như thế nào đối với lão Hạc? Lão đã đối xử với con chó Vàng ntn? Qua đó em (thấy) có nhận xét gì về tình cảm của Lão Hạc với con chó Vàng?    
-   Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc ở hai thời điểm: 
+ trước khi bán chó? (tìm dẫn chứng)                        
+ sau khi bán chó? (tìm dẫn chứng)                        
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả ở đoạn văn nói tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó?           
* Với ông giáo:
c. Lão Hạc đã nhờ cậy ông giáo điều gì? Từ đó em hiểu tình cảm của lão Hạc đối với ông giáo ntn?
d. Với hàng xóm khi được ngỏ ý giúp đỡ lão Hạc phản ứng như thế nào ? Cho thấy tính cách gì ở lão ?

 

1
28 tháng 9 2021

cảm ơn các bạn

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi. Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng:

“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có truyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

(Ngữ văn 8, tập một)

Từ nào thay thế được từ "đi đời" trong câu "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!"?

A. Chết

B. Hi sinh

C. Bỏ mạng

D. Hết đời

3
6 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

17 tháng 12 2020

Ý D. Hết đời

29 tháng 9 2023

giúp vs<3

30 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của gia đình. Và trường học sẽ là mảnh đất tốt tươi để ươm mầm tri thức cho mỗi người, là bước đệm để mỗi chúng ta vươn tới tương lai rực rỡ. Ở nơi đó, chúng ta được thầy cô – người mẹ hiền thứ hai, sẽ dạy dỗ, truyền tải những tri thức khoa học, là hành trang quan trọng theo chúng ta suốt cả cuộc đời. Thầy cô còn dạy ta biết yêu thương, biết ứng xử sao cho đúng đắn với mọi người. Không những vậy, trường học là một thế giới thu nhỏ nơi có bạn bè, để cùng sẻ chia niềm vui nỗi buồn, cùng nhau đoàn kết để tạo nên sức mạnh trong mỗi tập thể lớp. Ngôi trường là nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của những cô cậu học trò. Ở thế giới đó, chúng ta được yêu thương và che chở, được học làm người trước khi bước ra cánh cửa cuộc đời rộng lớn và khắc nghiệt hơn. Có thể nói, mái trường như ngôi nhà lớn thứ hai, che chở cho ta trong suốt những năm tháng học trò tươi đẹp.

Em tham khảo bài làm của anh nhé:

Với mỗi chúng ta, nhà trường như một người cầm nắm chiếc thìa khóa để mở ra một thế giới đầy những điều mới mẻ, nơi có bạn bè, thầy cô, nơi có tri thức và những bến bờ cần cập bến. Nhà trường đóng vai trò rất quan trọng từ thể chất lẫn tinh thần của một người học trò. Nơi ấy giúp cho học sinh những điều hay lẽ phãi, biết kính trên nhường dưới, biết thêm nhiều tri thức để làm một công dân đóng góp cho đất nước. Nơi gửi gắm học trò gắn kết tình bạn và tình thầy cô đằm thắm. Nơi có cuộc gặp mặt hay những lần xa nhau nhớ nhung của các cô cậu học trò. Quả thật, trường là nơi lưu giữ bao kỉ niệm và luôn có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi học sinh.

 

6 tháng 6 2017

- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

   + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

   + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

   + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

   + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"

- Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

   + Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"

   + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

11 tháng 8 2021

Tham khảo:

Bài 2:

“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.

Bài 3:

Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.

Câu 4:

- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.

- Lão coi nó như một đứa con,  một thành viên trong gia đình lão Hạc

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

2.

Lão đã khóc 2 lần

( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo

( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình

Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu

3. 

Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư

Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu,  trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

4.

Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.

Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên