Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Lời của mẹ nói với con để bày tỏ tình thương con
b. Quan hệ đối lập
c. Hạnh phúc của con khi có mẹ
1. Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.
-Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.
2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.
-So sánh: mặt trời như hòn lửa:
è Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.
-Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng..cài..sập
è Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.
1. Hai câu thơ trên trích trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận.
- Bài thơ được viết vào năm 1958, in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cảnh lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên, đất nước giàu đẹp.
2. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ: So sánh và nhân hóa.
- So sánh: mặt trời như hòn lửa:
Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú. Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa. Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.
- Nhân hóa: mặt trời xuống, sóng… cài… sập
Gợi ra cho người đọc những liên tưởng, tưởng tượng vũ trụ vào đêm: mặt trời như bếp lửa hồng, màn đêm phủ từ trên cao như cánh cửa ngôi nhà lớn kéo xuống, còn sóng thì như những chiếc then cài cửa màn đêm lại. Vũ trụ khổng lồ, kì vĩ, tráng lệ.
tham khảo
-Nói như thế là chỉ Kim Trọng.
-Nói " Tưởng người dưới nguyệt đồng" là sử dụng biện pháp tu từ "Ẩn dụ".
- Nói như vậy là cho ta biết đc rằng Kiều là người có tình,có nghĩa và một lòng giữ tính thủy chung.
Biện pháp "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng"
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu đạt gợi hình gợi cảm gây ấn tượng với người đọc.
+ Người ở đây là Kim Trọng. Qua đó thể hiện nỗi nhớ nhung, hồi tưởng đấy dứt với người mình yêu. Kiều không bao giờ quên được chén rượu thề nguyền đồng lòng đồng dạ với Kim Trọng.
+ Khẳng định lòng thủy chung một lòng một dạ với tình yêu đối với Kim Trọng của nàng Kiều
1. Thơ em tự chép. Tác giả đặt tiêu đề bài thơ là ''Sang thu'' để nhấn mạnh việc thời điểm giao mùa và sự chuyển mình của thiên nhiên từ hạ sang thu.
2. BPTT: Nhân hóa, Ẩn dụ
Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu sức gợi
Cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả với mùa thu miền quê Bắc bộ
Được sử dụng ở câu:
''Sông được lúc dềnh dàng''
''Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu''
3. Triết lí về con người.
Hai câu thơ cuối là suy nghĩ về việc con người đứng trước những khó khăn trong cuộc đời. Khi con người vào thời điểm vững vàng, chín chắn thì không còn ''bất ngờ'' trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời nữa mà trở nên trầm ngâm, tĩnh lặng và bình thản.
_mingnguyet.hoc24_
1. Chép ba câu thơ
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.
3. Yêu cầu:
- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy
- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.