K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 7 2019

Từ “xuân”

    + Nghĩa gốc: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần, thường được xem là thời điểm mở đầu của năm mới

    + Nghĩa chuyển: chỉ tuổi trẻ, thời trẻ

Từ “tay”

    + Nghĩa gốc: bộ phận trên cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm

    + Nghĩa chuyển: giỏi về một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó

→ Sự chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức: ẩn dụ, hoán dụ.

15 tháng 12 2017

1) "xuân" có nghĩa là mùa xuân=>nghĩa gốc

2)"xuân" có nghĩa tuổi thanh xuân, tuổi trẻ=>nghĩa chuyển, chuyển theo phương thức ẩn dụ

3)"tay" có nghĩa là tay người=> nghĩa gốc

4)"tay1" có nghĩa là tay người=> nghĩa gốc

các từ "tay" còn lại là nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ

5)"tay" có nghĩa là chuyên về 1 lĩnh vực nào đó=>nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ

11 tháng 10 2018

Có hai phương thức phát triển nghĩa của từ: ẩn fuj và hoán dụ.

Câu thơ dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9\ Câu 1:giải nghĩa và dặt câu với các trường hợp sau.Và cho biết chúng tuân thủ hoặc vi phạm những phương châm hội thoại nào? - nói như đinh đóng cột -dây cà ra dây muống - lời chào cao hơn mân cổ - nói có sách mách có chứng - ông nói gà bà nói vịt - im lặng là vàng -lời nói chẳng mât tiền mua - lúng búng như ngậm hột...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 9\

Câu 1:giải nghĩa và dặt câu với các trường hợp sau.Và cho biết chúng tuân thủ hoặc vi phạm những phương châm hội thoại nào?

- nói như đinh đóng cột

-dây cà ra dây muống

- lời chào cao hơn mân cổ

- nói có sách mách có chứng

- ông nói gà bà nói vịt

- im lặng là vàng

-lời nói chẳng mât tiền mua

- lúng búng như ngậm hột thị

- đánh trống bỏ dùi

câu 2 : đặt 5 câu có lời đãn trục tiếp lời dẫn gián tiếp rồi chuyển sang trục tiếp và gián tiếp

câu 3 : xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển của những từ gạch chân trong các th sau

a đc lời như cởi tấm lòng ,

gởi kim thoa với khăn hồng trao (tay ).

cũng nhà hành viện xưa nay ,

cũng phường bán thịt cũng (tay) buôn người

b, đề huê lưng núi gió trăng ,

sau (chân) theo một và thằng con con.

buồn trông nội cỏ rầu rầu ,

(chân) mây mặt đất một màu xanh xanh

2
30 tháng 11 2018

Đề ngắn thật!!!

30 tháng 11 2018

Câu 1:

- Nói như đóng đinh vào cột: dứt khoát, rõ ràng, đã nói là làm (Tuân thủ phương châm về lượng)

Cô ta nói như đinh đóng cột

- Dây cà ra dây muống: nói, viết lan man, dài dòng. (Vi phạm phương châm cách thức)

Anh ta nói ngấp ngứng, dây cà ra dây muống

- Lời chào cao hơn mâm cổ, lời nói chẳng mât tiền mua: trong xã giao, cần có chào hỏi để vui lòng người (Tuân thủ phương châm lịch sự)

Ông cha ta dạy :"lời chào cao hơn mâm cỗ"

Nên suy nghĩ trước khi nói, dù sao thì lời nói chẳng mât tiền mua

- Nói có sách, mách có chứng: khẳng định chắc chắn, có cơ sở (Tuân thủ phương châm về chất)

Nó nói có sách mách có chứng

-Ông nói gà bà nói vịt: không ăn nhập với nhau do không thống nhất giữa một số người (Vi phạm phương châm quan hệ)

Họ nói chuyện mà chả cùng chủ đề gì cả, đúng là ông nói gà bà nói vịt.

-Lúng búng như ngậm hột thị: nói ấp úng, không rõ ràng. (Vi phạm phương châm cách thức) Ah cú nói lắp bắp, lúng búng như ngậm hột thị -Im lặng là vàng: im lặng có thể quí bằng vàng (Tuân thủ phương châm lịch sử) Có những lúc im lặng là vàng - Đánh trống bỏ dùi: làm không đến nơi đến chốn (Vi phạm phương châm về chất) Anh ta làm việc ko đến nơi đến chốn, đánh trống bỏ dùi
30 tháng 3 2018

BÀI LÀM

Mở bài:
Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Thân bài:
1. Giải thích
Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu thương đó. Hoa hồng có mùi hương rất đậm nên trao cho người khác rồi mà hương thơm vẫn còn đọng mãi trên bàn tay ta. Nói như thế có nghĩa là hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng. Nói một cách khái quát, khi ta trao những điều tốt đẹp cho người khác là lúc lòng ta rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh là thứ hương thơm làm sảng khoái cho ta và biết bao người . Chính việc làm tốt đẹp của ta là bông hoa ngát hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Từ đó thế giới sẽ bớt đi bất hạnh và bệnh vô cảm sẽ bị đẩy lùi.
2. Chứng minh tính tích cực của câu ngạn ngữ: Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Sống là phải biết quan tâm sẻ chia, dâng tặng người bên ta, quanh ta những điều tốt đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm hồn mình. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn đang vui thì trên thế giới này có biết bao người đang buồn, khi bạn đang hạnh phúc thì quanh bạn đang có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ nghĩ cho riêng mình thì thế giới quanh bạn chỉ toàn những điều ích kỷ. Nhưng nếu bạn biết trao đi yêu thương chính là bạn đang chữa căn bệnh vô cảm cho chính mình vì “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” . Bạn đừng sợ khi yêu thương trao đi, nó không mất đi đâu bạn ạ mà ngược lại: Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, chính là đang mang lại điều cao đẹp cho tâm hồn mình. Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Đấy có thể là một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần với một người dưng khi người ấy đau buồn hay mệt mỏi. Đó có thể là nhường một chỗ ngồi cho người già trên xe Buýt hay dắt một em bé ăn xin qua đường… Điều mà ta đón nhận lại từ những người ấy phải chăng là ánh mắt cảm ơn là tình yêu - trái tim của người mà ta trao tặng? Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất tiêu dần sẽ hết nhưng yêu thương càng tiêu đi, càng cho đi càng lớn dần lên. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.

Cho và nhận ở đây không phải là một sự trao đổi qua lại một cách bình thường. Bởi khi cho đi những điều tốt đẹp, ta cũng cảm thấy sự thanh thản, niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn ta, góp phần làm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Chia sẻ niềm vui với mọi người là nhân đôi niềm vui đó.
Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Ca sĩ Ngọc Sơn, người từng bị cộng đồng mạng tẩy chay vì những hành động vui “thái quá” . Có ai ngờ được rằng đằng sau con người ấy lại là một trái tim giàu nghĩa, giàu tình. Anh là nhà từ thiện hàng đầu trong làng giải trí Việt: hàng tháng anh phát hàng tấn gạo cho người nghèo; hơn 10 năm qua, mỗi tháng anh ủng hộ cho quỹ trẻ em nghèo thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 20 triệu đồng; năm 2011 vừa qua, anh làm đơn xin hiến xác cho y học để các sinh viên nghành y có điều kiện học tập tốt hơn. Anh còn xuất hiện trong hầu hết các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho người nghèo… anh chính là tấm lòng thơm thảo của thành phố mang tên Bác.

Cô sinh viên tên Thúy trong chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”. Dù bị bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng Thúy vẫn chiến đấu với bệnh tật để đem trái tim yêu đời của mình để kết nối với muôn triệu trái tim con người Việt Nam cùng nhau làm nên chương trình thiện nguyện: Vì trẻ em bị bệnh ung thư. Cũng như vậy, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bạn Nguyễn Thúy Vy (Đà Nẵng), bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nhưng Vy vẫn thi ĐH và sau kỳ thi ĐH năm 2010, Vy đã đến bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng, tình nguyện hiến trái tim mình cho bệnh viện để kéo dài sự sống cho những người mắc chứng bệnh tim. Cùng đó là những anh chị sinh viên, học sinh, thanh niên tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng là một sự sống được tiếp nối, một giọt máu hồng là một tấm lòng ngan ngát hương thơm trao đi để kéo dài sự sống cho biết bao nhiêu người.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống.
Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời. Anh thanh niên không tuổi không tên trong lặng lẽ Sa Pa mãi là một khúc nhạc của lòng hi sinh và sự hiến dâng cho đời. Họ mãi mãi là những con người ban phát hoa hồng cho những ai đang cần ban tặng.
3. Bài học nhận thức và hành động.Câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi người, với cuộc đời.Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu thương. Nhiều bạn trẻ suốt ngày không lo học tập mà chỉ biết chơi bời, học đòi lối sống thời thượng. Họ ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước vào các trò chơi vô bổ như: quán Bar, vũ trường, đua xe… để từ đó, tương lai và tuổi trẻ của họ cũng tuột xuống dưới con dốc của cuộc đời. Thói ăn chơi ấy là căn nguyên của Bệnh vô cảm đang lấn áp và có nguy cơ biến con người thành tộc ác. Đúng như một hiền triết phương Tây đã từng nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương của con người”. Vậy tại sao chúng ta không góp phần đem yêu thương để đẩy lùi sự vô cảm ấy?

Kết bài:

Với bản thân tôi,
 được sống trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao. Cuộc sống đã ban tặng cho tôi bao điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy mà bản thân tôi luôn tâm niệm rằng: cuộc sống là sự sẻ chia và yêu thương. Nếu như chúng ta ai cũng sẻ chia, yêu thương thì thế giới này sẽ không còn khổ đau và bất hạnh mà chỉ toàn là hạnh phúc và niềm vui. Xin được lấy bốn câu thơ của Tố Hữu thay cho lời kết:
Xin gửi lại bạn đời yêu quý nhấtCòn mấy vần thơ một nắm troThơ gửi bạn đường tro bón đấtSống là cho, chết cũng là cho

 

30 tháng 3 2018

BÀI LÀM

Mở bài:
Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”.
Thân bài:
1. Giải thích
Hoa hồng là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn hương thơm chính là điều tốt đẹp mà ta đón nhận được khi ta trao đi tình yêu thương đó. Hoa hồng có mùi hương rất đậm nên trao cho người khác rồi mà hương thơm vẫn còn đọng mãi trên bàn tay ta. Nói như thế có nghĩa là hương thơm là hệ quả của việc trao tặng hoa hồng. Nói một cách khái quát, khi ta trao những điều tốt đẹp cho người khác là lúc lòng ta rộng mở, tình yêu thương của ta sẽ trở thành sức mạnh là thứ hương thơm làm sảng khoái cho ta và biết bao người . Chính việc làm tốt đẹp của ta là bông hoa ngát hương cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Từ đó thế giới sẽ bớt đi bất hạnh và bệnh vô cảm sẽ bị đẩy lùi.
2. Chứng minh tính tích cực của câu ngạn ngữ: Câu phương ngôn đưa ra một quan niệm sống tích cực: Sống là phải biết quan tâm sẻ chia, dâng tặng người bên ta, quanh ta những điều tốt đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Người biết trao tặng hoa hồng, trao tặng yêu thương là người giàu có về tâm hồn. Giúp đỡ người khác, mang đến hạnh phúc cho người khác chính là cách để tô đẹp tâm hồn mình. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn đang vui thì trên thế giới này có biết bao người đang buồn, khi bạn đang hạnh phúc thì quanh bạn đang có biết bao người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, thiếu may mắn. Nếu cuộc sống của bạn chỉ nghĩ cho riêng mình thì thế giới quanh bạn chỉ toàn những điều ích kỷ. Nhưng nếu bạn biết trao đi yêu thương chính là bạn đang chữa căn bệnh vô cảm cho chính mình vì “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa” . Bạn đừng sợ khi yêu thương trao đi, nó không mất đi đâu bạn ạ mà ngược lại: Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Ta mang đến cho người khác sự tốt đẹp, chính là đang mang lại điều cao đẹp cho tâm hồn mình. Biểu hiện của yêu thương có muôn hình vạn trạng. Yêu thương tràn ngập khắp nơi, có nhiều cách để trao tặng. Đấy có thể là một ánh mắt quan tâm lo lắng hay cử chỉ ân cần với một người dưng khi người ấy đau buồn hay mệt mỏi. Đó có thể là nhường một chỗ ngồi cho người già trên xe Buýt hay dắt một em bé ăn xin qua đường… Điều mà ta đón nhận lại từ những người ấy phải chăng là ánh mắt cảm ơn là tình yêu - trái tim của người mà ta trao tặng? Và cũng có khi chỉ đơn giản là cảm giác hạnh phúc, hài lòng về điều mình làm được cho người khác? Dù sao đi nữa, những thứ vô hình ấy mà ta nhận lại sẽ mãi là bất diệt. Tiền bạc, địa vị vật chất tiêu dần sẽ hết nhưng yêu thương càng tiêu đi, càng cho đi càng lớn dần lên. Người giàu có nhất trên thế giới chính là người có được nhiều hương thơm nhất từ những đóa hồng mà mình đã trao đi.

Cho và nhận ở đây không phải là một sự trao đổi qua lại một cách bình thường. Bởi khi cho đi những điều tốt đẹp, ta cũng cảm thấy sự thanh thản, niềm vui, niềm hạnh phúc trong tâm hồn ta, góp phần làm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Chia sẻ niềm vui với mọi người là nhân đôi niềm vui đó.
Những đóa hồng yêu thương ấy của trái tim con người đã viết nên bao câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Ca sĩ Ngọc Sơn, người từng bị cộng đồng mạng tẩy chay vì những hành động vui “thái quá” . Có ai ngờ được rằng đằng sau con người ấy lại là một trái tim giàu nghĩa, giàu tình. Anh là nhà từ thiện hàng đầu trong làng giải trí Việt: hàng tháng anh phát hàng tấn gạo cho người nghèo; hơn 10 năm qua, mỗi tháng anh ủng hộ cho quỹ trẻ em nghèo thành phố Hồ Chí Minh với số tiền là 20 triệu đồng; năm 2011 vừa qua, anh làm đơn xin hiến xác cho y học để các sinh viên nghành y có điều kiện học tập tốt hơn. Anh còn xuất hiện trong hầu hết các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho người nghèo… anh chính là tấm lòng thơm thảo của thành phố mang tên Bác.

Cô sinh viên tên Thúy trong chương trình “Viết tiếp ước mơ của Thúy”. Dù bị bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng Thúy vẫn chiến đấu với bệnh tật để đem trái tim yêu đời của mình để kết nối với muôn triệu trái tim con người Việt Nam cùng nhau làm nên chương trình thiện nguyện: Vì trẻ em bị bệnh ung thư. Cũng như vậy, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bạn Nguyễn Thúy Vy (Đà Nẵng), bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nhưng Vy vẫn thi ĐH và sau kỳ thi ĐH năm 2010, Vy đã đến bệnh viên Đa khoa Đà Nẵng, tình nguyện hiến trái tim mình cho bệnh viện để kéo dài sự sống cho những người mắc chứng bệnh tim. Cùng đó là những anh chị sinh viên, học sinh, thanh niên tham gia phong trào Hiến máu nhân đạo. Một giọt máu hồng là một sự sống được tiếp nối, một giọt máu hồng là một tấm lòng ngan ngát hương thơm trao đi để kéo dài sự sống cho biết bao nhiêu người.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống.
Câu chuyện trong Chiếc lá cuối cùng của O’ Henry thật cảm động; khi mà tình yêu thương được lên ngôi nơi một phố trọ nghèo, cái phố trọ ấy thật gần gũi bởi cuộc đời đã bước vào văn chương. Cụ Berhman hi sinh cả sự sống của mình để đem lại cho Giônxi niềm tin vào cuộc sống- đúng hơn là sự sống của chính cô. Cô gái ấy đã chiến thắng được cái chết và lại tiếp tục thực hiện những ước mơ của mình. Chính là nhờ từ “đóa hồng” của cụ Berhman. Điều kỳ diệu ấy đã khiến cho sự ra đi của cụ mới nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng. Ông họa sĩ già ra đi trong sự mãn nguyện bởi tình cảm yêu thương, lòng biết ơn của Giônxi và Xiu dành cho cụ mãi là đoá hồng ngát hương giữa đời. Anh thanh niên không tuổi không tên trong lặng lẽ Sa Pa mãi là một khúc nhạc của lòng hi sinh và sự hiến dâng cho đời. Họ mãi mãi là những con người ban phát hoa hồng cho những ai đang cần ban tặng.
3. Bài học nhận thức và hành động.Câu nói: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh cho con người về một quan niệm nhân sinh. Hãy trao tặng tất cả những gì bạn có, đừng chần chừ hay e ngại bởi những gì bạn nhận được còn nhiều hơn thế nữa. Ai cũng có quyền trao đi hoa hồng, ai cũng có quyền nhận lấy hương thơm… Hãy mở lòng ra với mọi người, với cuộc đời.Vậy mà, một điều đáng buồn là không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của yêu thương. Nhiều bạn trẻ suốt ngày không lo học tập mà chỉ biết chơi bời, học đòi lối sống thời thượng. Họ ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước vào các trò chơi vô bổ như: quán Bar, vũ trường, đua xe… để từ đó, tương lai và tuổi trẻ của họ cũng tuột xuống dưới con dốc của cuộc đời. Thói ăn chơi ấy là căn nguyên của Bệnh vô cảm đang lấn áp và có nguy cơ biến con người thành tộc ác. Đúng như một hiền triết phương Tây đã từng nói “Nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương của con người”. Vậy tại sao chúng ta không góp phần đem yêu thương để đẩy lùi sự vô cảm ấy?

Kết bài:

Với bản thân tôi,
 được sống trên cõi đời này là một hạnh phúc lớn lao. Cuộc sống đã ban tặng cho tôi bao điều kỳ diệu. Có lẽ vì vậy mà bản thân tôi luôn tâm niệm rằng: cuộc sống là sự sẻ chia và yêu thương. Nếu như chúng ta ai cũng sẻ chia, yêu thương thì thế giới này sẽ không còn khổ đau và bất hạnh mà chỉ toàn là hạnh phúc và niềm vui. Xin được lấy bốn câu thơ của Tố Hữu thay cho lời kết:
Xin gửi lại bạn đời yêu quý nhấtCòn mấy vần thơ một nắm troThơ gửi bạn đường tro bón đấtSống là cho, chết cũng là cho
~ chuk bn hok giỏi ~

1 tháng 2 2016

a. Giải thích ý thơ:

  • Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. "Phận" là thân phận,"mệnh" là số phận do trời định. "Lời bạc mệnh" là "lời chung" dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp "đàn bà" đều phải chịu đắng cay, khổ cực.

b. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay:

  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa 
    • Thân phận: thân phận của những con người chịu nhiều bất công, oan ức và bị chà đạp về nhân phẩm. 
    • Số phận Vũ Nương, Thúy Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ, là "tấm gương oan khổ";
  • Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
    • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
    • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
    • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
10 tháng 5 2017

a. Nhưng những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người.

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh).

b. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c. Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d*) Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật.

1
2 tháng 5 2018

- Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết, biết hết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật:

Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét: Người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật...

7 tháng 12 2018

Bạn tham khảo bài này:

Đối tượng báo oán ở đây là Hoạn Thư vợ Thúc Sinh. Mặc dù không trực tiếp đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh nhưng Hoạn Thư cũng là kẻ đã gây không ít đau khổ cho cuộc đời Kiều. Con người đã trở thành hình tượng điển hình cho sự ghen tuông ấy đã lặng lẽ cho người đến bắt nàng về, đã dựng cảnh trớ trêu: bắt nàng hầu rượu Thúc Sinh để mà hả hê sung sướng khi tận mắt chứng kiến nỗi cực nhục của cả hai người. Thuý Kiều hẳn không thể quên nỗi nhục hôm ấy, theo đó thì tội của Hoạn Thư đáng chết một trăm lần.

Thế nhưng Nguyễn Du đã không để cho lí trí của mình dẫn dắt sự việc một cách giản đơn. Ông âm thầm chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai người đàn bà (mà theo Thuý Kiều là "kẻ cắp, bà già gặp nhau"), thuật lại cuộc đấu khẩu của họ. Biệt tài của Nguyễn Du là khi chứng kiến và miêu tả cuộc đụng độ "nảy lửa" ấy, ông đã không thiên vị một ai, không đứng về phía nào. Ông để cho sự việc tự nó phát triển, từ đó đã tạo nên một trong những chi tiết nghệ thuật giàu chất sống, chất "tiểu thuyết" nhất của tác phẩm.

Vị thế giữa hai người phụ nữ đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây, khi Hoạn Thư làm chủ tình thế, Thuý Kiều không những bị đánh đập mà còn bị làm nhục theo một cách thức rất riêng của Hoạn Thư. Nỗi đau tinh thần của Kiều lúc ấy còn lớn gấp hàng chục lần nỗi đau thể xác. Thế nhưng giờ đây, người làm chủ tình thế lại là Thuý Kiều. Chỉ cần nàng phẩy tay một cái, hẳn Hoạn Thư sẽ "thịt nát xương tan".

Thuý Kiều đã khởi sự "báo oán" như thế nào?

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan,

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".

Ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du thật đáng nể phục. Nàng Kiều duyên dáng, thuỳ mị, "e lệ nép vào dưới hoa" ngày nào, giờ đối diện với kẻ thù, dường như đã hoá ra một con người khác. Nếu như Kiều ra lệnh trừng phạt Hoạn Thư ngay thì không có gì nhiều để bàn luận. Nhưng Kiều đang sung sướng hưởng thụ cảm giác của kẻ bề trên, đang tìm cách dùng lời nói để "rứt da rứt thịt" Hoạn Thư theo đúng cách mà trước đây mụ ta đã đối xử với nàng. Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời ("Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"). Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!