K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Từ chao trong câu “ Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ ”. Đồng nghĩa với từ nào?

a. vỗ

b. đập

c. nghiêng

Câu 2: Câu sau thuộc kiểu câu gì?

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

a. Câu kể Ai là gì?

b. Câu kể Ai làm gì?

c. Câu kể Ai thế nào?

Câu 3: Chủ ngữ trong câu sau là gì?

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.

a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà

b. Bầu trời ngoài cửa sổ

c. Bé Hà

Câu 4: Từ nào sau đây không thuộc nhóm từ đồng nghĩa sau: long lánh, lung lay, lấp lóa.

a. lóng lánh

b. lung lay

c. lấp lóa

Câu 5: Câu văn nói về mùa thu “ Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô ” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a. Nhân hóa

b. So sánh

c. Cả nhân hóa và so sánh

Câu 6: Trong các câu sau, từ bản trong câu nào là từ đồng âm?

a. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

b. Photo cho tôi thành 2 bản nhé!

c. Làng bản, rừng núi chìm trong sương mù.

Câu 7: Chủ ngữ trong câu “ Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to ” là gì?

a. Đoạn đường

b. Đoạn đường dành cho dân bản tôi

c. Đoạn đường dành cho dân bản tôi đi về

Câu 8: Câu “ Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè! ” thuộc kiểu câu gì?

a. Câu kể

b. Câu cảm

c. Câu khiến

Câu 9: Thành ngữ nào không đồng nghĩa với Một nắng hai sương?

a. Cày sâu cuốc bẫm

b. Đầu tắt mặt tối

c. Chân lấm tay bùn

d. Thức khuya dậy sớm

Câu 10: Từ mùi thơm thuộc loại từ nào?

a. Tính từ

b. Danh từ

c. Động từ

Câu 11: Trạng ngữ  trong câu sau chỉ gì?

Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.

a. Chỉ nơi chốn

b. Chỉ thời gian

c. Chỉ nguyên nhân

Câu 12: Từ nào sau đây đồng nghĩa với tuổi thơ?

a. thời thơ ấu

b. trẻ em

c. trẻ con

Câu 13: Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “ điên ” có ý nghĩa gì?

a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

Câu 14: Câu “ Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. ” có mấy trạng ngữ?

a. Một trạng ngữ

b. Hai trạng ngữ

c. Ba trạng ngữ

Câu 15: Dấu hai chấm trong câu “ Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét. ” có tác dụng gì?

a. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Cả hai ý trên.

Câu 16: Trong câu nào dưới đây, từ thở được dùng với nghĩa gốc?

a. Thở sâu rất tốt cho sức khỏe.

b. Và dường như đất thở.

c. Trong rừng, lúc này chỉ nghe thấy tiếng thở dài của chị Gió

Câu 17: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ quên?

a. Nhớ, nhơ nhớ, nhớ nhung

b. Nhớ thương, day dứt, thương xót

c. Nhớ nhung, nhơ nhớ, xót xa

Câu 18: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Nhẹ nhàng, êm ái, ầm ầm, trẻ trung, bay nhảy

b. Mạnh mẽ, êm ái, nhẹ nhàng, lần lượt, thân thuộc

c. Trẻ trung, nhẹ nhàng, êm ái, mạnh mẽ, đều đặn

Câu 19: Từ trong câu: Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng 6 được dùng để thay thế từ ngữ nào?

a. Đất

b. Đất bốc hương

c. Ngàn đời

Câu 20: Đại từ trong câu : Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng 6 có tác dụng gì?

a. Không lặp lại từ được thay thế

b. Ngắn gọn hơn

c. Cho thấy đối tượng có nhiều tên gọi

 

10
4 tháng 11 2021

nhiều thế

4 tháng 11 2021

chị tuy học lớp 6 nhưng giờ hỏi mấy bài lớp 5 kiểu này thì chị xin rút lui