K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 5 2017

Câu 2: Hoàn cảnh ra đời:

1. Hiến pháp 1946: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam.

2. Hiến pháp 1959: Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-ne-vơ (các bên ký kết ngày 20/7/1954), văn kiện quốc tế đầu tiên, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.Tuy nhiên, ngay sau đó được sự ủng hộ trực tiếp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam.

3. Hiến pháp 1980: Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã bầu ra 492 vị đại biểu Quốc hội (khóa VI). Từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên. Tại kỳ họp này, ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới.

4. Hiến pháp năm 1992: Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.

5. Hiến pháp năm 2013: Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

18 tháng 5 2017

1)

Đặc điểm của pháp luật:

- PL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. - PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. - PL do Nhà nước đặt ra và bảo vệ.
12 tháng 5 2021

*Nêu Đặc điểm chung của Pháp luật?

-Tính giai cấp (tính ý chí): pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật trước hết và luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. ...

-Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trưng vốn có của mọi pháp luật.

*Tại sao đất nước lại đặt ra pháp luật ?

- Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

*So sánh pháp luật và kỉ luật?

-Giống nhau:

+Đều có tính bắt buộc

+Giúp cộng đồng, tổ chức, xã hội trật tự, ổn định, phát triển

+Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân

- Khác nhau:

Pháp luậtKỉ luật

- Do nhà nước ban hành

- Phạm vi rộng, áp dụng với tất cả mọi người

- Có tính cưỡng chế

- Do cơ quan, tổ chức ban hành

- Phạm vi hẹp, áp dụng với cá nhân nằm trong tổ chức đó

- Không có tính cưỡng chế

Câu 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp.

 

Câu 10: Định nghĩa: Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.VD:cấm sử dụng ma túy,ko săn bắt động vật hiếm,khai thác cát trái phép,....

 

Câu 11: Cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

17 tháng 4 2021

Câu 10: Pháp luật là gì? 

 Pháp luật được định nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước được ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Cho VD: nhà nước đưa ra luật giao thông

Câu 9: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam.Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp.

 

Câu 11: Cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.