Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
a. Ngôi kể thứ nhất: có hai kĩ năng. - Nhân vật “tôi”, chính là tác giả (thường gặp trong hồi kí, tự truyện). - Nhiều khi “tôi” không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy “tôi” chĩ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy... - Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện. - Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan. - Nhược điểm: thiếu tính khách quan. b. Ngôi kể thứ 3 - Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng. - Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ. - Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.
Câu 2
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự làm cho văn bản sinh động và sâu sắc hơn
"Trông thấy tôi, lão cố làm ra vẻ vui. Nhưng rồi lão phải nói ngay câu chuyện mà lão sang đây để nói cho tôi nghe:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Hình như không nói ra được những điều này thì lão không nén nổi xúc động nữa. Nhưng nói ra rồi thì đôi mắt lão ầng ậng những nước. Lão òa khóc và ôm lấy tôi. Tội nghiệp, tôi hỏi cho có chuyện để lão nói cho khuây khỏa:
- Thế nó cho bắt à?
Câu hỏi của tôi vô tình chạm vào đúng nỗi đau của lão. Mặt lão đột nhiên dúm lại, lão khóc hu hu những nếp nhăn xô lại, ép vào hai hàng nước mắt chảy ra.
Thật là tội nghiệp. Tôi không xót xa về mấy cuốn sách của mình nữa mà chỉ ái ngại cho lão Hạc."
Các bước lm 1 bài văn tự sự là :
- Tìm hiểu đề , tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết thành bài văn
- đọc và sửa lỗi sai
Trong văn tự sự thường có ngôi kể thứ nhât và thứ 3 .( Khái nghiệm hok ở lp 6 mk ko nhắc lại nhé !)
Câu 2 : tác dụng : Miêu tả : giúp ng đọc hình dung ra được sự vật , nhân vật trong văn bản tự sự đồng thời làm câu văn trở nên sinh động hơn trong mắt ng đọc
Biểu cảm : bộc lộ tình cảm , cảm xúc sau cái lần đó hoặc sau cái sự việc mà ng kể muốn nói . Giúp bài văn có tính truyền cảm .
=> Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta ko nên lạm dụng wa nếu ko thì nó sẽ trở thành bài văn miêu ta hoặc biểu cảm
các bước làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
B1 : Xác định nhân vật và sự việc trong bài
B2 : lựa chọn ngôi kể
B3 : lựa chọn thứ tự kể
B4 : xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết trong bài văn
B5 : Viết thành bài
P/S : mk nghĩ z ~~
Hôm nay là sinh nhật mình, anh ấy vẫn dẫn mình đi chơi như mọi năm. Sinh nhật chỉ cần 2 đứa ấm cúng là đủ rồi, những buổi tối thế này ở quán Kem Bud’s quen thuộc của 2 đứa thật lãng mãn, ấm áp. Mình tổ chức một buổi sinh nhật cho lũ bạn nhí nhố sau, còn bây giờ thì chỉ muốn ở bên canh anh ấy thôi, một người lãng tử, dịu dàng và đầy….bất ngờ.
Mà đúng thiệt, anh ấy dẫn mình đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Bước vào quán Kem Bud’s mình nhận được một bó hồng đỏ thắm từ tay anh, cô bé phục vụ bước ngang mỉm cười “Happy Birthday chị”, hóa ra anh đã cẩn thận nháy mắt với các nhân viên trong quán nhờ họ hôm nay chúc mừng mình. Thích ghê đó, dù là người lạ nhưng nhận được thêm mỗi một lời chúc là một điều hành phục rồi đúng không. Xong xuôi khi ngồi xuống bàn, nhấm nháp ly trà đá, ngoài trời thì mưa, bỗng dưng…
Tèn tén ten, cô bé phục vụ mang ra nguyên một chiếc bánh làm bằng kem to ơi là to, chiếc bánh này mình thèm đã biết bao lâu nay rồi mà chưa có dịp ăn, hi hi, thì bánh kem chỉ để đến sinh nhật mới được ăn thôi chứ, vậy mới có ý nghĩa. Những cục kem mát lạnh bốc hơi ngào ngọt nhìn ngon quá đi, măm măm. Mình vừa định giở chiếc bánh lên để chụp hình thì wow, phải nói là bất ngờ tột độ, trên mặt chiếc bánh là tấm hình hai đứa mình lần đầu tiên gặp nhau ở quán này, lần đó cũng nhờ cô bé phục vụ ở đây chụp dùm. Nhìn mình hồi đó ngây thơ ghê, tấm hình thiệt là dễ thương đó không phải được gắn trên chiếc bánh mà được…in thẳng lên chiếc bánh, in màu lên kem đàng hoàng mà vẫn sắc nét, rõ ràng, nhìn rõ mồn một nha. Không biết làm sao mà họ làm được nhỉ? Ko biết làm sao mà anh biết trò này được nhỉ? Thích quá đi mất, làm mình ngồi tiếc cả buổi trời ko dám ăn chiếc bánh kem này, chỉ dám ngồi để ngắm, hi hi, mình lên hình chiếc bánh kem đẹp quá đi chứ…
Anh thật là lãng mạn, sinh nhật 18 tuổi của mình vậy là quá tuyệt vời. Cảm ơn anh iu và chiếc bánh kem in hình ngon ơi là ngon, hi hi, ngày mai em làm sinh nhật nữa đó, anh có tặng em 1 chiếc banh kem thế này nữa không ta ?
Bạn tham khảo bài viế này nha!
Ngày nhỏ, ai cũng có lần làm hỏng, làm hư đồ đạc trong gia đình. Em cũng đã có một lần trót nghịch ngợm làm vỡ một lọ hoa rất đẹp của bà. Lỗi lầm ấy đã đem đến cho em nhiều bai học. Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ Bát Tràng được tráng men trắng, vẽ mực xanh mịn màng, sáng bóng. Nó được trân trọng đặt trên bàn thờ giữa nhà. Mẹ em nói đó là một kỉ vật thời trẻ của bà, bà đã giữ gìn, nâng niu chiếc lọ ấy mấy chục năm nay, lọ hoa này có số tuổi nhiều hơn cả tuổi của mẹ em. Bà quý chiếc lọ ấy lắm. Thỉnh thoảng bà lại mang lọ ra lau chùi cho sáng bóng. Mỗi lần như thế, bà ngắm chiếc lọ không biết chán, đôi mắt đã nhăn nheo vì thời gian lại ánh lên vẻ long lanh kì lạ. Ai cũng biết tình cảm bà dành cho chiếc lọ nên hết sức giữ gìn, nâng niu. Mỗi lần sửa sang bàn thờ mẹ lại cẩn thận đặt nó vào một chiếc hộp xốp để tránh va đập. Buổi sáng hôm ấy. Mọi người trong nhà em đi làm hết cả. Bà đi sang nhà bà hàng xóm chơi. Em ở nhà một mình buồn quá bèn rủ mấy đứa bạn sang nhà đá bóng, sân nhà em rất rộng, đủ cho chục đứa bằng tuổi em đá bóng, đùa nghịch. Đi một vòng quanh xóm, em đã gọi được sáu đứa bạn cùng sang chơi. Cả bọn hò reo hào hứng với trái bóng tròn. Em thê hiện khả năng bằng những đường dắt bóng lắt léo và những cú sút “thần sầu”. Đang có bóng trong chân, em co chân tung một cú sút thật mạnh. “Rầm!”. Cửa nhà em mở tung. Bóng va vào cửa, rơi “bịch!” xuống sân. Đáng lẽ phải chạy ra đóng cửa thì em lại quá hào hứng với trái bóng mà hăm hở lao vào đá tiếp. Em lại có bóng trong chân. Dắt bóng. Rê bóng. Và... “Sút!”. Em hét lên và co chân sút bóng về phía “khung thành” đội bạn. Nhưng bóng lao thẳng vào nhà, bay về phía bàn thờ, đập vào cái lọ. Lọ hoa từ trên cao rơi xuống vỡ tan thành những mảnh vụn. Em hoảng hốt lao vào nhà. Sững sờ. Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Đám bạn xôn xao rồi từng đứa một đi về. Em sợ hãi ngồi lo lắng. Biết nói gì với bà bây giờ? Bà sẽ rất tức giận. Bà sẽ la mắng em. Bố mẹ sẽ quở trách, thậm chí... đánh em. Em nhắm mắt sợ hãi nghĩ đến những điều có thể xảy ra. Em đang đau khổ vì lỗi lầm của mình thì tiếng gậy lộc cộc chống xuống sân vang lên. Bà đã về! Em chạy vội ra sân, miệng lắp bắp: “Bà... bà ơi!”. Bà ngẩng lên nhìn em, lo lắng hỏi: “ Sao thế con? Có việc gì mà mặt tái mét lại thế?”. Em run rẩy: “Bà ơi... cái lọ hoa bị vỡ. Con... con xin lỗi”. Bà khẽ giật mình. Bà đi nhanh vào nhà, sững sờ nhìn những mảnh vụn vỡ tan tành của chiếc lọ bà hằng gìn giữ mấy chục năm. Em vội vàng tránh cơn giận của bà có thể đến bằng một câu nói dối: “Chúng con đá bóng... Thằng Tí nó sút vào”. Bà không nói gì chỉ run run lượm những mảnh vụn đặt vào một chiếc bình cũng bằng gốm. Đúng lúc ấy, bố mẹ em đi làm về. Em lại sợ hãi tránh tội bằng lời nói dối như khi nãy. Mẹ chăm chú nhìn vào mắt em hỏi nhỏ: “Con nói thật chứ?”. Em nhắm mắt, cúi đầu nói khe khẽ: “Vâng ạ!”. Mẹ không nói gì nữa, lẳng lặng đi chuẩn bị bữa trưa. Bữa cơm trưa hôm đó là một bữa cơm buồn. Cả nhà lặng lẽ ăn không ai nói câu gì. Nhất là bà. Người ăn chưa hết lưng cơm đã ngừng đũa đi vào phòng. Đôi mắt bà u sầu, buồn bã. Em ăn cũng không yên lòng. Trời ơi! Em đã làm gì thế này? Chỉ vì mải mê chơi đá bóng, chỉ vì bất cẩn mà em đã làm mất đi một kỉ vật quý giá của bà. Nhưng tội lỗi hơn là em đã nói dối. Lời nói dối trơn tru như một đứa dối trá chuyên nghiệp. Đổ tội cho thằng Tí, em đã tránh được những la rầy, trách mắng, nhưng không tránh được sự dằn vặt về tội lỗi của chính mình. Giấc ngủ trưa không an lành. Em thấy một bóng người bay ra từ chiếc lọ hoa đã vỡ. Đó là một cụ già trông rất đỗi quen thân. Cụ nhìn em chăm chú rồi thở dài hỏi: “Sao con lại nói dối? Sao con lại nói dối?...”. Câu hỏi cứ ngân vang đầy ám ảnh. Em sợ hãi ngồi bật dậy, mồ hôi ướt đầm đìa. Em vội vã đi sang phòng bà rồi cứ thế òa khóc nức nở: - Bà ơi... Hu hu...! Bà lo lắng hỏi: - Con làm sao vậy? - Hu hu... Bà ơi, con đã nói dối. Chính con đã làm vỡ lọ hoa của bà... Bà ôm em vào lòng, xoa đầu em rồi thủ thỉ: - Con biết nhận lỗi là tốt. Con biết không, đó là chiếc lọ ông tặng bà khi còn trẻ. Bà gìn giữ nó đã lâu... Trời ơi, vậy cụ già trong giấc mơ vừa rồi là ông nội em đó. Bố đã có lần kể rằng ông mất khi bố còn nhỏ, bà cứ ở vậy nuôi bố lớn lên. Em chỉ được nhìn thấy ông qua một bức vẽ truyền thần. Chẳng vậy mà em thấy gương mặt ấy quá quen thân. Em nhẹ lòng khi đã nói ra được lời thú lỗi của mình. Vậy là bà không trách mắng gì em. Càng nghĩ về chiếc lọ đã vỡ, em càng thấm thìa hơn tình cảm gia đình ấm áp thiêng liêng. Nhìn quanh bà, em hiểu rằng mỗi đồ vật đều có cuộc sống riêng của nó. Mỗi món đồ đều gắn với một kỉ niệm riêng mà chỉ những ai biết trân trọng tình cảm mới hiểu được.
Bài 1:(Mk chọn từ'' một mùi hương lạ...tôi đi học'' nha)
_Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm
_Xác định vấn đề, đối tượng: Cảm giác tò mò về mọi thứ xung quanh, thèm được tự do như khi còn nhỏ nhưng lại quay trở lại với hiện tại, đánh dấu cho bước ngoặt lớn của cuộc đời
_ Được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Bài 2:
_Yếu tố miêu tả:
+Một mùi hương lạ xông lên lớp.
+Trông hình gì tôi cx thấy...hay hay
+.....
_Yếu tố biểu cảm:
+Tôi đưa mắt thèm thuồng ....trong trí tôi.
+...
Bài 3:(đều là tả mẹ nha)
C1: ''Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con''
Đó là lời bài thơ, bài hát ru mà chúng ta vẫn thường nghe mẹ hát. Có lẽ, với mỗi chúng ta, mẹ chiếm một vị trí quan trọng, ko thể thiếu được.Và với tôi cx vậy.
còn bài 4 nữa mak vs lại bn viết dấu 3 chấm khó hiểu quá
Bạn tham khảo nhé
Khác với mọi ngày, chiều nay em đi học về thấy cánh cửa nhà mở thật rộng. Qua hàng rào hoa dâm bụt em thấy trong nhà có một bóng người cao lớn đang đi lại… Em thắc mắc tự hỏi '' ai đây nhỉ ? '' và đi vội về…
Vừa bước đến cửa thì một gương mặt thương nhớ hơn hai năm nay đối với em hiện ra làm em xúc động lặng người. Em vứt cái cặp xuống, chạy ào đến ôm cái thân hình vạm vỡ đầy sương gió và kêu lên : '' Ôi, bố ''.
Em hỏi bó trong lời nghẹn ngào, '' Bố về bao giờ thế ? '' và đôi dòng nước mắt trào ra. Bố em vừa cốc nhẹ lên đầu em, vừa nói :
- Con gái bố lớn quá rồi.
Em vừa xoa đôi má rám nắng, vừa hôn lên nước da ngăm đen mặn mùi nước biển ấy, thế rồi hai bố con bỗng nhiên cười rất to…
Sáng mùng 1 tết ,ba mẹ để mình ngủ đến tận 10 h mới gọi ,nhưng đêm qua đón giao thừa thức suốt ,mình bất đắc dĩ lồm cồm bò dậy .
-Con trai , dậy rửa mặt rồi đi ra vườn nhà hái mấy bông lay ơn đỏ , nhúng qua nứoc mưa cho tươi ,đem vào cắm lọ thủy tinh vào để cúng ông bà đi con !
Tôi nhớ mang máng lại tiếng đó là của mẹ tôi ,dạ vâng dạ vâng cho qua quýt ,sau đó cũng làm theo lời mẹ dạy .
Chẳng hiểu sao sơ ý thế nào khi đem hoa vào đến sân,một tay cầm lọ, có chú chuột nhắt chạy qua chân cái rào một cái, ,sợ quá tôi giật mình đánh thót ,thế là lọ pha lê của ba mẹ tôi vỡ tan tành .
- Con xin lỗi ,cái lọ nhà mình nay cầm sao trơn thế không biết ?-tôi vừa van nài vừa đánh mắt liếc ngang sợ sệt,dò ý mẹ đang nấu đồ ăn sáng cho tôi trong bếp .
-Á i chà ,cậu ấm lại đoảng quá ,mùng 1 tết mà vỡ cốc chén ,lọ hoa quý vậy là dông cả năm ,xui xẻo lắm đó con ạ -tiếng mẹ rên rẩm .
-Không sao ,đổ vỡ là điềm lành ,lọ hoa này ba mua bên Tiệp về ,nó là xứ sở của pha lê đó con,nhưng không sao ,nhà mình còn một lọ nữa ba mua 1 đôi mà -giọng ba ôn tồn ,cũng làm mình đỡ run phần nào .Chắc ba cũng hiểu tính câu con trai nhút nhát của ba lắm ,tuổi mới lớn mà !
Tôi ngẩn ngừoi nhìn những mảnh vỡ vụn dứoi chân ,không dám giải thích gì hơn nhưng chắc chắn rằng con chuột nhắt đáng ghét kia đã cướp đi tiền triệu của ba mẹ mình ,lại làm cho mình mắc phải tội lỗi vô ý đánh đổ vỡ đồ dùng nữa chứ!
Lấy chổi và hót rác quét vào nhè nhẹ thương thương tiếc tiếc,tóm lại mình thầm nghĩ :Pha lê hay gì gì thì cũng là đồ vật ,mình sẽ sửa ,hứa với lòng mình không làm ăn vụng dại như vậy nữa ,và cũng sẽ không sợ bọn chuột kia nưã ,lần sau mình gặp nó mình sẽ gọi bác mèo già ra là xong hết ,vĩnh biệt pha lê
Câu 1
a. Ngôi kể thứ nhất: có hai kĩ năng.
- Nhân vật “tôi”, chính là tác giả (thường gặp trong hồi kí, tự truyện).
- Nhiều khi “tôi” không phải là tác giả mà hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Khi ấy “tôi” chĩ là một nhân vật trong truyện tự kể về mình, về những điều mình tai nghe, mắt thấy...
- Khi đã sử dụng ngôi thứ nhất, tác giả vẫn có thể thay đổi người kể, nhân vật kể chuyện.
- Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan.
- Nhược điểm: thiếu tính khách quan.
b. Ngôi kể thứ 3
- Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.
- Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ.
- Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.
Câu 2
Các yếu tố miêu tả và biều cảm trong văn bản tự sự làm cho văn bản sinh động và sâu sắc hơn