Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tóm tắt cuộc khởi nghĩa :
- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê Linh
- Mùa xuân năm 40 hai bà trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn
- Nghĩa quân khắp nơi kéo về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa
- nghĩa quân đánh bại kẻ thù làm chủ được Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
lực lượng tham ra cuộc khởi nghĩa đông
Tóm tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40 – 43 chống ách đô hộ của nhà Hán.
Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai con gái của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng dõi Hùng Vương. Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.
- nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa: Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo,trong đó phụ nữ đóng vai trò quan trọng,có 5 chủ tướng chỉ huy là nữ.
ngô quyền lợi dụng lúc thủy triều xuống dựng bãi cọc ngầm để dụ địch ngay khi thủy triều lên ngô quyền cho quân lính lấy 2 chiếc thuyền con dụ địch b=vào sông bchj đằng càng vào sâu sông càng bé thuyền của địch to nên sẽ ko quay đầu đc khi vào tận trong thì quân của ngô quyền từ hai nhánh sông nhỏ xông ra lúc thủy triều cạn địch rút lui nhưng bị ngsvaof bãi cọc ngầm chắc chắn nên ko thoát đc 1 số cố chống lại nhưng chết hết 1 số nhảy xuống vào bãi cọc ngầm cũng chết
Câu 3: Năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Nguyên nhân: Do ách đô hộ thống trị của nhà Hán nên nhân dân căm phẫn.
- Diến biến;
- mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ). Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân dã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.
- Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
3. Kết quả:
- xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.
- giành lại độc lập cho dân tộc.
4. Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta.
- Diễn biến: +Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
-Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được nước Vạn Xuân
-Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta.
tham khảo!
- Diễn biến: +Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
1. - Trình độ tương đương với các vùng xung quanh:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
+ Biết trồng lúa một năm hai vụ. Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và khai thác lâm thổ sản... đều phát triển.
+ Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng...
Trình bày tóm lược quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1862)?
Quá trình xâm lược nước ta của Thực dân Pháp:
-Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân vào đánh Gia Định. Do cuộc kháng Pháp rộng khắp và bền bỉ của nhân dân ta, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của ngườiPháp bị thất bại và việc xâm chiếm Việt Nam phải kéo dài gần ba thập kỉ. Trong quá trình đó, Pháp đã thực hiện phương châm “tằm ăn lá”, là chiếm dần đất, lấn dần chủ quyền và từng bước thiết lập bộ máy cai trị.
-Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho ***** Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ haichính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.
Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858-1884)
1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng với kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Trước tình thần chiến đấu của quân và dân ta, quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
→Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định
- 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình nhanh chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
-> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn →Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói nhỏ.
- Đầu năm 1860, nước Pháp gặp nhiều khó khăn ở chiến trường Trung Quốc và Italia-> Dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862.
- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà-Đại đồn phòng thủ lớn nhất Đông Nam Á của triều Nguyễn.
- Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861),Vĩnh Long(23/3/1862).
-Tuy nhiên chúng không thể kiểm soát (bình định) các vùng đã chiếm đóng do vấp phải phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
4. Thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Sau khi xâm chiếm Campuchia (1863), Pháp yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng ba
tỉnh miền Tây
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản nộp thành.
- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
5. Pháp tiến đánh Bắc Kì.
a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì.
+ Cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc
+ Tổ chức các đạo quân nội ứng
- Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để đem quân ra Bắc
- Ngày 20/11/1873,Pháp tấn công thành Hà Nội -> sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng
- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gácniê tử trận.
→kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp thất bại.
- Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân
Pháp điều ước Giáp Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.
b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai (1882-1883). Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Bối cảnh: Kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển.
-Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp kéo ra Bắc.
+ 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
+ 25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội.
+ 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..
+19/05/1883, thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai của quân dân ta, tướng Rivie tử trận.
- 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng với Pháp→quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được hoàn thành.
-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính thức áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.
Mai Thúc Loan :
Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường
Diễn biến:Cuộc k/n bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam làm căn cứ
Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.
Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.
Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc
Lý BÍ :
Nguyên nhân: Không chịu nổi cảnh nhân dân ta phải sống khổ sở dưới sự thống trị tàn bạo của quân xâm lược nên Lí Bí đã cùng nhân dân nổi dậy giành độc lập * Diễn biến: - Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình. Hào kiệt ở khắp nơi kéo về hưởng ứng : Tinh Thiều, Phạm Tu, Triệu Túc,.. - Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm đc hầu hết các quận huyện. - Tháng 4/542, nhà Lương cử quân sang đàn áp, bị nghĩa quân đánh bại, giải phóng đc Hoàng Châu. - Đầu năm 543, nhà Lương đàn áp lần hai. - Nghĩa quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố và giành thắng lợi.
* Kết quả : - Lý Bí lên ngôi hoàn đế ( Lý Nam Đế ) vào mùa xuân năm 544. - Đặt tên nc là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ. * Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ Ý nghĩa lịch sử: - Nền độc lập dân tộc được khôi phục. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. - Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 1 : * Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 2 :
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
Tik mk nhé bạn
Câu 1:
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Câu 2:
Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.