K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2018

Câu 1:

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Có sự khác nhau do:

+ Châu Á có có diện tích rộng lớn, lãnh thổ trải dài từ xích đạo đến vùng cực Bắc

+ Địa hình phức tạp

16 tháng 10 2018

Câu 2:

Bắc Á:

- Mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.

- Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

Tây Nam Á và Trung Á

- Là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn.



9 tháng 11 2021

Tham khảo

 

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

13 tháng 12 2021

* Sự khác nhau của các kiểu khí hậu

- Các kiểu khí hậu gió mùa:

+ Phân bố: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

+ Đặc điểm: trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô, mưa không đáng kể; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa:

+ Phân bố: chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

* Việt Nam thuộc kiểu khí hậu: nhiệt đới gió mùa.

28 tháng 11 2019

* Về số dân:

- Dân số châu Á lớn nhất so với các châu lục khác và chiếm 60,6% dân số thế giới năm 2002.

- Dân số châu Á gấp 4,9 lần châu Phi (13,5%) và 117,7 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương (0,5%).



21 tháng 1 2017

- Từ đông sang tây dọc theo vĩ tuyến 40°B, các cảnh quan lần lượt là: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, núi cao, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải. - Nguyên nhân: Do sự thay đổi của khí hậu mà cụ thể là lượng mưa. Vùng gần bờ phía đông, ảnh hưởng của biển, khí hậu ẩm hình thành cảnh quan rừng hỗn hợp. + Càng vào sâu nội địa, khí hậu khô hơn do lượng mưa giảm, hình thành thảo nguyên. + Vào khu vực trung tâm, lượng mưa càng ít hình thành hoang mạc và bán hoang mạc. + Ở vùng núi cao do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều cao nên có cảnh quan núi cao. + Ở vùng ven Địa Trung Hải, do mưa vào thu đông nên cảnh quan rừng cây bụi lá cứng Địa Trung Hải.

19 tháng 12 2016

3. Đông nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng bằng phù sa màu mỡ, thảm tthực vật rừng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên khoáng sản đa dạng.
Đông Nam Á biển đảo: khí hậu nhiệt đới ẩm và khí hậu xích đạo; thảm thực vật rừng nhiệt đới và xích đạo phong phú; giàu khoáng sản.

19 tháng 12 2016

chị ơi

17 tháng 11 2021

Câu 1.

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

- Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm

17 tháng 11 2021

Câu 2:

 Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp.

+ Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.