Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2: Trả lời:
Để tránh bị phai màu giữa đồ tối vào đồ màu sáng rồi lại không ứng ý, khiến bỏ quần áo cũ mua quần áo mới, vậy là rất lãng phí.
Câu 3: Trả lời:
Mẹo nhỏ với quần áo
+ Vết ố do rượu mạnh: Ngâm quần áo trong nước lạnh, sau đó giặt bằng nước ấm đã pha xà phòng.
+ Vết máu: Ngâm quần áo trong nước lạnh, chà xà phòng đến khi vết ố gần như biến mất rồi giặt. Thoa hỗn hợp bột ngô và nước lên vết ố và để khô. Rắc một ít muối ăn lên trên vết ố. Chà ôxy già lên vết ố rồi ngâm nước lạnh trong khoảng nửa giờ. Nếu tất cả biện pháp trên đều không tẩy được vết ố cách cuối cùng là thêm amoniac vào khi giặt.
+ Vết chocolate hoặc nước nho: Tẩy vết chocolate bằng nước có bột xà phòng với một chút amoniac. Tẩy vết nước nho tươi trên vải cotton hoặc linen bằng cách ngay lập tức rót nước sôi lên vết ố.
+ Vết cà phê, trà: Cọ sạch vết bẩn bằng bọt biển với nước lạnh. Hoặc ngâm quần áo trong 1/4 nước ấm, thêm nửa thìa cà phê vết giặt tẩy và một thìa cà phê dấm trắng rồi mới giặt.
+ Vết mỹ phẩm: Dùng dung môi tẩy khô. Vết màu vẽ: Đặt mảnh vải lên cầu là, sau đó phủ giấy sáp lên vết ố (đặt phấn sáp xuống dưới) đặt một miếng giẻ ẩm lên trên giấy và là với nhiệt độ cao.
+ Vết bẩn, dầu mỡ và bùn: Chà nước vết bẩn bằng nước tẩy thảm trước khi đem giặt.
+ Vết ố do thức ăn: Chà bằng bàn chải đánh răng cũ rồi xả bằng nước lạnh. Để giữ nguyên màu trang phục, thêm vào nước ấm nửa chén bột giặt và nửa chén thuốc tẩy giữ màu quần áo và ngâm qua đêm. Cách khác, xối nước lên vết bẩn ngay lập tức và tẩy vết ố với amoniac.
+ Vết nhựa cỏ: Chà xát vết bẩn bằng dung dịch chứa một phần rượu cồn và hai phần nước lên chất liệu vải không phai màu. Có thể thay chất tẩy bằng xà phòng hoặc dầu gội cho tóc dầu. Một cách khác; Xử lý sơ qua vết ố bằng cách dùng bàn chải đánh răng xát kem trà răng trắng không chứa gel. Cứ để như vậy qua đêm hãy giặt lại.
+ Vết kẹo cao su: Cho quần áo vào ngăn đá hoặc bình đá hoặc chà một chút chất làm loãng sơn không mùi để hòa tan vết kẹo cao su, sau đó giặt riêng.
+ Vết hoa quả: Chà vết ố bằng nước lạnh sau đó ngâm một chút nước ấm với một thìa cà phê amoniac và nửa thìa xà phòng giặt, 1/4 nước ấm và 1 thìa cà phê dấm trắng (không dùng giấm cho vải cotton hoặc linen). Tẩy đi tẩy lại và để trong 30".
+ Vết bút bi: Thoa glycerin âm ấm lên vết bẩn, tẩy và xả nước. Hoặc thêm một vài giọt amoniac giặt rồi xả với nước.
+ Vết sơn: Dùng nhựa thông chà sạch vết sơn có dầu. Vết ố do mồ hôi: Xử lý bằng cách trà vết ố baking soda. Ngâm vải trong nước có pha thêm 3 viên kháng sinh trong khoảng 1h rồi mới giặt.
+ Vết gỉ sắt: Ngâm vải trong muối và nước chanh.
Đính khuy không cần chỉ: Khuy áo khoác bị lỏng và bạn không có thời gian khâu lại. Hãy dùng một chấm sơn móng tay màu trong đính chỉ lên phần trung tâm của khuy như một giải pháp tạm thời.
Giữ cho quần áo luôn mới: Trước khi cất quần áo mùa đông hoặc mùa hè đi, hãy gài thêm một miếng vải mềm, một túi nhỏ ướp hương để giữ mùi thơm cho quần áo mùa sau.
+ Giặt sạch những vết bẩn để tránh việc chúng chuyển màu theo thời gian. Một chấm nâu từ nước soda (do đường) hoặc màu vàng từ dầu mỡ sẽ khó tẩy rửa sau này và sẽ khiến công cất quần áo thành công cốc.
+ Không dùng túi chất liệu nhựa để cất quần áo vì nó sẽ ngăn cản sự tuần hoàn của không khí và biến những sợi vải sáng màu chuyển sang màu ngà. Nếu quần áo bị bịt kín trong túi nhựa thì nó cũng dễ bị ẩm mốc và phai màu.
+ Tránh để nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào quần áo. Những tia nắng không chỉ làm tăng nhiệt độ ở chỗ bạn cất đồ mà nó còn khiến quần áo bạc màu và ngả vàng (với đồ trắng). Môi trường lý tưởng nhất để quần áo là khô, tối, mát mẻ và sạch sẽ.
+ Đừng nhồi nhét quá nhiều quần áo trong một túi nếu bạn không muốn sản phẩm của năm sau là một đống vải xộc xệch, nhăm nhúm.
+ Xếp quần áo nặng hơn ở dưới và nhẹ dần lên trên. Giữa mỗi bộ quần áo, chèn một lớp giấy mềm mỏng là tốt nhất. Nên để túi quần áo đã đóng gói lên tủ sắt để tránh trường hợp ẩm mốc từ tủ gỗ sẽ ngấm vào giấy và dây ra quần áo.
+ Bỏ một số viên phấn để hút ẩm quanh chỗ cất quần áo. Thêm vào túi đựng một ít băng phiến để gián mối không thể "ngó ngàng" nhưng phải để xa tầm tay trẻ em. Và để cho mùa hè năm sau, trước khi mang quần áo ra mặc tốt nhất bạn nên giặt qua để giũ sạch tất cả bụi bặm của gần một năm lưu kho.
Phần tử nào quan trọng nhất của đèn sợi đốt và được làm bằng gì ?
A. Bóng thủy tinh B. Sợi đốt C. Đuôi đèn D. Cả 3 đáp án trên
các khâu bảo quản trang phục:
GIẶT - PHƠI KHÔ - GẤP - CẤT GIỮ - LÀ(ỦI)
Quy trình giặc quần áo:
- Lấy hết các vật dụng, tiền, chìa khóa,...trong tùi quần áo ra.
- Tách riêng quần áo màu trắng, màu nhạt và quần áo màu sẫm, màu đen, dễ phai màu để giặc riêng.
- Giặc qua một lượt bằng nước sạch.
- Hòa tan xà phòng bột hoặc xà phòng nước trong chậu giặt và vò sạch những vết bẩn trên trang phục (cổ áo, cổ tay, gấu quần,...).
- Ngâm quần áo trong nước xà phòng khoảng nửa giờ.
- Giặt sạch bằng tay hoặc máy giặt. Chú ý giặt riêng những trang phục bị phai màu.
Quy trình phơi quần áo: Trước khi phơi nên lộn mặt trái của các trang phục ra ngoài, giũ mạnh cho phẳng rồi treo vào mắc và móc từng chiếc vào dây phơi. Dây phơi nên bố trí ở chỗ thoáng, có nhiều ánh nắng để trang phục chóng khô, thơm tho.
Ý nghĩa của bảo quản trang phục đúng kĩ thuật: giữ cho trang phục luôn sạch đẹp, lâu hỏng, tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc.
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: D
Câu 6: B
Câu 7: D
Câu 8: A
Câu 9: C
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: D