K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2019

Nhận biết các chất rắn sau bằng PTHH:
a) P2O5, BaO

Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử:

Cho 1 ít nước vào các mẫu thử

\(P_2O_5+3H_2O\rightarrow2H_3PO_4\)

\(BaO+H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2\)

Cho quỳ tím vào các mẫu thử

+Mẫu làm quỳ hóa đỏ => Chất ban đầu là P2O5

+Mẫu làm quỳ hóa xanh => Chất ban đầu là Ba(OH)2
b) MgO, Na2O

Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử:

Cho 1 ít nước vào các mẫu thử

+Mẫu nào tan nhanh trong nước: Na2O

\(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)

+Mẫu nào không tan : MgO

(*MgO tan rất rất ít trong nước)

c) K2O, MgO

Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử:

Cho 1 ít nước vào các mẫu thử

+Mẫu nào tan nhanh trong nước: K2O

\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)

+Mẫu nào không tan : MgO
d) nhận biết dd axit, dd bazơ, dd muối sunfat:
+ dd Na2SO4, NaCl

Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử:

Cho 1 ít dd BaCl2 vào các mẫu thử

+Mẫu nào xuất hiện kết tủa không trong nước, axit=> Chất ban đầu là Na2SO4

\(Na_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2NaCl\)

+Mẫu nào không phản ứng: NaCl

+ dd H2SO4, HCl

Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử:

Cho 1 ít dd BaCl2 vào các mẫu thử

+Mẫu nào xuất hiện kết tủa không trong nước, axit=> Chất ban đầu là H2SO4

\(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2HCl\)

+Mẫu nào không phản ứng: HCl

+ dd K2SO4, KCl, HCl

Trích mỗi lọ 1 ít làm mẫu thử:

Dùng quỳ tím => Chất làm quỳ hóa đỏ là HCl

Còn lại không có hiện tượng là K2SO4 và KCl

Cho 1 ít dd BaCl2 vào các mẫu thử

+Mẫu nào xuất hiện kết tủa không trong nước, axit=> Chất ban đầu là K2SO4

\(K_2SO_4+BaCl_2\rightarrow BaSO_4\downarrow+2KCl\)

+Mẫu nào không phản ứng: KCl

3 tháng 6 2018

ở câu 1 đáp án D là dd NaCl bão hòa thì đúng hơn

3 tháng 6 2018

1C 2D

6 tháng 8 2018

1, a,

Cho NaOH vào lần lưựt các mẫu thử. Hiện tượng quan sát được là.
KNO3: Không có hiện tượng gì
Cu(NO3)2: xuất hiện kết tủa xanh lam(Cu(OH)2)
Fe(NO3)3: xh Kết tủa đỏ nâu( Fe(OH)3)\
Al(NO3)3: XH kết tủa trắng rồi tan( Al(OH)3->Al(OH)4(-)
NH4Cl: Có khí thoát ra(NH3) b,.Dùng BaCl2 phân thành 2 nhóm: N1 Na2CO3, Na2SO4 có kết tủa
N2 NaCl,NaNO3 ko có hiện tượng
N1 đem nung kết tủa nhận ra BaCO3 vì xuất hiện khí CO2 --->Na2CO3
N2 dùng AgNO3 nhận ra NaCl vì xuất hiện kết tủa AgCl câu 2: Dùng Ba(OH)2
CuCl2 -> Cu(OH)2 kết tủa xanh
FeCl3 -> Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ
Nacl k có ht gì
NH4Cl -> Nh3 khí mùi khai
(Nh4)2SO4 -> NH3 + BaSO4 . khí mùi khai và kết tủa
6 tháng 8 2018

3.

a.

- Lấy mẫu thử và đánh dấu

- Cho quỳ tím vào các mẫu thử

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh: Na2CO3

+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ: HCl

+ Mẫu thử không hiện tượng: AgNO3, CaCl2 (I)

- Cho HCl vừa mới nhận ra vào nhóm I

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng: AgNO3

AgNO3 + HCl \(\rightarrow\) AgCl + HNO3

+ Mẫu thử không hiện tượng: CaCl2

26 tháng 10 2018

a, có kết tủa xanh lơ

pt CuSO4 + 2NaOH ---> Cu(OH)2 + Na2SO4

b,có kết tủa màu trắng

H2SO4+ BaCl2-->2HCl+BaSO4

c,có khí xuất hiện

2HCl + Na2CO3-->2NaCl+CO2+H2O

d,xuất hiện kết tủa

3NaOH+FeCl3-->3NaCl+Fe(OH)3

e, dd mất dần màu xanh của cucl2

zn + cucl2-->zncl2+cu

4 tháng 10 2016

a) -Trích mỗi đ 1 ít làm mẫu thử

- Nhỏ vài giọt các dung dịch vào quỳ tím

+ Quỳ tím chuyển sang đỏ : HCl , H2SO4 ( nhóm I )

+ Không đổi màu quỳ tím : Na2SO4 , NaCl ( nhóm II )

- Cho BaCl2 lần lượt vào các đ ở nhóm I , thấy xuất hiện kết tủa trắng thì đó là H2SO4 , còn lại là HCl

                           BaCl2 + H2SO4  → BaSO4↓ + 2HCl

- Cho Ba(OH)2 vào 2 đ trong nhóm II , thấy xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Na2SO4 , còn lại là NaCl

                          Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓  + 2NaOH

b) - Trích mỗi chất 1 ít làm mẫu thử

- Cho nước vào 4 mãu thử trên , mẫu thử nào tan tạo thành đ và làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là : BaO , K2O , CaO . Không có hiện tượng gì là Al2SO3

             CaO + H2O → Ca(OH)2

             K2O + H2O → 2KOH

             BaO + H2O → Ba(OH)2

- Sục khí SO2 vào 3 dd còn lại , thấy xuất hiện vẫn đục thì chất ban đầu là CaO

             Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

- Cho H2SO4 vào 2 dd còn lại , tháy xuất hiện kết tủa trắng thì chất ban đầu là BaO , còn lại là K2O

           BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2

c) - Sụt các khí vào dd nước Br , thấy nước Br bị mất màu thì đó là SO2

             SO2 + Br2 + 2H2O → HBr + H2SO4 

- Dẫn 2 khí còn lại vào đ nước vôi trong , thấy xuất hiện vẫn đục thì đó là CO2 , không có hiện tượng gì là O2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

 

4 tháng 10 2016

a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 

b) nHCl = 0,05 . 3 = 0,15 mol

nMg = 1,2 : 24 = 0,05

Tỉ lệ : \(\frac{nMg}{1}< \frac{nHCl}{2}\) suy ra nHCl dư tính theo nMg

  Mg             +   2HCl     →      MgCl2      +         H2 

0,05mol                                   0,05mol            0,05 mol

=> VH2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lit

c)  CM MgCl2\(\frac{0,05}{0,05}=1\)M

Câu 1: Cho 6,5g Zn vào dd HCl thì thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là: A. 2,24 l B.1,12 l C. 22,4 l D. 11,2 l Câu 2: Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc): A. 22,4 l. B. 2,24 l. C. 5,04 l. D. 1,12 l. Câu 3: Hòa tan 50g muối ăn vào 200g nước thu được dd có nồng độ % là: A. 20%. ...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho 6,5g Zn vào dd HCl thì thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là:

A. 2,24 l B.1,12 l C. 22,4 l D. 11,2 l

Câu 2: Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc):

A. 22,4 l. B. 2,24 l. C. 5,04 l. D. 1,12 l.

Câu 3: Hòa tan 50g muối ăn vào 200g nước thu được dd có nồng độ % là:

A. 20%. B. 20,33%. C. 30% D. 52,7%.

Câu 4: Khối lượng của NaOH có trong 200ml dd NaOH 2M là:

A. 16g. B. 23g. C. 12g. D. 1,6g.

Câu 5: Số g KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24l khí oxi (đktc) trong phòng tn là:

A. 31g. B. 22,7g. C. 31,6g. D. 16,8g.

Câu 6: Số g NaCl trong 50g dd NaCl 40% là:

A. 40g. B. 30g. C.20g. D. 50g.

Câu 7: Cho 2,24g CaCl2 hòa tan trong nước để được 100ml dd. CM của dd là:

A. 1M. B. 0,2M C.1,5M. D. 3M.

Câu 8: Khối lượng của 44,8l khí oxi ở đktc là:

A.64,2g. B.64g. C. 60g. D.65g.

Câu 9: trong các cặp chất nào sau đây khi phản ứng với nhau tạo kết tủa:

A. Dd BaCl2 và dd AgNO3. C. dd NaCl và dd KNO3.

B. Dd Na2SO4 và dd AlCl3. D. dd ZnSO4 và dd CuCl2.

Câu 10: Có 3 dd K2SO4; K2CO3; Ba(HCO3)2 có thể dùng dd nào dưới đây để nhận biết các dd trên.

A. dd HCl.

B. dd H2SO4.

C. dd NaOH.

D. tất cả đều đúng.

Câu 11: Hóa chất nào sau đây dùng để nhận biết 3 dd sau: H2SO4, BaCl2, NaCl ở ngay lần thử đầu tiên.

A. Bột kẽm. B. Giấy quỳ tím. C. dd Na2CO3. D. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Cho 6,5g Zn td với dd HCl. Thể tích khí H2 (đktc), và khối lượng axit đã pứ là:

A. 22,4 l; 7,1g B. 2,24 l; 0,71g. C. 2,24 l; 7,3g D. 2,24 l; 0,73g.

Câu 13: Hóa chất nào sau đây dùng để nhận biết các dd sau K2SO4, H2SO4, HCl.

A. Quỳ tím và dd BaCl2.

B. Phenolphtalein và dd AgNO3.

C. dd BaCl2 và dd NaCl.

D. B và C.

Câu 14: Muốn điều chế 5,04 l khí oxi ở đktc cần phải dùng bao nhiêu g KClO3

A. 18g. B.18,4g C. 18,375g. D.20,3g.

Câu 15: Có những khí sau CO2, H2, O2, SO2, CO. Khí làm đục nước vôi trong là:

A. CO2. B. CO2, SO2. C. CO2, CO, H2. D.CO2, O2, H2.

Câu 16: Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:

A. K2SO3 và HCl. C. Na2SO3 và NaOH.

B. K2SO4 và HCl. D. Na2SO3 và NaCl.

Câu 17 : Dung dịch Na2CO3, Na2SO4, Na2SO3 . thuốc thử dùng để phân biệt 3 dd đó là:

A. dd Ca(OH)2 B. quỳ tím. C. dd H2SO4 loãng. D. Dd BaCl2

Câu 18: Có các dd riêng biệt : MgCl2, BaCl2, FeCl2, Ba(HCO3)2, Al2(SO4)3, ZnCl2, KHCO3, Fe(NO3)3. Khi cho dd NaOH dư vào từng dd thì số chất kết tủa thu đc là:

A. 6 B. 8 C. 7 D. 5

Câu 19: Để phân biệt các dd : NaCl, CaCl2, AlCl3 cần dùng hóa chất nào dưới đây:

A. Quỳ tím.

B. Dd NaOH, dd Na2CO3

C. dd H2SO4, dd AgNO3

D. dd NaOH, dd NaHCO3

Câu 20: Cặp chất không thể tồn tại đồng thời trong cùng 1 dd là:

A. NaOH, MgSO4.

B. KCl, Na2SO4.

C. CuCl2, NaNO3.

D. ZnSO4, H2SO4.

Câu 21: Các oxit axit là:

A. CO2, SiO2. B. SO2, CO. C. P2O5, Na2O. D. CuO, Fe2O3.

Câu 22: Có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng các muối nào sau đây:

A. KMnO4, KClO3.

B. CaCO3, KMnO4.

C. K2SO4, NaNO3.

D. MgCO3, CuSO4.

Câu 23: Dug dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ là:

A. HCl, H2SO4.

B. HCl,H2O.

C. NaOH, H2SO4.

D. Na2O, K2SO4.

Câu 24:Trong các oxit sau oxit nào tan đc trong nước:

A. CuO. B. CaO. C. MgO D.FeO.

Câu 25: Trong dãy các oxit sau oxit nào tác dụng với nước tạo dd bazơ .

A. Na2O, BaO, SO2, SO3. C. SO2, P2O5, CaO, NO.

B. Na2O,K2O, BaO, CaO. D. MgO, SO2, P2O5, CuO.

Câu 26: Oxit axit có những tính chất nào?

A. Tác dụng với nước tạo dd bazơ .

B. Tác dụng với oxit bazơ tạo muối.

C. Làm đổi màu quỳ tím.

D. A và B đúng.

Câu 27: Chọn đáp án đúng.

A. Oxit kim loại đều là oxit bazơ.

B. Oxit phi kim đều là oxit bazơ

C. Các oxit bazơ đều tan trong nước tạo dd bazơ

D. Nước vôi trong làm dd phenolphtalein không chuyển màu.

Câu 28 : Cặp chất nào sau đây không thể cùng tồn tại trong dung dịch :

A. CuCl2 và NaNO3. C. KCl và Na2SO4.

B. NaOH và MgSO4. D. ZnSO4 và H2SO4.

Câu 29: Trong các bazơ sau bazơ nào dễ bị nhiệt phân hủy :KOH, NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.

A. KOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3. B. Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.

C. NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3. D. KOH, NaOH, Fe(OH)2.

Câu 30: Cho các bazơ : KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH. Số lượng các bazơ tan là:

A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 31: Để nhận biết dd Na2SO4 và Na2CO3 có thể dùng thuốc thử nào sau đây:

A. dd Pb(NO3)2. B. dd HCl. C. dd AgNO3. D. dd BaCl2.

Câu 32: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong cùng dd:

A. NaOH và NaBr. C. HCl và AgNO3.

B. H2SO4 và BaCl2. D. NaOH và MgSO4.

Câu 33 : Để làm khô khí SO2 ẩm có thể dẫn mẫu khí này qua :

A. NaOH. B. H2SO4đ. C. CaO. D. Ca(OH)2.

Câu 34: Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng được với :

A. H2O. B. H2SO4. C. NaOH. D. NaCl.

0
25 tháng 8 2017

a, - Trích lần lượt các chất ra làm mẫu thử

- Cho HCl qua lần lượt từng mẫu thử ; mẫu nào không tác dụng được là Cu và NaCl ; mẫu nào tạo ra dung dịch lục nhạt và có khí bay ra là Fe ; mẫu nào tác dụng được mà không có hiện tượng gì xảy ra là P2O5 và BaO

Fe + 2HCl \(\rightarrow\) FeCl2 + H2\(\uparrow\)

2P2O5 + 3HCl \(\rightarrow\) POCl3 + 3HPO3

BaO + 2HCl \(\rightarrow\) BaCl2 + H2O

- Cho NaCl và Cu lên ngọn lửa đèn cồn , muối của Na chyá với ngọn lửa màu vàng

- Còn lại là Cu

- Sục khí CO2 vào BaO và P2O5 ; mẫu nào tạo ra kết tủa trắng là BaO

BaO + CO2 \(\rightarrow\) BaCO3

- Còn lại P2O5

8 tháng 8 2017

Mình làm câu a thôi nhé:

+Đánh số thứ tự từng lọ

Sử dụng quỳ tím thì:

+Hóa đỏ : H2SO4, HCl (I)

+Hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2 (II)

+Không đổi màu: NaCl, BaCl2 (III)

Cho (III) tác dụng với (I) (có thể là NaCl và BaCl2) :

+ Nếu tạo ra kết tủa là dd H2SO4 ,chất đã phản ứng với H2SO4 để tạo kết tủa là Ba(OH)2

+ 2 Chất còn lại là HCl và NaOH ,sử dụng quỳ tím 1 lần nữa để phân biệt

* Cho H2SO4 tác dụng với (III)

+Chất tạo ra kết tủa là BaCl2

pt: H2SO4 +BaCl2 -> BaSO4 (kết tủa) + 2HCl

+Chất còn lại là NaCl

8 tháng 8 2017

Đánh sô thứ tự từng lọ :

*Sử dụng quỳ tím :

+ Hóa đỏ: H2SO4 ,HCl (I)

+Hóa xanh:NaOH ,Ba(OH)2 (II)

+không đổi màu: NaCl, BaCl (III)

*Cho (II) tác dụng với (I)

+ Nếu tạo ra kết tủa là dd H2SO4, vậy suy ra dung dịch tác dụng với nó là Ba(OH)2

+2 Chất còn lại là HCl và NaOH ,sử dụng quỳ tím lần nữa để phân biệt

* Cho H2SO4 tác dụng với (III):

+Xuất hiện kết tủa là: BaCl2

pt: BaCl2 +H2SO4 -> BaSO4 (kết tủa) + 2HCl

+Chất còn lại là NaCl

30 tháng 7 2018

1a) Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết 6 dd sau NaHSO4,Na2CO3,Na2SO3,Na2S,BaCl2, NaCL

Lấy mỗi dung dịch ra một ít để làm mẫu thử. Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, ta chia làm 3 nhóm hóa chất sau :
...+ Nhóm 1 : dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là NaHSO4.
...+ Nhóm 2 : dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là Na2CO3, Na2SO3 và
...Na2S.
...+ Nhóm 3 : dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là BaCl2.
_ Cho mẫu chứa NaHSO4 lần lượt vào các mẫu ở nhóm 2, mẫu sủi bọt khí mùi trứng thối là Na2S :
..........2NaHSO4 + Na2S => 2Na2SO4 + H2S
_ Mẫu sủi bọt khí mùi hắc là Na2SO3 :
..........2NaHSO4 + Na2SO3 => 2Na2SO4 + SO2
_ Mẫu sủi bọt khí không mùi là Na2CO3 :
..........2NaHSO4 + Na2CO3 => 2Na2SO4 + CO2 + H2O

=>Còn lại là NaCl

31 tháng 7 2018

Trích mẫu thử đánh số TT

cho quỳ tím vào các mẫu thử:Quan sát

mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là NaHSO4:nhóm chất 1

mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là Na2CO3,Na2SO3,Na2S:nhóm chất 2

mẫu thử làm quỳ tím không đổi màu BaCl2:nhóm chất 3

mẫu thử không td được với quỳ tím NaCl:nhóm chất 4

cho mẫu thử NaHSO4 vào các mẫu thử nhóm chất 2:Quan sát

xh sủi khí,có mùi trứng thối la Na2S

xh sủi khí, không có mùi là Na2CO3

xh sủi khí, có mùi hắc là Na2SO3

PTHH:-2NaHSO4+Na2s->2Na2SO4+H2s

-2NaHSO4+Na2SO3->2Na2SO4+CO2+H2O

-2NaHSO4+Na2SO3->2Na2SO4+SO2

còn lại là mẫu thủ NaCl

23 tháng 9 2019

a, dd HCL;CuSO4;MgCL2;K2S

- Cho QT vào

+MT làm QT hóa đỏ là HCl

+MT k lm đổi màu QT là các chất còn lại(N1)

-Cho Các chất (N1) vào BaCl2

MT tạo kêt tủa trắng là CuSO4

CuSO4+BaCl2-------->CuCl2 +BaSO4

+MT k có ht là K2S,MgCl2

-Cho MgSO4 vào K2S vàMgCl2

+MT tạo kết tủa là K2S

MgSO4 +K2S------->MgS +K2SO4

+MT k ht là MgCl2

b, dd Na2CO3;CuSO4;MgCL2;K2S

- Cho MgSO4 Vào

+MT tạo kết tủa là K2S

MT còn lại k có ht là MgCL2

- Cho BaCl2 vào các MT còn lại

+MT tạo kết tủa là Na2CO3 và CuSO4

+MT k có ht là MgCl2

+ Cho Na2CO3 vàCuSO4 vào AgNO3

+MT có kết tủa là Na2CO3

+MT k có ht là CuSO4

23 tháng 9 2019

c,Khí màu nâu đỏ : NO2

Dùng CuO nung nóng khí nào làm cho CuO màu đen chuyển dần sang Cu màu đỏ là H2

Cho Br2 ẩm để phân biệt 4 chất khí:

Mất màu : SO2

Không hiện tượng : CO2 , N2 và O2(nhóm 1)

Cho Ba(OH)2 vào nhóm 1

Đục nước vôi trong : CO2

Không hiện tượng : N2 vàO2( nhóm 2)

Dùng tàn que diêm phân biệt nhóm 2

Que diêm cháy sáng mạnh :O2

Que diêm tắt : N2