K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2021

\(\sqrt{x}>-1=>\sqrt{x}+1>0\)(1)

ta thấy \(\sqrt{x}\ge0=>\sqrt{x}+1\ge1\left(2\right)\)

(1)(2)=>vô lí nên ko tìm đc x 

 

19 tháng 7 2021

Bạn ơi 

Bạn chỉ cần hiểu là căn bậc hai số học của là một số x sao cho \(x^2=a\) và \(x\ge0\) thôi

13 tháng 7 2021

Thế bạn ơi

Không phải là căn bậc hai số học là đứng độc lập 1 mình đâu bạn

AH
Akai Haruma
Giáo viên
15 tháng 7 2021

Những trường hợp em nêu đều là CBHSH

$2\sqrt{3}$ là căn bậc 2 số học của $12$

$\sqrt{3}.\sqrt{4}$ là căn bậc 2 số học của $12$

$\sqrt{\frac{3}{4}}$ là căn bậc 2 số học $\frac{3}{4}$

Em cứ nhớ $\sqrt{x}$ (với $x$ là số không âm) là CBHSH của $x$, dù nó biểu diễn kiểu gì đi chăng nữa.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2021

Tại sao không giải ra $\sqrt{P}$ và $\sqrt{P}$?

Em đã có $P$ rồi, nhưng với $\sqrt{P}$, em làm sao rút gọn được khi mà $P$ đã khá gọn rồi. Cũng chẳng có giá trị nào của $x$ để tính cụ thể $P, \sqrt{P}$ rồi đi so sánh. Vì vậy cách này không khả thi.

Vậy thì phải tìm hướng khác. Muốn so sánh 2 số, ta xét hiệu hai số đó.

$P-\sqrt{P}=\sqrt{P}(\sqrt{P}-1)$

Rõ ràng $\sqrt{P}$ đã dương rồi, giờ ta phải xem xét xem $\sqrt{P}-1$ âm hay dương, hay $P$ có lớn hơn 1 không 

Đó là lý do vì sao bài giải như trên.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
16 tháng 8 2021

Còn câu hỏi khi nào giải ra từng cái $P$ và $\sqrt{P}$, thì đó là khi đề cho $x=2$ chả hạn, so sánh $P$ và $\sqrt{P}$.

Nhưg hầu như sẽ chẳng có đề nào ra kiểu vậy, mà đa số lợi dụng tính chất của phân thức đó để so sánh (ví dụ như trong bài tính chất nổi bật là $P>1$) cho nhanh. Đó là cái hay của đề bài.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
19 tháng 9 2021

$(\sqrt{A})^2$ và $\sqrt{A^2}$ khác nhau ở chỗ, ở cái thứ nhất thì bắt buộc điều kiện $A$ phải không âm, để căn thức xác định. Còn cái thứ hai thì $A^2$ luôn không âm rồi nên căn thức xác định với mọi $A$

Vậy, 1 cái thì yêu cầu $A$ luôn không âm từ trước. Một cái $A$ nhận giá trị nào cũng được. Từ đây ta cũng suy ra được:

$(\sqrt{A})^2=A$ không cần dùng trị tuyệt đối vì $A$ đã không âm sẵn rồi.

$\sqrt{A^2}=|A|$ vì không biết $A$ âm hay dương nên phải cho trị tuyệt đối vô để biểu thị căn bậc 2 số học không âm.

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
19 tháng 9 2021

Em lưu ý: 

- Viết đề bằng công thức toán (biểu tượng $\sum$ bên trái khung soạn thảo) để được hỗ trợ tốt hơn.

 

- Khi đặt nhiều câu hỏi việc sử dụng dấu "+" đầu dòng nên kết hợp với tách dòng, tách đoạn để câu hỏi trở nên sáng sủa, rõ ràng. Cách đặt câu hỏi em cũng nên lưu ý viết gọn thôi, tập trung vào đúng cái không rõ, không nên dài dòng để câu hỏi được mạch lạc.

 

Em hiểu đơn giản là em muốn có câu trả lời rõ ràng, mạch lạc thì người trả lời cũng muốn ở em điều ngược lại. Nếu em đặt câu hỏi không được rõ, quá dài thì người đọc sẽ bị ngán hoặc hiểu sai câu hỏi. Do đó, 1 là họ sẽ bỏ qua câu hỏi của em, 2 là họ hiểu lầm nên sẽ có thể không trả lời đúng ý em muốn.

19 tháng 7 2021

\(3-\sqrt{x}\) chưa chắc đã âm

thử x=4=>3-2=1>0

19 tháng 7 2021

Anh ơi cô em bảo âm ạ

23 tháng 7 2021

ĐK: `-x^4-2 >=0 <=>-(x^4+2) >=0 <=> x^4+2 <=0`

`x^4 >=0 <=>x^4+2>=2 >0 forallx`

Là "`-x^4`" chứ không phải "`(-x)^4`" ạ.

23 tháng 7 2021

Thế điều kiện để nó có nghĩa là gì bạn 

20 tháng 7 2021

cái này thì ko nhất thiết phải Cm nha bạn

Câu b kêu tìm x để B ko nhỏ hơn hoặc bằng A

Nghĩa là

\(\dfrac{4}{3-\sqrt{x}}>1\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{4}{3-\sqrt{x}}-1>0\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{4-\left(3-\sqrt{x}\right)}{3-\sqrt{x}}>0\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{x}+1}{3-\sqrt{x}}>0\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}\sqrt{x}+1>0\\3-\sqrt{x}>0\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}\sqrt{x}+1< 0\left(VL\right)\\3-\sqrt{x}< 0\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow3-\sqrt{x}>0\)

\(\Leftrightarrow\sqrt{x}< 3\)

\(\Leftrightarrow x< 9\)

Theo Đk ta có x≥0

Vậy 0≤x<9 thì B ko nhỏ hơn hoặc bằng A

20 tháng 7 2021

\(\sqrt{x}\ge0\Leftrightarrow\sqrt{x}+1\ge1>0\)

Hiển nhiên nhé

Mọi người chỉ mình ạ! Bài 1: giải phương trình \(\sqrt{5x^2}=2x-1\)* Chỉ mình tại sao bài này nếu mà bình phương 2 vế lên có giải được ra kết quả đúng không ạ. Giair thích rõ và chi tiết giúp mình nhé * Với nhưng dạng thế nào thì có thể bình phương ạ! Bài 2: \(\sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}=1\)* Với bài này mình chưa tìm điều kiện luôn mà giải ra thành \(\sqrt{x+1}=1\) rồi tìm điều...
Đọc tiếp

Mọi người chỉ mình ạ! 

Bài 1: giải phương trình 

\(\sqrt{5x^2}=2x-1\)

* Chỉ mình tại sao bài này nếu mà bình phương 2 vế lên có giải được ra kết quả đúng không ạ. Giair thích rõ và chi tiết giúp mình nhé 

* Với nhưng dạng thế nào thì có thể bình phương ạ! 

Bài 2: \(\sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}=1\)

* Với bài này mình chưa tìm điều kiện luôn mà giải ra thành \(\sqrt{x+1}=1\) rồi tìm điều kiện \(x+1\ge0\) cũng được ạ các bạn. 

* Nó có phụ thuộc vào dạng bài không ạ hay là chỉ có những bài mới được làm như vậy còn chỉ có những bài thì phải tìm điều kiện ngay từ đầu ạ ( và làm như vậy có bị mất trường hợp nào đi không) . giải thích tại sao 

Bài 3: 

Ví dụ: \(x^2\ge2x\) . 

* Tại sao khi mà chia cả hai vế cho x thì chỉ nhân 1 trường hợp ( bị thiếu trường hợp). Còn khi mà chuyển vế sang cho lớn hơn hoặc bằng 0 thì lại đủ trường hợp. giải thích mình tại sao lại bị thiếu và đủ trường hợp ạ! 

Giups mình đầy đủ chỗ (*) nhá! 

5

Bài 1: 

ĐKXĐ: \(x\ge\dfrac{1}{2}\)

Ta có: \(\sqrt{5x^2}=2x-1\)

\(\Leftrightarrow5x^2=\left(2x-1\right)^2\)

\(\Leftrightarrow5x^2-4x^2+4x-1=0\)

\(\Leftrightarrow x^2+4x-1=0\)

\(\text{Δ}=4^2-4\cdot1\cdot\left(-1\right)=20\)

Vì Δ>0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1=\dfrac{-4-2\sqrt{5}}{2}=-2-\sqrt{5}\left(loại\right)\\x_2=\dfrac{-4+2\sqrt{5}}{2}=-2+\sqrt{5}\left(loại\right)\end{matrix}\right.\)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
19 tháng 8 2021

Bài 1: Bình phương hai vế lên có giải ra được kết quả. Nhưng phải kèm thêm điều kiện $2x-1\geq 0$ do $\sqrt{5x^2}\geq 0$

PT \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x-1\geq 0\\ 5x^2=(2x-1)^2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ x^2+4x-1=0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ (x+2)^2-5=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ (x+2-\sqrt{5})(x+2+\sqrt{5})=0\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq \frac{1}{2}\\ x=-2\pm \sqrt{5}\end{matrix}\right.\) (vô lý)

Vậy pt vô nghiệm.

AH
Akai Haruma
Giáo viên
31 tháng 7 2021

Bài 1:

Nếu chị nhớ không nhầm thì phải là \(\left[\begin{matrix} \frac{1}{2}\leq x< 2\\ 0< x<\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\)

Tức là $x$ nhận các khoảng giá trị sau:

\(0< x< \frac{1}{2}\)\(x=\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{2}< x< 2\)

Vậy có nghĩa $0< x< 2$ (rất dễ hiểu mà????)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
31 tháng 7 2021

Bài 2:

Ngoặc nhọn dùng khi muốn biểu thị hai/ nhiều phương trình/ bất phương trình đồng thời xảy ra cùng một lúc

Ngoặc vuông dùng khi muốn biểu thị cái này hoặc cái kia xảy ra.

Bài trên phải dùng ngoặc vuông là sao em? Ngoặc nhọn thường xuất hiện trong bài toán giải hệ phương trình, bất phương trình. Còn ngoặc vuông thì thường dùng kết luận nghiệm của pt/ bpt.

Kết hợp điều kiện thì dùng ngoặc nhọn. Ví dụ $\sqrt{x+1}+\sqrt{2-x}$ thì việc $x+1\geq 0$ và $2-x\geq 0$ phải đồng thời xảy ra cùng lúc.