K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2018

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của

Ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ?

Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông, rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. Về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc không nguôi.

21 tháng 3 2022

Câu 1

-  Thể thơ: năm chữ

-  Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

Bài thơ viết theo thể năm chữ đã học: “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)/ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).

Câu 3

- Phép tu từ nhân hóa: “giấy đỏ buồn”, “mực…sầu”.

- Tác dụng: Khiến những vật vố tri như “giấy”, “mực” trở nên giống như con người, cũng cảm nhận được nỗi buồn tủi của chủ nhân. Qua đó thể hiện tình cảnh buồn khổ, thảm thương của ông Đồ thời tàn và niềm cảm thông, sự xót xa của tác giả trước tình cảnh đó của tác giả.

 

25 tháng 1 2022

ND chính : nói về những người thuê viết ngày trước giờ sao không thấy chỉ còn bóng dáng của của ông đồ và những đồ vật buồn hiu.

16 tháng 1 2020

nhưng mỗi năm mỗi vắng

người thuê viết nay đâu 

giấy đỏ buồn không thắm

mực đọng trong nghiền sầu

  Qua nhừng câu thở trên chúng ta thấy nỗi buồn từ lòng người thấm sâu, tỏa rộng vào không gian cảnh vật. Dưới trời mưa bụi "Ông đồ vần ngồi đáy" như bất động. Lẻ loi và cô đơn: "Qua đường không ai hay". Cái vàng của lá, cái nhạt nhòa của giấy, của mưa bụi đầy trời và cơn mưa trong lòng người. Một nỗi buồn lê thê . Thơ tả ít mà gợi nhiều. Cảnh vật tàn tạ mênh mang. Lòng người buồn thương thấm thìa . Khép lại bài ihơ là một câu hỏi diễn tả một nỗi buồn trống vắng, thương tiếc, xót xa. Hoa đào lại nở. Ông đồ già đi đâu về đâu..Thương ông đồ cũng là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà . Bài thơ "Ông đồ" chứa chan tinh thần nhân đạo. "Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời" (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả "Thi nhân Việt Nam" dã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác "Ông đồ"

cho mik xin  lựa chọn đúng nha

26 tháng 2 2017

Không hiểu sao mỗi khi đọc Vang hóng một thời tôi lại nhớ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Quả là đã có những nét tương đồng, khi Nguyễn Tuân và Vũ Đình Liên cùng đi chung trên con đường hoài cổ. Nhớ tiếc về quá vãng, hai tác giả đã để lại cho đời những trang văn, trang thơ đầy cảm xúc và đầy lưu luyến. Đọc ông đồ, tôi chắc người đọc sôi nổi nhất cũng sẽ cảm thấy trầm mặc khi đặt mình vào tâm trạng ông đồ.

Xưa, có những nhà nho hoặc thi cử không đỗ đạt cao hoặc ngán cái cảnh quan triều nhiều lối bon chen mà đành ẩn mình nơi thôn dã dạy con em nông dân học vỡ chữ nghĩa thánh hiền. Những người như vậy, dân gian ta vẫn quen gọi là thầy đồ. Thầy đồ ngày xưa nhiều chữ nhất làng, nhất xã lại biết về thư pháp nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại được nhiều người thuê viết chữ. Những câu đối, những chữ nho chúc phúc từng một thòi là cái hương vị Tết không thể thiếu được của dân tộc ta (thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ).

Ông đồ của Vũ Đình Liên cũng như vậy. Ông xuất hiện rồi gây ấn tượng không phải với tư cách một người thầy mà là với tư cách một nhà thư pháp. Thời gian và không gian nghệ thuật được nhà thơ tạo ra để đón ông đồ đẹp và tươi tắn lắm:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ônq đồ già.

Hành trang của ông đồ là “mực tàu” và “giấy đỏ”. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào, mực tàu và giấy đỏ gọi về cái không khí Tết quen thuộc của Việt Nam và rồi đây những câu đối của ông còn gọi về bao niềm khát khao và mong ước, gọi về cái hồn dân tộc.

Cái nét đẹp và sự huyền bí trong tranh chữ khiến:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài.

Trong khi đó ông đồ vẫn say sưa thể hiện cái tài hoa nghệ thuật của mình. Những con chữ những nét bút như bay như múa mà nét nào, chữ nào cũng có cái hồn riêng. Những lúc ấy hẳn ông đồ tự hào và vui mừng lắm.

Thế nhưng thời thế đổi thay. Hán học mất dần vị trí, chữ thánh hiền dần chìm trong sự lụi tàn. Người thuê viết nay vắng bóng tìm chẳng thấy đâu. Ông đồ vẫn ngồi đó trầm mặc ưu tư nhìn:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọnq trong nghiên sầu

Hai câu thơ thấm đậm bao nỗi xót xa, cảnh vật buồn hay chính lòng ông đồ đang tê tái. Nỗi buồn từ lòng người cứ thế lan tỏa, lan tỏa vào không gian cảnh vật. Hình ảnh ông đồ lúc này cô đơn, tội nghiệp và xúc động xiết bao:

Ồniị đồ vẫn nqồi đấy Qua dườiìíị khôtuị ai hay.

Cái lạnh của những ngày đông cứ phả liên tiếp lên khuôn mặt ưu tư bằng những cơn mưa bụi. Nhưng cái lạnh đó có thấm gì so với những tê tái trong lòng. Ông đồ ngồi đó trầm lặng nhưng nhói đau. Bởi trong cái dòng người đang nườm nượp qua lại kia, ông biết tìm đâu ra một người biết quý một phần cái “hồn dân tộc”. Một nét đẹp truyền thống thế là từ đây sẽ phôi phai. Thời gian như một lớp bụi thời gian phủ mờ tất cả thờ ơ và lãnh đạm:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bài thơ đến đây đã gợi cho mỗi người những “nỗi niềm dân tộc”. Nhưng niềm thương tiếc và sự xót xa bỗng dưng không thể nào kiềm chế được khi:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở dâu hây giờ?

Ông đồ biến mất trải ra một nỗi buồn trống vắng mênh mang và một sự hụt hẫng thẳm sâu trong lòng người đọc; cũng có nghĩa là một lớp người vĩnh viễn lùi vào quá khứ, một nét văn hóa truyền thống lụi tàn dưới ách thống trị của thực dân.

Hình ảnh ông đồ gợi ra bao nỗi xót thương và bao niềm nhớ tiếc. Thơ Vũ Đình Liên tả ít nhưng gợi nhiều. Dựng ông đồ chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã làm được cái việc mà không ít thi sĩ từng ao ước: dựng chân dung mình bằng chỉ một bài thơ.

7 tháng 1 2020

Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của

Ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

Có một khoảng thời gian trôi qua, khoảng trống của đoạn thơ trước khi vào bốn câu kết:

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ.
Hồn ở đâu bây giờ?

Hãy trở lại câu thơ đầu bài Mỗi năm hoa đào nở để thấy quy luật cũ không còn đúng nữa. Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa. Ông đã cố bám lấy xã hội hiện đại, lũ người hiện đại chúng ta đã nhìn thấy sự cố sức của ông, đã thấy ông chới với, nhưng chúng ta đã không làm gì, để đến bây giờ quay nhìn lại, mới biết ông đã bị buông, rơi tự bao giờ. Bóng dáng ông đâu phải bóng dáng của một người, của một nghề, mà là bóng dáng của cả một thời đại, bóng dáng kí ức của chính tâm hồn chúng ta. Đến bây giờ chúng ta mới thấy luyến tiếc, nhưng quá muộn rồi. Chúng ta hỏi nhau hay tự hỏi mình? Hỏi hay khấn khứa tưởng niệm, hay ân hận sám hối. Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc. Về ngữ pháp câu thơ này rất lạ, nhưng không ai thấy cộm: Những người muôn năm cũ. Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử. Chữ muôn năm cũ của câu trên dội xuống chữ bây giờ của câu dưới càng gợi bâng khuâng luyến nhớ. Câu thơ không phải là nỗi đau nức nở, nó chỉ như một tiếng thở dài cảm thương, nuối tiếc không nguôi.

23 tháng 2 2019

Những câu thơ trên tả cảnh những ngụ tình:

   + Hình ảnh đẹp nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất.

   + Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông ( giấy đỏ, mực tàu).

   + Biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – tưởng như vô tri bỗng nhiên trở nên sinh động, mang tâm trạng sầu bi như con người.

   + Hình ảnh thiên thiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.

    → Là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần "vang bóng một thời".