K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2021

Tham khảo

Lịch sử dân tộc ta trải dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với bao cam go, khó khăn, vất vả. Trong cuộc chiến gian khổ ấy, chúng ta đã thấy được biết bao tấm gương thiếu niên anh dũng, những người đã đứng lên quyết tâm bảo vệ quê hương mình. Và trong những người anh hùng đó, tôi không thể nào không cảm phục người anh hùng Lý Tự Trọng. Người thiếu niên đã dũng cảm, hiên ngang đối đầu với kẻ thù với một sức mạnh của lòng yêu nước to lớn. Chính anh đã truyền cho tôi nguồn động lực, nguồn cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động của mình.

Lý Tự Trọng là một người con Việt kiều với tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914. Anh là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ. Sinh ra và lớn lên tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon, Thái Lan, nhưng anh lại cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngay từ nhỏ, anh đã tham gia vào Cách mạng. Mười tuổi, anh được gửi đi học tại Trung Quốc, sau khi trở về, anh hoạt động Cách mạng và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm 1931, khi mới mười sáu tuổi, anhbắn chết tên mật thám Le Grand trong một cuộc mít tinh. Ngay sau đó, anh bị giặc Mỹ bắt và kết án tử hình. Dù bị bắt và kết án tử khi chưa đủ mười bảy tuổi, nhưng Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang lý luận, bảo vệ tư tưởng của mình. Trước khi chết, anh còn hô to hai chữ: "Việt Nam! Việt Nam!". Ở Lý Tự Trọng, tôi vô cùng khâm phục trước tinh thần yêu nước nồng nàn, bất khuất, lòng căm thù giặc sâu sắc của anh. Chính những tư tưởng đó của anh đã làm động lực cho những ước mơ của tôi, tôi muốn được tự mình tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được ước mơ đó, tôi phải tích cực học tập hơn nữa, rèn luyện bản thân hơn nữa để xây dựng quê hương và bồi đắp lòng yêu nước của mình.

Ngoài ra, ở anh, tôi còn học được tinh thần ham học hỏi, bởi Lý Tự Trọng là người thông thạo hai ngoại ngữ là tiếng Hán và tiếng Anh. Đó chính là động lực cho tôi trước những giờ học ngoại ngữ và những bài tập khó. Anh là người truyền cho tôi động lực để gắng sức hơn nữa trong học hành.

Tuy đã ra đi, nhưng tấm gương Lý Tự Trọng sẽ mãi sáng và soi đường, làm động lực, truyền nguồn cảm hứng tốt đẹp để suy nghĩ, ước mơ, hành động không chỉ tôi và cho toàn thiếu niên Việt Nam.

  
24 tháng 1 2021

Cảm ơn bạn nha 

17 tháng 1 2021

Tham khảo:

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ngày 20/10/1914, con trai cụ Lê Khoan (tức Lê Hữu Đạt) quê ở làng Việt Xuyên - Huyện Thạch Hà - Tỉnh Hà Tĩnh và cụ Nguyễn Thị Sờm, quê ở Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh. Do không chịu nổi cảnh áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến, cụ Khoan đã cùng bà con rời quê hương sang Thái Lan sinh sống và tham gia hoạt động yêu nước. Gia đình Lê Hữu Trọng là một trong những cơ sở cách mạng, đây là nơi bồi dưỡng cán bộ và là trường quốc ngữ của Hội Việt kiều. Lớn lên, Lê Hữu Trọng được gia đình cho đi học tại ngôi trường trong Trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa - một sỹ phu yêu nước tổ chức dạy văn hóa. Vốn có tư chất thông minh, Trọng tiếp thu nhanh, đặc biệt anh thuộc và say mê văn thơ yêu nước cả cụ Phan Bội Châu. Sau đó, Trọng cùng một số thanh niên khác được gia đình đưa vào học tại “Hoa Anh học hiệu” - đây là trường chuyên dạy tiếng Trung và tiếng Anh. Trọng là học sinh giỏi của Trường, anh nói tốt tiếng Trung và tiếng Anh, tiếng Thái Lan.

 

Đầu mùa hè năm 1926, thực hiện ý kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Hồ Tùng Mậu - thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội đến Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa, truyền đạt yêu cầu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc về việc chọn một số con em gia đình Việt kiều yêu nước đưa sang Quảng Châu đào tạo lâu dài để chuẩn bị xây dựng tổ chức Thanh niên Cộng sản ở Việt Nam. Lê Hữu Trọng là một trong số các thiếu niên được lựa chọn.

 

Đến Quảng Châu, nhóm thiếu niên này được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (lúc này mang tên Lý Thụy). Để đảm bảo bí mật, các thiếu niên đều mang họ Lý coi như người trong một gia tộc, do đó Lê Hữu Trọng đổi tên Lý Tự Trọng.

 

 

Từ năm 1927 trở đi, tình hình Quảng Châu ngày càng diễn biến phức tạp phản bội mục đích cách mạng của Tôn Trung Sơn gây ra. Năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời, Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng, đồng thời được giao nhiệm vụ đặc biệt: vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản trong nước.

 

 

Nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổ chức một đợt tuyên truyền tố cáo tội ác của thực dân Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Ngày 08/02/1931, lợi dụng lúc bà con đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung đông, các chiến sỹ cách mạng tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng, cờ đỏ búa liềm giương cao, một đồng chí đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy tên thanh tra mật thám Pháp Le Grand và bọn cảnh sát đi cùng ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Bị vây hãm ráo riết, Lý Tự Trọng đã bị bắt.

 

 

Một tên phản bội khai ra tên anh là “Trọng con” và làm công tác liên lạc quan trọng. Bọn chúng mừng quýnh tưởng phen này nắm chắc đến nơi tất cả những đầu mối bí mật của phong trào cách mạng. Chúng đánh anh hết roi song lại roi cá đuối, chúng trói hai tay trút lên xà nhà, cho anh đi “tàu bay”. Dã man nhất, có lần chúng chụp một thứ mũ sắt có bắt đinh ốc đặc biệt, cứ xoáy đinh ốc là mũ kẹp chặt lấy thái dương, chúng kẹp đến nỗi mắt anh từ từ lồi ra mà vẫn thản nhiên chịu đựng. Chúng áp dụng cả đòn tra tấn “lộn mề gà” nhưng với anh tất cả đều vô hiệu.

 

 

Giam cầm, tra tấn ở khám lớn Sài Gòn một thời gian không thu được kết quả, bọn chúng đưa anh về xử án, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 18 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Đứng trước cái chết, Lý Tự Trọng không hề run sợ, anh chủ động biến phiên tòa của đế quốc thành một diễn đàn của người chiến sĩ cộng sản. Khi luật sư bào chữa xin bọn thực dân “mở lượng khoan hồng” vì Lý Tự Trọng chưa đến tuổi trưởng thành và “hành động thiếu suy nghĩ”, anh đã gạt phắt đi và dõng dạc nói: “Tôi hành động có suy nghĩ, tôi hiểu việc tôi làm, tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. Ý chí và hành động của anh là minh chứng hùng hồn về bản lĩnh kiên cường, lòng trung thành, tinh thần bất khuất của người cộng sản, đồng thời là bức thông điệp báo trước sự sụp đổ của thực dân phong kiến và sự tất thắng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

 

Thực dân Pháp không dám xử công khai Lý Tự Trọng, lợi dụng lúc nửa đêm về sáng ngày 21/11/1931 chúng đã hèn hạ dựng máy chém ở ngay khám lớn Sài Gòn hòng giết Anh trong im lặng, nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường, anh dũng và những tiếng hô của Anh: “ Đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo một làn sóng phản đối tội ác của thực dân Pháp, tinh thần cách mạng bất khuất của Anh đã làm cho kẻ thù khiếp sợ và đã động viên, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng trong cả nước lúc bấy giờ và là tấm gương cho các thế hệ thanh niên noi theo. 
17 tháng 1 2021

Lịch sử dân tộc ta trải dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với bao cam go, khó khăn, vất vả. Trong cuộc chiến gian khổ ấy, chúng ta đã thấy được biết bao tấm gương thiếu niên anh dũng, những người đã đứng lên quyết tâm bảo vệ quê hương mình. Và trong những người anh hùng đó, tôi không thể nào không cảm phục người anh hùng Lý Tự Trọng. Người thiếu niên đã dũng cảm, hiên ngang đối đầu với kẻ thù với một sức mạnh của lòng yêu nước to lớn. Chính anh đã truyền cho tôi nguồn động lực, nguồn cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động của mình.

Lý Tự Trọng là một người con Việt kiều với tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914. Anh là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ. Sinh ra và lớn lên tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon, Thái Lan, nhưng anh lại cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngay từ nhỏ, anh đã tham gia vào Cách mạng. Mười tuổi, anh được gửi đi học tại Trung Quốc, sau khi trở về, anh hoạt động Cách mạng và làm liên lạc cho xứ ủy Nam Kỳ với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm 1931, khi mới mười sáu tuổi, anhbắn chết tên mật thám Le Grand trong một cuộc mít tinh. Ngay sau đó, anh bị giặc Mỹ bắt và kết án tử hình. Dù bị bắt và kết án tử khi chưa đủ mười bảy tuổi, nhưng Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang lý luận, bảo vệ tư tưởng của mình. Trước khi chết, anh còn hô to hai chữ: "Việt Nam! Việt Nam!". Ở Lý Tự Trọng, tôi vô cùng khâm phục trước tinh thần yêu nước nồng nàn, bất khuất, lòng căm thù giặc sâu sắc của anh. Chính những tư tưởng đó của anh đã làm động lực cho những ước mơ của tôi, tôi muốn được tự mình tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được ước mơ đó, tôi phải tích cực học tập hơn nữa, rèn luyện bản thân hơn nữa để xây dựng quê hương và bồi đắp lòng yêu nước của mình.

Ngoài ra, ở anh, tôi còn học được tinh thần ham học hỏi, bởi Lý Tự Trọng là người thông thạo hai ngoại ngữ là tiếng Hán và tiếng Anh. Đó chính là động lực cho tôi trước những giờ học ngoại ngữ và những bài tập khó. Anh là người truyền cho tôi động lực để gắng sức hơn nữa trong học hành.

Tuy đã ra đi, nhưng tấm gương Lý Tự Trọng sẽ mãi sáng và soi đường, làm động lực, truyền nguồn cảm hứng tốt đẹp để suy nghĩ, ước mơ, hành động không chỉ tôi và cho toàn thiếu niên Việt Nam.

21 tháng 12 2017

ko biết sao mà giúp vì tớ lớp 6 chứ ko phải lớp 7 đâu! ai lớp 7 thì giúp!  ^_^!

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

18 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Từ mượn: hy sinh

21 tháng 9 2021

Tham khảo (nãy máy lag nên quên in đậm).

30 tháng 10 2016

Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu là kỷ niệm vui lẫn kỷ niệm buồn của thời áo trắng - một thời để nhớ một thời để thương.
Ở một vùng đất xa xôi của tỉnh Gia Lai đến Huế để học tập, em đã được gia đình và thầy cô tạo điều kiện để vào học ở ngôi trường Trung Học Phổ Thông - Ngôi trường mang tên người chiến sĩ cách mạng lão thành Phan Đăng Lưu mà các thế hệ anh chị đã đi qua.
Bước vào lớp học mới, bạn bè, thầy cô, chuyện gì cũng mới, đã làm cho bản thân mình cảm thấy lúng túng, rụt rè bối rối... Trong đầu suy nghĩ, bạn bè ở đây sẽ nhìn mình với một ánh mắt khác lạ, không thiện cảm. Nhưng ngược lại các bạn ở đây rất hồn nhiên, giúp đỡ tôi vào lúc khó khăn nhất, các bạn đã đến hỏi thăm, tâm sự, sẻ chia những chuyện trong lớp, tuyệt vời vô cùng tập thể lớp thân thương 12A12, những kỷ niệm còn mãi trong lòng tôi.
Ngồi trong lớp, những giờ ra chơi nhìn sân trường thấy các bạn đùa vui rất đỗi hồn nhiên và sáng trong như màu áo trắng, các bạn nam thì đá cầu, đuổi bắt; đó đây những tà áo dài bay bay trong gió; và dưới những gốc phượng già nhóm nữ sinh nào đang tụm năm tụm bảy bàn tán chuyện của ngày qua, ngày mai... và chính ở ngôi trường này người thầy đã để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất chính là thầy Phó Hiệu trưởng, thầy chăm lo cho học sinh hết mực, thầy đã không phân biệt giữa học sinh giỏi và học sinh yếu, thầy đã giúp đỡ rất nhiều về mặt vật chất lẫn tinh thần của những bạn học sinh nghèo hiếu học... thầy luôn làm những việc mà khả năng thầy có. Đó cũng chính là trách nhiệm mà người thầy đem đến cho mỗi học sinh thân yêu của mình, yêu biết mấy những tấm lòng nhân hậu cùng trách nhiệm mà thầy trao cho.


Cũng có những giờ ra chơi, em xòe tay buộc gió, có lúc bất chợt thấy một người thầy khác cuối hành lang. Thầy đứng một mình thôi và hình như có bụi phấn nào đó đang rơi rơi trên mái đầu tóc bạc, trên bàn tay gầy guộc. Rồi có những giờ ra chơi, em không còn vô tư khi thấy thầy sau khói thuốc cuối hành lang. Thầy nghĩ gì? Thầy ơi! Vùng khói thuốc bung lên làm mái tóc bạc nay lại bạc thêm, em nhớ mãi thầy ơi! Đó là thầy chủ nhiệm của tôi, Thầy đã lặng lẽ chăm lo cho chúng tôi từng chút một, và những năm tháng cuối cấp này thầy càng lặng lẽ hơn.
Có một ngôi trường và thầy cô giáo đẹp như một bài ca không thể nào quên.

8 tháng 11 2017

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng. Ngôi trường thật đẹp. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào.

3 tháng 12 2018

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
 

3 tháng 12 2018

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng,tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn  trên cánh đồng