Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu trên cho em thấy những nét đẹp của vùng đất Bình Định như câu Bình Định có núi Vọng Phu là ca ngợi lòng thủy chung, son sắt của người vợ bồng con ngóng trông chồng về. Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh gợi nhắc đến chiến công lường lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Em về Bình Định cùng anh, được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa, câu này cho ta thấy món canh bí đỏ là món ăn đặc trưng riêng của người Bình Định. Bài ca dao trên nhấn mạnh nét đẹp riêng của Bình Định. Nó thể hiện niềm tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương. Câu ca dao trên gợi đến những danh lam thắng cảnh đẹp, đồng thời thể hiện lòng tự hào về những cảnh đẹp quê hương đất nước. Có lòng biết ơn, sự đồng cảm với những vất vả, lòng thủy chung sâu sắc và tâm hồn hiền lành, chăm chỉ trong cuộc sống đời thường của nhân dân. Con người Việt Nam ta cần cù chịu khó trong lao động, đặc sản riêng của nét đẹp miền quê Bình Định.
Mẫu (Tham khảo) :
Em đã làm được việc tốt là giúp đỡ bà cụ ăn xin. Trên đường về nhà em bắt gặp hình ảnh của một bà cụ đang ngồi ăn xin ở bên vệ đường. Trông cụ thật đáng thương, em đoán chắc cụ đã ngoài tám mươi tuổi, gương mặt cụ nhăn nheo và có những vết nám trên khuôn mặt. Cụ chống một chiếc gậy, tay cầm chiếc nón đã rách và bị vá nhiều miếng rồi chìa ra xin mọi người qua lại. Em chợt nhớ ra trong cặp mình cho đôi tất chân và một chiếc áo khoác. Em liền đưa cho cụ và nói: “ Cháu còn nhỏ nên cũng không có tiền để giúp cụ, cháu chỉ có đôi tất và chiếc áo khoác đã cụ của cháu, cụ cầm ấy và mặc tạm cho đỡ lạnh nhé cụ”. Em cảm thấy rất vui khi đã làm được một việc ý nghĩa .
5 việc như:
+ Các bạn trẻ thành lập nhóm thiện nguyện ở HCM phát đồ ăn cho người nghèo vô gia cư.
+ Các mạnh thường quân góp tiền cho trại trẻ mồ côi.
+ Các ông/ bà chủ khách sạn, nhà trọ sẵn sàng để bệnh nhân mắc covid cách ly khi thiếu giường bệnh.
+ Hoa hậu Thùy Tiên tham gia cứu trợ đồ ăn, thức uống giúp cho đồng bào người dân miền Trung.
+ Người dân miền Nam, miền Bắc quyên góp gạo và quần áo, mì gói cho người miền Trung lũ lụt.
Dàn ý nêu cảm nghĩ:
- Ca ngợi những việc làm trên:
+ Thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống.
+ Tuy khác nhau ở hành động nhưng đều là giúp đỡ người khác.
+ Đáng để chúng ta noi theo.
+ ....
- Ý nghĩa của những việc làm trên:
+ Xã hội thêm văn minh, tốt đẹp hơn.
+ ...
- Mở rộng:
+ Phê phán những người không có tình yêu thương, sống thờ ơ vô cảm.
- Nhắn nhủ mọi người nên có tình yêu thương với mọi người xung quanh
- Liên hệ bản thân em.
- Khẳng định lại lần nữa suy nghĩ của bản thân.
tham khảo
⇔ Hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên được xây dựng với vẻ đẹp phi thường. Từ sự ra đời, sinh trưởng cho đến sự ra đi của Gióng đều mang màu sắc kì ảo. Bà mẹ Gióng đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Sức mạnh của Gióng chính là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt. Qua đó, nhân dân ta gửi gắm niềm tin sẽ luôn có một người anh hùng phi thường đứng ra bảo vệ đất nước nhân dân.
Tham khảo:
Tuổi trẻ không những có trách nhiệm với bản thân mình, với tương lai đất nước mà còn có cả trách nhiệm đối với gia đình. Tuổi trẻ ngày nay chính là những người đang làm con, làm cháu trong gia đình. Chúng ta đã được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc, những sự ân cần, hỏi han của cha mẹ, của ông bà. Vì vậy trước hết chúng ta phải có trách nhiệm đối với cha mẹ, với ông bà, với những người lớn tuổi trong gia đình. Đó là làm tròn bổn phận của chính mình, phải có sự yêu thương, chăm sóc, kính trọng đối với những người lớn tuổi trong gia đình. Trong đó, có trách nhiệm mà dân tộc ta luôn đề cao, ấy chính là làm tròn chữ hiếu "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Tuổi trẻ, con cái trong gia đình phải hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mỗi khi ốm đau, bệnh tật, hỏi han sức khỏe thường xuyên, không nên vô tâm với chính cha mẹ, ong bà của mình. Đôi khi có những người nghĩ rằng bố mẹ chăm sóc chúng ta chính là lẽ đương nhiên vì vậy không cần phải có trách nhiệm gì với bố mẹ. Đó là những suy nghĩ sai lệch, trái với đạo đức. Một trách nhiệm nữa ấy chính là góp phần xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Không nên vì những điều nhỏ nhặt mà phải xảy ra bất hòa trong cuộc sống gia đình. Ý thức được trách nhiệm của bản thân mình với gia đình chính là tiền đề cho trách nhiệm với quê hương, đất nước.