Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhằm khơi dậy niềm tự hào, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mĩ Sơn. Tạo điều kiện để học sinh nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề, sự tự tin trước đám đông, sự linh hoạt trong xử lý tình huống, kĩ năng làm việc nhóm đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh giỏi bộ môn Tiếng Anh trong toàn huyện có cơ hội giao lưu, giao tiếp với người bản ngữ. Ngày 21 tháng 5 năm 2015, Phòng Giáo dục và đào tạo Duy Xuyên đã tổ chức một buổi ngoại khóa với chủ đề "Giáo dục di sản- Nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh và giáo viên Tiếng Anh ". Trong buổi ngoại khóa này, những thầy, cô giáo đến từ trung tâm Anh ngữ GLC Hội An đã góp thêm cho buổi ngoại khóa những hoạt động vô cùng thú vị và hấp dẫn.
Bắt đầu hành trình đi đến những khu tháp cổ, đến với những điệu múa Apsara đầy cảm xúc, thầy và trò đến từ các trường THCS trên toàn huyện được bắt thăm và bắt đầu tham gia các trò chơi. Đầu tiên phải kể đến là hoạt động chia nhóm và tìm mật mã của nhóm. Học sinh phải nói bằng Tiếng Anh để đi tìm đồng đội của mình, mỗi nhóm gồm 25 thành viên và một giáo viên nước ngoài. Tất cả cùng hành trình đến địa điểm ngoại khóa là khu tháp G, khu tháp vừa được trùng tu đứng nghiêng mình dưới hàng cây rợp bóng.
Bắt đầu buổi ngoại khóa là phần làm quen, nhảy theo người hướng dẫn. Sau đó là phần thi rung chuông vàng dành cho học sinh với những nội dung kiến thức về những danh lam thắng cảnh của Việt Nam đặc biệt là Di sản văn hóa thế giới Mĩ Sơn. Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi bằng tiếng Anh. Sự căng thẳng xuất hiện trên gương mặt các em khi bạn nào cũng muốn vận dụng hết khả năng tiếng Anh của mình để trả lời các câu hỏi. Phần cứu trợ của giáo viên cũng không kém phần hấp dẫn. Hoạt động diễn ra đầy ngẫu hứng với phần thưởng thắng cuộc dành cho 10 em cuối cùng.
Hoạt động tiếp theo dành cho giáo viên với tên gọi "Back to the board". "Guessing game" giáo viên dùng cả động tác, điệu bộ và ngôn ngữ làm sao cho độ mình giành điểm số cao nhất. Không khí thi đua luôn tràn ngập xóa tan cái nóng hầm hập, cái nắng rát da giữa thung lũng Mĩ Sơn.
Để tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh giao tiếp không những với giáo viên trung tâm Anh ngữ GLC mà cả với những du khách tại Mĩ sơn. Ban tổ chức đã kết thúc buổi ngoại khóa với hoạt động "Taking pictures with more than ten foreigners". Các đội phải đi mời ít nhất mười người nước ngoài cùng chụp ảnh tại một khu tháp A,B,C,D mà họ bốc xăm được. Nhìn ai cũng nhiệt tình và cởi mở chắc hẳn du khách không thể chối từ. Cuối cùng đội nào cũng mang về cho mình những bức ảnh đẹp và nhiều hơn số lượng qui định.
Kết thúc hoạt động ngoại khóa với một bữa trưa thật vui nhộn và sảng khoái. Vừa ăn, các thành viên vừa bàn luận sôi nổi về trò chơi diễn ra buổi sáng và tất nhiên ai nấy đều vẫn ý thức để nói bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt
Dẫu là một hoạt động mới, dẫu đâu đó còn có một số thành viên chưa mạnh dạn tham gia nhưng là một người của Ban tổ chức, tôi thầm nghĩ đây quả thật là một hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Thông qua những hoạt động trong buổi ngoại khóa tiếng Anh, các em không những tiếp thu thêm những kiến thức không có trong sách vở, trong các bài giảng mà còn lĩnh hội được mọi tri thức từ các vấn đề xã hội, từ cuộc sống xung quanh, các em có cơ hội gần gữi với thầy cô của mình hơn. Và đặc biệt hơn hết đó là các em được thực hành, phát triển và nâng cao tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả qua các trò chơi, bài hát, đố vui, các em được tiếp thu thêm những từ mới với các cách diễn đạt mới, khác nhau cho cùng một vấn đề. Có thể coi những hoạt động ngoại khóa như những giờ học tiếng Anh ngoài lớp, tạo cho các em cảm giác thoải mái, dễ chịu, đồng thời tạo cho các em động lực học một cách tự giác chứ không phải học theo kiểu đối phó. Chính những buổi ngoại khóa tiếng Anh đã biến tiếng Anh của các em thành một công cụ giao tiếp thực sự chứ không phải là một môn học.
Cảm ơn những người bạn đồng nghiệp đến từ đất nước Anh, Mĩ của trung tâm Anh ngữ GLC Hội An ! Các bạn đã mang đến cho thầy trò huyện Duy Xuyên những điều bất ngờ và vô cùng thú vị. Cảm ơn những người dẫn chương trình đầy ngẫu hứng. Cảm ơn những thầy cô và các em học sinh đã tham gia nhiệt tình. Hẹn một hoạt động mới trong năm học đến.
Sống trong mái trường Mai Động thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm cua tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buổi vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.
Hôm đó là ngày 20-11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: “Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bảy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nôi nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.
Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu, là chính thức bước vào lễ hội.
Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng nói ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp 6 được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chỉ tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thu và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đúng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp 6 vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.
Tiếp theo là phần thi Trả lời nhanh. Ở đây, tiếng gõ trống thỉ nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp 9 đứng đầu cũng phải thôi. Họ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế.
Phần thi Điền kinh sôi nổi hơn cả. Tiếng cười tiếng nói, lời động viên cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên rộn rã cả sân trường. Lớp 6 thì đá cầu. Quả cầu xanh đỏ sặc sỡ bay lên bay xuống nhịp nhàng theo đôi chân của người đá. Nhiều em đá giỏi và đẹp như màn biểu diễn ngoạn mục vậy. Lớp 7 lại thi chạy tiếp sức. Nghe thì tưởng to lớn, thực tế chi có góc sân trường với đủ các chướng ngại vật bày ra để thể hiện quyết tâm và sự xử lí khéo léo của các "vận động viên’’. Đôi khi có em ngã, khán giả lại ồ lên vừa vui vẻ vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Cười vui xong ai nấy lại động viên để cuộc thi giữ được không khí sôi động cần thiết. Riêng lớp 8 thì thi Nhảy dây. Trò chơi này rất đa dạng và phong phú về người dự thi và phong cách tham dự. Họ nhảy đẹp và khéo như một vũ điệu ấy, người nhảy uyển chuyển, dẻo dai như diễn viên múa. Đặc biệt, con trai tham gia trò chơi này tuy không mềm mại như bạn nữ nhưng lại dẻo dai và cẩn thận. Tiếng dây đen đét, tiếng chân thình thịch và tiếng nói cười, cỗ vũ, ngợi khen,… hòa trộn vào nhau đầy hấp dẫn và hồi hộp. Trò chơi mang tính thể thao rõ nhất là kéo co. Sau nhiều cuộc đấu, còn lại cuối cùng là hai lớp 9B và 9D. Sự nỗ lực và quyết tâm của hai đội đã làm cho không khí trở nên quyết liệt và gay cấn vô cùng. Khán giả cũng phân chia thành hai phe cổ động rất tích cực. Hò hét, động viên và cổ vũ là những âm thanh vang lên không ngớt. Đứng ngoài chẳng rõ lời gì, chỉ có người trong cuộc mới biết họ nói với nhau điều gì. Tham gia vào đây cứ như uống rượu vậy, ai cũng say sưa và tự nguyện sát cánh bên nhau để giành thắng lợi. Ai đã chứng kiến giây phút căng thẳng này thì thấy thú vị hơn cả là lúc công bố giải. Sự nỗ lực in hằn trong cánh tay ghì dây, chân xoạc ra cho vững, ánh mắt tập trung cao độ… Người dự chẳng muốn có đội thua. Mong thắng để sung sướng, cười reo nhưng không hẳn muốn thấy người khác buồn và khóc.
Kết thúc cuối cùng là trò về đích. Đây là những giây phút quyết định cuối cùng. Ai cũng hồi hộp mong chờ. Ban Giám khảo tuyên bố giải thưởng và bế mạc cuộc vui trong bài hát truyền thống của trường.
Ra về, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Một ngày lễ lớn thay vì những bài diễn văn dài, lời chúc tụng cứng nhắc là sự thể hiện tài năng và nhiệt huyết của học sinh. Đây là kết quả bao ngày dạy dỗ của thầy cô và sự rèn luyện, phấn đấu của học trò. Chúng em, ai cũng thấy vui thích và bổ ích với những ngày vui như thế.
Ngày chủ nhật vừa rồi đối với tôi không như bao ngày khác mà là một ngày cực kì có ý nghĩa – ngày trường tôi tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa tiếng anh. Chúng tôi đã được giao lưu, học hỏi và tham gia nhiều hoạt động khác trong buổi ngoại khóa tiếng anh lần này. Đó quả một buổi ngoại khóa thú vị!
Sáng sớm hôm ấy, khi thành phố vẫn còn bao phủ bởi màn sương mỏng, khi mọi người vẫn còn say trong giấc ngủ sáng chủ nhật mùa đông thì chúng tôi đã có mặt rất đông đủ ở cổng trường. Ai trong chúng tôi cũng háo hức và có xen lẫn một chút hồi hộp vì đây là lần đầu tiên lớp tôi được đi giao lưu với các bạn ở trường khác.
Ở buổi ngoại khóa có rất đông các anh chị và bạn bè của trường khác đến tham gia đầy đủ. Mở đầu buổi ngoại khóa là các tiết mục văn nghệ đặc sắc được thể hiện bằng tiếng anh do những giọng ca vàng của các trường khác. Ai nấy đều vui vẻ và hòa hứng khi xem các tài tử âm nhạc biểu diễn, tiếng hát càng cao và trong trẻo độ hưng phấn và cuồng nhiệt của các bạn càng lên cao. Và tôi cũng vậy, vừa được thưởng thức âm nhạc vừa được giao lưu tiếng anh đây quả là một dịp đáng mứng để thể hiện tài năng của mình. Đến phần hồi hộp nhất đó chính là phần thi đấu tiếng anh dành cho học sinh các trường. Đây cũng chính là phần mà tôi và bao nhiêu người khác cực kì mong đợi trong buổi ngày hôm nay. Phần thi gồm ba đội chơi thi đấu với nhau, mỗi đội chơi đều có 10 thành viên,các thành viên trong mỗi đội đều là những học sinh ưu tú và giỏi tiếng anh của các trường. Hôm nay là một ngày cực kì trọng đại với tôi nên tôi sẽ cố gắng thi đấu hết sức mình, đến giờ thi đấu tim tôi đập mạnh liên hồi, mặt tôi bỗng đỏ ửng lên vì ngại nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để ko làm mất danh dự của trường cũng như của lớp tôi và cả tôi nữa. Mới bắt đầu được một lúc mà ai nấy trong hội trường đều cảm thấy áp lực nhưng áp lực trên hết có lẽ là những thí sinh đang ngồi thi đấu như chúng tôi. Áp lực cũng là điều hiển nhiên thôi vì đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia một buổi ngoại khóa tiếng anh mà nhưng còn một lí do nữa đó chính là Phong một thiên tài tiếng anh cũng tham gia cuộc thi này nên áp lực lớn hơn rất nhiều. Bắt đầu cuộc thi với một câu hỏi khá đơn giản mà ai cũng có thể trả lời được đó là: " Where are you from". Tôi đã cố gắng hết sức nên đang tạm ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng hiện giờ. Càng về gần tới đích các câu hỏi càng ngày càng khó hơn và ở câu cuối cùng tôi đã ko may mắn và Phong đã giành chiến thắng còn tôi thì trở thành kẻ thua cuộc. Tôi đã khóc và buồn rầu ra về, nhưng thầy tôi chỉ an ủi nói rằng: " Hôm nay,em đã làm rất tốt, ko cần phải khóc". Tôi thấy khá hơn vì được thầy an ủi, cuối buổi Phong tiến tới gần tôi, tôi tưởng rằng anh ấy sẽ xỉ nhục và mắng mỏ tôi chứ nhưng không anh cũng nói như những gì thầy vừa nói với tôi. Tôi chả nói gì hơn và tự hứa với bản thân là năm sau nhất định phải giành chiến thắng.
Và chúng tôi lên đường trở về trường, suốt dọc đường tôi ko thể nào quên được những gì đã diễn ra trong hôm đó. Và càng cố gắng hơn nữa.
( Vậy có được ko)
NGOẠI KHÓA CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Sáng ngày 8/3 trong không khí tưng bừng chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ, trường THCS Nguyễn Đức Cảnh long trọng tổ chức ngoại khóa : “Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong Văn học và Âm nhạc” do thầy giáo Nguyễn Tiến Trì và thầy giáo Vũ Mạnh Cương thực hiện. Về dự chương trình ngoại khóa có đại diện Hội Cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong trường. Cô giáo Nguyễn Thị Duyên - Trưởng ban Nữ công lên giới thiệu lí do, ý nghĩa của giờ ngoại khóa. Tiếp theo là đại diện Hội Cha mẹ học sinh trường lên tặng hoa chúc mừng nhân ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8/3.
Với chất giọng truyền cảm thầy Nguyễn Tiến Trì và thầy Vũ Mạnh Cương giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm Văn học ở THCS và trong Âm nhạc. Mang nét truyền thống về vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xuyên suốt trong các giai đoạn lịch sử được khắc họa một cách trọn vẹn, sâu sắc. Đó là hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua số phận của Thị Kính,Vũ Nương, Thúy Kiều, Thúy Vân, …Đó là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến qua số phận của chị Dậu (Tắt đèn), là người mẹ của chú bé Hồng ( Những ngày thơ ấu)…Đặc biệt hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời chiến tranh hiện lên với vẻ đẹp truyền thống và hiện đại qua một số nhân vật người mẹ Tà- Ôi (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ), người bà (Bếp lửa), những cô gái thanh niên xung phong ( Những ngôi sao xa xôi)…Còn hình ảnh người phụ nữ Việt nam sau chiến tranhđược ngợi ca với vẻ đẹp hiện đại, năng động…Đan xen trong giờ ngoại khóa là một số bài hát nổi tiếng ca ngợi người phụ nữ Việt Nam: Cánh cò trong câu hát mẹ ru, Lời ru trên nương, Người mẹ của tôi. Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Cô gái mở đường…
Giờ ngoại khóa kết thúc với những ấn tượng tốt đẹp! Đây thực sự là món quà tặng đầy ý nghĩa của Nam công nhà trường trong ngày mùng 8/3.
Tham khảo:
Trong xã hội phong kiến, dưới cái bóng của chế độ nam quyền, người phụ nữ luôn bị coi thường. Đàn bà, con gái chỉ đảm nhận vai trò của một người mẹ, người vợ, suốt ngày quẩn quanh nơi xó bếp, đồng ruộng với công việc nội trợ, đồng áng. Thế nhưng, người phụ nữ ý thức rất rõ giá trị thực sự của mình, giá trị tiềm tàng nằm ẩn trong vẻ đẹp hình thể lẫn vẻ đẹp tâm hồn. Những hình ảnh ví von “tấm lụa đào”, “giếng giữa đàng”, “củ ấu gai” mà ta hay bắt gặp trong ca dao chính là biểu tượng cho những vẻ đẹp ấy. Họ mềm mại, tươi mát, quý giá, sáng trong như những viên ngọc quý của cuộc đời. Lẽ ra những con người như thế phải được xã hội đề cao, nâng niu và trân trọng. Thế nhưng, không biết bao nhiêu cô gái đã phải khóc trong ai oán :
“
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Hay
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”.
Hay
“Thân em như cột đình chung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.”
Vừa tự hào với đời, người phụ nữ lại ngay lập tức phải trở về với thực tại, nơi mà những giá trị chân, thiện, mĩ của họ chỉ còn là ảo ảnh, hư không. Công thức ngôn từ “thân em như” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh. Người phụ nữ bị đặt lên bàn cân của người sở hữu và được đánh giá, xem xét dựa trên giá trị sử dụng như những món hàng, vật dụng tầm thường khác. Cuộc đời bị đẩy đưa một cách vô định ngoài tầm tay với của họ. Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau không làm chủ được số phận của mình ? Bất an, vô định, người phụ nữ gửi trọn những đau đớn ấy vào câu ca tiếng hát làm thành chất bi có tính đặc trưng trong nội dung của ca dao than thân.
Có thể nói, chính những quan niệm xã hội khắt khe, vốn đã giam cầm người phụ nữ trong vách ngăn của nỗi mặc cảm thân phận, bây giờ lại một lần nữa đẩy tình yêu của họ đến chỗ tan vỡ không thành. Phải chăng những quan niệm cổ hủ, lạc hậu, phi lí mới thực sự là vật cản bước chân người phụ nữ trên hành trình kiếm tìm và góp nhặt hạnh phúc? Lại một lần khát khao mà không thể có được hạnh phúc nghĩa là thêm một bi kịch nữa xuất hiện trong cuộc đời người phụ nữ ngày xưa. Vì vậy, trong ca dao, ta bắt gặp không ít những cuộc tình đổ vỡ bởi những lề thói khắc khe của chế độ phong kiến.
Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung” .
Nỗi đau của những người vợ cả có lẽ không được đề cập một cách rõ nét trong ca dao, bởi ít nhất họ cũng có danh phận. Nhưng trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng chung, thấp thoáng đâu đó ta bắt gặp những nạn nhân của thói “có mới nới cũ”. Người đời thường nói: đàn ông yêu bằng mắt. Bởi vậy, những người vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những tháng năm dài hi sinh vì chồng, vì con.
Ngày 20-11 vừa qua, trường em lại tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Hôm ấy đúng 7 giờ 30 phút học sinh toàn trường đã có mặt đông đủ. Các cô giáo thì mặc áo dài truyền thống Việt Nam. Còn các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trông thật dễ thương. Đầu tiên thầy Hiệu trưởng lên phát biểu khai mạc. Tiếp theo là những tiết mục văn nghệ đặc sắc: múa, hát, kể chuyện, đọc thơ và đàn vi-ô-lông. Tiết mục đàn vi-ô-lông của bạn Lân lớp em là hay nhất. Bạn chơi bài " Lời thầy cô " . Tiếng đàn nổi lên, lúc trầm lúc bổng cả trường em im lặng lắng nghe như bị thôi miên. Tiếng đàn vừa dứt những tràng vỗ tay vang lên. Có những anh lớp năm còn đứng dậy hô to:”Chơi nữa đi! Chơi nữa đi!”
Em vui lắm, em mong nhà trường tổ chức nhiều buổi biểu diễn như thế này nữa để chúng em có cơ hội thể hiện tài năng nghệ thuật của mình Và nhân ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ luôn vui vẻ , hạnh phúc bên gia đình , thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống !
^^
Học tốt nha !
Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.
Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam".
Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.
Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.
Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.
Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"
Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…
Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.
Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.
Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.
Read more: http://taplamvan.edu.vn/ke-lai-mot-buoi-dien-van-nghe-cua-hoc-sinh-truong-em-chao-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/#ixzz4ybchV0cI
Trong suốt những năm qua, ngày 26/3 hàng năm được chọn làm tháng Thanh niên Việt Nam, là dịp để tất cả các ĐVTN và học sinh sắp vào Đoàn cố gắng thi đua học tập, rèn luyện tốt, lập thành tích cao, xuất sắc nhất chào mừng sinh nhật Đoàn 26/3. Tháng Thanh niên này thực sự là tháng cao điểm dấy lên những phong trào thi đua giữa các lớp và mỗi cá nhân, muốn làm được điều đó tất cả học sinh luôn có sự phấn đấu, tích cực rèn luyện, học tập, lao động, phát huy tính sáng tạo, lập lên những thành tích lẫy lừng. Xứng đáng là người Đoàn viên mẫu mực. Với một chặng đường khá dài ….. năm, cùng với sự phát triển của đất nước, trí tuệ của con người, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam nối tiếp nhau viết lên những trang truyền thống vẻ vang, lẫy lững của các thế hệ đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, xung phong tình nguyện, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù sáng tạo, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lần nhau, chia ngọt sẻ bùi vẫn ngày được phát huy và phát huy một cách tốt nhất. Nối tiếp truyền thống đó, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vững bước, sẵn sàng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, tổ quốc, với hoài bão cách mạng đang ngày đêm phấn đấu, chiến tranh, đem hết sức trẻ, sự nhiệt tình, lòng thủy chung ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. "Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày..." câu hát ấy luôn luôn vang lên trong lòng mỗi đội viên với lòng khao khát được lên Đoàn. Muốn như vậy nên ngay từ bây giờ tôi đã rèn luyện, ý thức được Đoàn có vai trò quang trọng như thế nào và phải thực hiện nó ra làm sao. Nó còn phải có sự kiên trì, rèn luyện phấn đấu của mỗi chúng ta. Vậy nên mỗi người đội viên như chúng ta phải luôn nghĩ rằng muốn làm người đoàn viên tốt, chúng ta hãy cùng nhau tiến bước đi lên, hoàn thiện mình với vai trò là một người đoàn viên mẫu mực để xứng đáng với nghĩa vụ và trách nhiệm của một đội viên gương mẫu.
Để kế hoạch tổ chức ngày Thành lập Đoàn 26/3 thành công tốt đẹp, các bạn có thể tham khảo thêm mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 26/3, các câu đố vui về ngày 26/3 hay các mẫu cổng trại ngày 26/3 đẹp nhất để ngày hội thanh nhiên thêm nhiều niềm vui nhé.
Trong suốt những năm qua, ngày 26/3 hàng năm được chọn làm tháng Thanh niên Việt Nam, là dịp để tất cả các ĐVTN và học sinh sắp vào Đoàn cố gắng thi đua học tập, rèn luyện tốt, lập thành tích cao, xuất sắc nhất chào mừng sinh nhật Đoàn 26/3. Tháng Thanh niên này thực sự là tháng cao điểm dấy lên những phong trào thi đua giữa các lớp và mỗi cá nhân, muốn làm được điều đó tất cả học sinh luôn có sự phấn đấu, tích cực rèn luyện, học tập, lao động, phát huy tính sáng tạo, lập lên những thành tích lẫy lừng. Xứng đáng là người Đoàn viên mẫu mực. Với một chặng đường khá dài ….. năm, cùng với sự phát triển của đất nước, trí tuệ của con người, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam nối tiếp nhau viết lên những trang truyền thống vẻ vang, lẫy lững của các thế hệ đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, xung phong tình nguyện, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù sáng tạo, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lần nhau, chia ngọt sẻ bùi vẫn ngày được phát huy và phát huy một cách tốt nhất. Nối tiếp truyền thống đó, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vững bước, sẵn sàng dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, tổ quốc, với hoài bão cách mạng đang ngày đêm phấn đấu, chiến tranh, đem hết sức trẻ, sự nhiệt tình, lòng thủy chung ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. "Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày..." câu hát ấy luôn luôn vang lên trong lòng mỗi đội viên với lòng khao khát được lên Đoàn. Muốn như vậy nên ngay từ bây giờ tôi đã rèn luyện, ý thức được Đoàn có vai trò quang trọng như thế nào và phải thực hiện nó ra làm sao. Nó còn phải có sự kiên trì, rèn luyện phấn đấu của mỗi chúng ta. Vậy nên mỗi người đội viên như chúng ta phải luôn nghĩ rằng muốn làm người đoàn viên tốt, chúng ta hãy cùng nhau tiến bước đi lên, hoàn thiện mình với vai trò là một người đoàn viên mẫu mực để xứng đáng với nghĩa vụ và trách nhiệm của một đội viên gương mẫu.
Để kế hoạch tổ chức ngày Thành lập Đoàn 26/3 thành công tốt đẹp, các bạn có thể tham khảo thêm mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 26/3, các câu đố vui về ngày 26/3 hay các mẫu cổng trại ngày 26/3 đẹp nhất để ngày hội thanh nhiên thêm nhiều niềm vui nhé.