K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
 
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
 
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
2 tháng 10 2016

BẠN THAM KHẢO NHA! CHÚC HỌC TỐT! vui

Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.

Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp một cũng vậy. Hình như là khoảng mùng năm hay mùng sáu tháng chín gì đó, tôi không còn nhớ rõ nữa. Tôi chỉ nhớ đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt- mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam . Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?Ngay từ sang sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ thật tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến tôi cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự tôi vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó.
Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em tôi và tôi đến trường. Dọc đường, chúng tôi gặp những cậu bé, cô bé cùng lứa tuổi. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.

Dẫu rằng 6 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm trong ngày tựu trường bước vào lớp một vẫn luôn hiện lên trong tôi một cách vẹn nguyên, bởi hàng đêm vào mùa thu nó lại ùa về nhắc nhở tôi về con đường tri thức mà tôi đang tiến bước. Nếu như lòng yêu nước được xuất phát từ tình yêu những điều bình dị nhất như nhà văn Ê-ren-bua đã nói thì có lẽ chính những kỷ niệm của ngày tựu trường đầu tiên là nguồn sức mạnh cho tôi lòng yêu tri thức. Tôi chắc rằng mình sẽ mài nhớ về nó, nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình bởi nếu có điều gì đó khiến cho người ta phải nghĩ thì chắc chắn đó là một điều quan trọng.

30 tháng 4 2023

Mỗi một lễ hội hay một phong tục đều có quy tắc riêng, khi nghe giới thiệu về các quy tắc của luật lệ của những trò chơi, lễ hội em đều thấy rất hào hứng và phấn khởi, em nhận ra được cách chơi và nét đẹp của từng trò chơi, lễ hội, nhân đó bản thân em cũng có thể mở rộng được tầm hiểu biết của chính bản thân mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Ấn tượng của em về bài thơ “Tiếng gà trưa”: Tình cảm bà cháu thiêng liêng, từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cao quý đã phát triển thành tình yêu dành cho quê hương, đất nước, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc.

30 tháng 1 2016

           Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sắc. Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe.

           Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non nớt đương đầu với sóng gió của cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược, đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, Có lẻ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu. Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt cuả mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà. Đã vậy, ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cậu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vưà khóc vừa giận dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vả chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: tuy xấu xí, nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cưả mời gọi mọi người mua hàng. Câu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp, bác cho cậu năm nghìn và nói : “Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu.” Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: “Đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày. Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình”. Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách cuả chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thể là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé của mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế. Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên cuả Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước. Trời đã gần trưa, mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vừa lúc ấy, chị cuả Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: “Chào em, em là bạn cuả Minh à”. Em tươi cười gật đầu. Chị quay sau đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo. Mẹ em chạy đến nói với chị cuả Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng. Chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thương để được che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người

            Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài, làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẽ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh

lấy trên mạng

11 tháng 8 2017

Thế là kì nghỉ hè với bao niềm vui cũng đã kết thúc. Hôm nay em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để chuẩn bị cho một năm học mới với nhiều mục tiêu. Bước trên đường lòng em phơi phới niềm vui và bao dự định cho năm học mới.

Ngôi trường hôm nay trông thật đẹp bởi các anh chị lớp trên đã trang trí cho nó thật lung linh từ cổng vào trường. Ngay ở cổng trường là tấm băng gôn đỏ với dòng chữ chào mừng lễ khai giảng năm học mới 2013‐2014. Từ cổng trường vào đến sân trường là hai hàng cờ đỏ tung bay trước gió.

Khi các em đã vào đúng chỗ của lớp mình, chị liên đội trưởng mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ.

Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng chị liên đội trưởng dõng dạc vang lên:

Nghiêm! Chào cờ… chào!

Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô. giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối tiếp cha anh xây dựng nước nhà. Sau phần nghi lễ, chương trình lễ khai giảng tiếp tục trong không khí nghiêm túc. Tất cả các thầy cô giáo cùng các học sinh của trường hết sức vui mừng được đón bác Phan Thế Duệ đến dự. Các đồng chí của phòng Giáo dục, ủy bán Nhân dân, các bậc phụ huynh, các vị đại biểu cũng đến dự đông đủ. Sau phần giới thiệu đại biểu, phút sinh hoạt truyền thống bắt đầu. Cô Lan Hương giới thiệu cố Liên hiệu phó lên đọc thư Bác Hồ gứi cho học sinh nhân ngày khai trường. Em như thấy Bác hiện ra trước mắt với nụ cười hiền hậu trên môi và ánh mắt dịu hiền đang trìu mến nhìn chúng em, Chúng em ghi lòng tạc dạ lời Bác dạy trong thư: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Nghe cô hiệu phó đọc thư mà em thầm tự nhủ: mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Cô Liên đọc thư xong, cô hiệu trưởng lên phát biểu. Cô biểu dương những thành tích học tập trong năm học vừa qua và khen ngợi những học sinh có thành tích xuất sắc trong năm. Sau khi phát biểu xong, cô đánh một hồi trống khai trường thật dài. Tiếng trống mở ra một năm học mới đầy khó khăn và cũng đầy ước mơ, hi vọng. Những quả bóng bay xanh, đỏ, tím, vàng rực rỡ của chúng em bay lên bầu trời trong xanh. Tiếp theo, bác Phan Thế Duệ lên phát biểu. Bác rất mừng khi thấy thầy trò trường năng khiếu đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm vừa qua và bác mong rằng trong năm học tới, thầy trò cả trường sẽ đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa. Bác còn kể chuyện ngày xưa bác đi học như thế nào, thầy cô, trường lớp ra sao. Bác nói vui: ‘’Nhìn các cháu hân hoan, vui mừng trong ngày khai trường, bác ước ao được bé lại như các cháu để cùng được cắp sách đến trường như thế này. Bác chúc các cháu cùng các thầy, cô giáo đạt được nhiều thành tích cao hơn”. Bác Duệ phát biểu xong, chị Hương Ly lớp 9 Anh lên góp vui bằng tiết mục văn nghệ đánh đàn oóc gan bài “Tiên lên đoàn viên”. Sau tiết mục của chị Hương Ly, bạn Mai Trang lớp 6 Anh cũng lên góp vui bằng bài hát “Niềm vui của em”. Hết tiết mục văn nghệ của bạn Mai Trang củng là kết thúc buổi lễ khai giảng.

Chúng em ra về, lòng vẫn hướng về lá cờ Tổ quốc với một ý chí quyết tâm cao của một năm học mới đang chờ phía trước.

11 tháng 8 2017

1) Mở Bài : Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!
2) Thân Bài :
a) - Cảm xúc khi làm lễ khi giảng
- Bạn mơi chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!
( kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)
b) - miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.
- thầy cô như thế nào?
- tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên ( kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)
- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.