K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2019

Đáp án B

Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929.

14 tháng 3 2018

Đáp án là A

11 tháng 1 2019

- Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội…ở bắc Kỳ họp tại số nhà 5D( Hàm Long- Hà Nội) lập ra chi bộ Cộng sản gồm 7 ĐV. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế Hội ….Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội VN …họp tại Hương Cảng ( TQ) đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ra vấn đề thành lập ĐCS nhưng không được chấp nhận nên bỏ đại hội về nước. Tháng 6/1929, đại biểu của cơ sở Cộng sản ở Bắc kì họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng.
- Tháng 8/29, sau khi về nước bộ phậnNamkỳ quyết định thành lập An nam cộng sản đảng. Đảng có một chi bộ hoạt động ở TQ, một chi bộ ở Nam Kỳ. Tờ báo đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng
- Tháng 9/29 những thành viên tiên tiến của tổ chức Tân Việt quyết định thành lập Đông dương cộng sản liên đoàn


+Ý nghĩa :- Sự xuất hiện liên tiếp củ ba tổ chức Cộng sản là xu thế khách quan và tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc VN
- Khẳng định bước nhảy vọt của cách mạng Việt nam , chứng tỏ hệ tư tưởng Cộng sản đã thắng thế trên trường chính trị VN
- Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản. Sự xuất hiện ba tổ chức tiền thân thúc đẩy yếu tố chín muồi để thành lập Đảng

11 tháng 1 2019

1.Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh. Đặc biệt là phong trào công nông theo khuynh hướng vô sản, -> yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo phong trào.
-Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
2. Quá trình thành lập:
Đông Dương cộng sản đảng:
-Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
-Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- 17/ 6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiªn-Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ Đảng, báo Búa liêm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng đã ảnh hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì. Tháng 8/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt. Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
3.Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
-Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
-Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
-Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 30: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở cộng hòa Nam Phi đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào ?A. Liên minh châu Phi.B. Tổ chức thống nhất châu Phi.C. Hội nghị dân tộc Phi.D. Đại hội dân tộc Phi.Câu 31: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là           A. bóc lột dã man người da đen.        B. phân biệt giàu nghèo.C. gây chia rẽ tôn giáo. D. phân biệt và kì thị...
Đọc tiếp

Câu 30: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở cộng hòa Nam Phi đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào ?

A. Liên minh châu Phi.

B. Tổ chức thống nhất châu Phi.

C. Hội nghị dân tộc Phi.

D. Đại hội dân tộc Phi.

Câu 31: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là  

        A. bóc lột dã man người da đen.

        B. phân biệt giàu nghèo.

C. gây chia rẽ tôn giáo. 

D. phân biệt và kì thị chủng tộc với người da đen và da màu.

Câu 32: Để khắc phục khó khăn về kinh tế, các nước châu phi đã thành lập tổ chức nào ?

                A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).                       

                B. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

C. Liên minh châu Phi (AU).

D. Tổ chức ASEAN.

Câu 33: Mĩ La-tinh nằm ở khu vực nào của châu Mĩ ?

                A. Bắc Mĩ.           

B. Trung Mĩ.                        

C.  Nam Mĩ.                         

D. Trung và Nam Mĩ.

Câu 34: Sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 1/1/1959 ở Cu Ba là

A. cách mạng nhân dân Cu Ba giành được thắng lợi.

B. quân và dân Cu Ba đã tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-Rôn.

C. Cu Ba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả cao.

Câu 35: Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “lục địa bùng cháy” ?

A. Cu-ba giành được độc lập.

B. Một cao trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ ở Mĩ La-tinh.

C. Các nước Mĩ La-tinh thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha.

D. Các nước Mĩ La-tinh thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ.

Câu 36. Mục tiêu đấu tranh của các nước Mĩ La-tinh là

A. xóa bỏ chế độ phong kiến.

B. xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

C. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

D. xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Câu 37: Quốc gia nào được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc” ở  Mĩ La -Tinh ?

                A. Cu Ba.                  

B. Bra-xin.                           

C. Pê-ru.                                                                             

D. Chi-lê.

Câu 38: Cuộc đấu tranh của nhân dân Cu Ba chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra dưới những hình thức nào ?

A. Đấu tranh nghị trường.

B. Đấu tranh ngoại giao.

C. Đấu tranh chính trị

D. Đấu tranh vũ trang.

Câu 39. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/07/1953) đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba vì

A. Đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.

B. Đã tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn.

C. Thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26-7”.

D. Mở đấu phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu Ba.

Câu 40: Nét khác biệt của Mĩ La-tinh so với các nước châu Á và Châu Phi là

A. nhiều nước đã giành độc lập từ rất sớm nhưng sau đó bị lệ thuộc vào Mĩ.

B. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

C. nhiều nước đã giành độc lập hoàn toàn.

D. nền kinh tế các nước phát triển mạnh.

0
12 tháng 11 2018

Đến năm 1925, phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam có bước phát triển.

Sau thời gian hoạt động kết liên xô, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu( Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt nam và thanh niên yêu nước mới sang để thành lập Hội(6/1925), trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.

Hoạt động của hội:

Người đã sáng lập ra báo Thanh Niên, mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng đó đều được in trong sách Đường kách mệnh(1927) nêu ra phương pháp giải phóng dân tộc cơ bản.

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã tiến hành “vô sản hoá” góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác- Lê nin và chủ nghĩa yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện vào thời điểm nào? A. trước chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất. C. sau chiến tranh thế giới thứ nhất. D. sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Câu 2. Đâu là giai cấp, tầng lớp bóc lột (thống trị) trong xã hội. A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân. C. giai cấp địa chủ và tư...
Đọc tiếp

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện vào thời điểm nào?

A. trước chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. sau chiến tranh thế giới thứ nhất. D. sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Câu 2. Đâu là giai cấp, tầng lớp bóc lột (thống trị) trong xã hội.

A. giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân.

C. giai cấp địa chủ và tư sản. D. giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.

Câu 3. Sự kiện/phong trào nào đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân, bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

A. 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật).

B. 1922, công nhân sở công thương tư nhân Bắc kì đấu tranh.

C. 1924, công nhân nhà máy dệt Nam Định, rượu Hà Nội bãi công.

D. 8/1925, cuộc bãi công của công nhân sưởng máy Ba Son.

Câu 4. Ai là người đã sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)?

A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Ái Quốc.

C. Nguyễn Thái Học. D. Lê Hồng Sơn.

Câu 5. Đến năm 1929, sự kiện nào được đánh giá là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

A. sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

B. sự phân hóa của hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. sự phân hóa của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng.

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.

Câu 6. Luận cương của Đảng do ai soạn thảo?

A. Trần Phú. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Nguyễn Văn Linh. D. Hà Huy Tập.

2
7 tháng 3 2020

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện vào thời điểm nào?

C. sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2. Đâu là giai cấp, tầng lớp bóc lột (thống trị) trong xã hội.

C. giai cấp địa chủ và tư sản.

Câu 3. Sự kiện/phong trào nào đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân, bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

A. 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật)

Câu 4. Ai là người đã sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)?

B. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 5. Đến năm 1929, sự kiện nào được đánh giá là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.

Câu 6. Luận cương của Đảng do ai soạn thảo?

B. Nguyễn Ái Quốc.

27 tháng 1 2021

Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện vào thời điểm nào?

C. sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2. Đâu là giai cấp, tầng lớp bóc lột (thống trị) trong xã hội.

C. giai cấp địa chủ và tư sản.

Câu 3. Sự kiện/phong trào nào đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân, bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

A. 1920, công nhân Sài Gòn-Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật)

Câu 4. Ai là người đã sáng lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)?

B. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 5. Đến năm 1929, sự kiện nào được đánh giá là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

D. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.

Câu 6. Luận cương của Đảng do ai soạn thảo?

19 tháng 3 2021

C,B