K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2021

6B

7D

8D

20 tháng 11 2016

Câu1:
- các gen phân li độc lập vs nhau khi:
+ Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
+ Tính trội phải trội hoàn toàn.
+ số lượng cá thể thu đc phải đủ lớn.

Câu2:
Sử dụng phép lai phân tich để xác định tính trang trội.

Câu3:
Nguyên Phân:
Đây là tự nhớ rồi nói,trong bài làm chỉ cần nêu vài ít cơ bản như thế này là được rồi:
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn thành sợi mảnh, dài và nhân đôi thành NST kép-
- Kì đầu: hình thành thoi phân bào, màng nhân và nhân con tiêu biến. NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn đính vào các tơ vô sắc của thoi phân bào.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: NST kép gồm 2 sợi crômatit tách nhau ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện. Hình thành vách ngăn. NST duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh.
Giảm Phân:

  • Kì trung gian: Các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.
  • Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Tại kì này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng hoán vị gen).
  • Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành 2 hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • Kì sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tổ hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào.
  • Màng nhân và nhân con xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội khác nhau về nguồn gốc.
     

Câu4:
Cấu tạo của ARN:

ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.

Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần :

  • 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T
  • 1 gốc đường ribolozo (C_{5}H_{12}O_5 ), ở ADN có gốc đường đêoxiribôz(C_{5}H_{10}O_4 )
  • 1 gốc axit photphoric (H_{3}PO_{4}).

ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.

Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc(H_{3}PO_{4})của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành chuỗi poliribonucleotit.

Cấu tao của ADN:ADN là đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , các đơn phân là các nucleotit.ADN gồm hai chuỗi polinucleotit liên kết với với nhau theo nguyên tắc bổ sung Chức năng của ADN là mang , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Nguyên tắc tổng hợp ARN:
-p/tu ARN dc tong hop tren khuon mau ADN.
-trc khi tong hop ARN, ADN phai duoi xoan, lk hidro bi dut, mach kep tro thanh 2 mach don.
-chi co mach khuon co chieu 3'-5' moi lam khuon de tong hop ARN co chieu 5'-3'.
-tong hop theo nguyen tac bo sung.
-co men xuc tac( chu dao la ARN pol), cac thanh phan nhan biet, noi dai, ket thuc, cac nguyen lieu, hop chat cao nang...

Nguyên tắc tổng hợp adn:
- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

- Nguyên tắc bán bảo tồn (nguyên tắc khuôn mẫu): Phân tử DNA con được tạo ra có một mạch của DNA ban đầu, một mạch mới.

- Nguyên tắc nửa gián đoạn: Enzyme DNA - polimerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’, cấu trúc của phân tử DNA là đối song song vì vậy:
+ Đối với mạch mã gốc 3’ - 5’ thì DNA - polimerase tổng hợp mạch bổ sung liên tục theo chiều 5’-3’.
+ Đối với mạch bổ sung 5’ - 3’, tổng hợp ngắt quãng với các đoạn ngắn Okazaki theo chiều 5’ - 3’ (ngược với chiều phát triển của chạc tái bản). Sau đó các đoạn ngắn này được nối lại nhờ DNA - ligase để cho ra mạch ra chậm.

 

20 tháng 11 2016

3. nguyên phân :

[​IMG]

 

giảm phân :

-Lần phân bào I:
*Kì đầu :
+Bộ NST hiện giờ ở dạng 2n kép
+Các NST kép dần co ngắn lại
+Các NST kép tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc với nhau và xảy ra hiện tượng trao đổi chéo (các NST trao đổi đoạn bị đứt)
*Kì giữa:
+Các NST kép co ngắn và xoắn cực đại
+Các NST kép tương đồng xếp thành 2 hàng song song nhau ở mặt phẳng xích đạo
*Kì sau:
+Các NST kép tương đồng phân li đều về 2 cực của tế bào bằng cách các NST kép gắn tâm đọng vào thoi phân bào và trượt trên toi phân bào
*Kì cuối:
+Tế bào hình thành vách ngăn chia làm 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là n kép
-Lần phân bào II:
*Kì đầu:
+Bộ NST ở dạng n kép
+Vẫn ở trạng thái co xoắn
*Kì giữa:
+NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo .
*Kì sau:
+Các NST trong NST kép tách nhau ra ở tâm động
+Tâm động gắn vào thôi vô sắc và các NST đơn trượt trên thoi vô sắc phân li đều (về số lượng NST) về 2 cực của tế bào
*Kì cuối:
+Hình thành vách ngăn (tùy là tinh trùng hay trứng mà vách ngăn đc tạo ở giữa hay không ) và chia làm 4 giao tử có bộ NST đơn bội là n

- Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là \(6,6.10^{-12}\) \(g\)

- Hàm lượng ADN trong nhân của một tinh trùng là \(3,3.10^{-12}\) \(g\)

10 tháng 6 2021

THAM KHẢO!

- Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm cộng sinh, thường sống bám trên thân các cây gỗ hoặc trên đá để giúp đỡ nhau về dinh dưỡng.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
10 tháng 6 2021

Địa y được hình thành do sự cộng sinh giữa nấn và một số loài tảo. Hình thức dinh dưỡng của sinh vật trong địa y:

Tảo: tự dưỡng

Nấm: dị dưỡng

3 tháng 1 2022

Tham khảo!

Hiện tượng cân bằng giới tính là:  tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.

Nguyên nhân của hiện tượng cân bằng giới tính là: do tỉ lệ giao tử mang NST giới tính X bằng Y hay X bằng O ở giới dị giao, giới đồng giao chỉ cho một loại, nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

 

3 tháng 1 2022

1.tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính.

 

14 tháng 1

Không chắc lắm anh ạ:

Để chứng minh ta dựa vào các nguyên tắc:

Nguyên tắc Bổ Sung:

Cấu trúc ADN mạch kép gồm hai mạch chạy song song và kết hợp với nhau thông qua các cặp nucleotide.Adenine (A) luôn kết hợp với Thymine (T) bằng một liên kết đơn, và Guanine (G) luôn kết hợp với Cytosine (C) bằng một liên kết ba.-Do đó, nguyên tắc bổ sung thể hiện rằng A=T và G=C.

Cặp Nucleotide:

Adenine và Thymine có kích thước và hình dạng tương tự nhau, giúp chúng tạo thành một cặp như vậy mà không làm biến đổi hình dạng của mạch kép ADN.Guanine và Cytosine cũng có kích thước và hình dạng tương tự nhau, làm cho chúng tạo thành một cặp mà không làm thay đổi cấu trúc của ADN.

Chargaff's Rule:

Nhà hóa học Erwin Chargaff đã phát hiện rằng tỷ lệ giữa các nucleotide trong ADN là gần như bằng nhau. Tỉ lệ A=T và G=C, thể hiện tính đồng nhất của cấu trúc ADN.

-Do đó cấu trúc ADN mạch kép (gồm 2 mạch ) thì nguyên tắc bổ sung thể hiện A=T,G=X trong cả đoạn mạch

14 tháng 1

Chargaff's Rule là gì hả em?

22 tháng 12 2023

Có:

Chiều dài gen: \(L=4080=\dfrac{3,4N}{2}\)

Suy ra tổng số nu của gen là:

\(N=\dfrac{2.4080}{3,4}=2400\left(nu\right)\)

Theo đề có: \(2X=A=T\) (Nguyên tắc bổ sung A-T, G-X)

Mặt khác: \(A+X=\dfrac{N}{2}\Leftrightarrow2X+X=\dfrac{2400}{2}=1200\Rightarrow X=\dfrac{1200}{3}=400\left(nu\right)\)

Vậy: \(\left\{{}\begin{matrix}G=X=400\left(nu\right)\\A=T=2X=2.400=800\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)

22 tháng 12 2023

Một số kiến thức giải bài tập sinh học 9 cơ bản:

Phần 1:

- DNA là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nucleotide.

- Cấu trúc: 2 mạch gen xoắn kép, trên mỗi mạch có 4 gốc nucleotide: A, T, G, X

+ Xoắn song song và ngược chiều nhau theo chu kì.

+ Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu

+ Mỗi cặp nu dài \(3,4A^o\) => Một chu kì xoắn dài \(34A^o\)

+ Đường kính vòng xoắn: \(20A^o\)

+ Theo nguyên tắc bổ sung: A-T , G-X. Tức là số nu loại A = số nu loại T, số nu loại G = số nu loại X. (Áp dụng được khi tính tổng quát số nu ở một gen - tức là tổng mạch 1 và mạch 2)

+ Mạch 1: \(A_1,T_1,G_1,X_1\)

+ Mạch 2: \(A_2,T_2,G_2,X_2\)

=> Có: \(A_1=T_2\)  , \(A_2=T_1\)   ,  \(G_1=X_2\)   , \(G_2=X_1\)

Có thể tự suy ra: \(A=T=A_1+A_2=T_1+T_2\) , \(G=X=G_1+G_2=X_1+X_2\)

Và: N (Tổng số nu của gen) = \(A+T+G+X=2A+2X=2T+2G=N\)

Cùng với tính %: \(\left\{{}\begin{matrix}\%A+\%G=50\%\\\%T+\%X=50\%\end{matrix}\right.\)

Phần 2:

- Định nghĩa:

+ N: Tổng số nu của gen

+ C: Số chu kì xoắn

+ L: Chiều dài của phân tử DNA (\(A^o\))

Lưu ý đổi đơn vị, dễ gặp: \(\text{ }1mm=10^3\left(micromet\right)=10^4\left(nm\right)=10^7A^o\)

+ M: Khối lượng phân tử DNA (đvC)

+ Công thức: \(\left\{{}\begin{matrix}L=\dfrac{3,4N}{2}\left(A^o\right)\\N=20.C\left(nu\right)\\M=300.N\left(đvC\right)\end{matrix}\right.\)

Phần 3:

- Tính số liên kết Hidro (H): \(H=2A+3G\)

- Số liên kết hóa trị nối các nu trên 1 mạch gen: \(H=\dfrac{N}{2}-1\)

+ Dễ dàng biết số liên kết hóa trị trên gen: \(H=2\left(\dfrac{N}{2}-1\right)\)

✿HaNa