Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giản dị, gần gũi, giàu chất thơ ẩn chứa cảm xúc thiết tha, nhân ái và sâu lắng.
Viết về người mẹ là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Và bài thơ Về thăm mẹ của tác giả Đinh Nam Khương
Nhân vật “con” trong bài thơ đã xa quê hương lâu ngày. Khi trở về thăm mẹ, người con nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là căn bếp của mẹ cò chưa lên khói, đoán biết mẹ không có nhà. Lúc này, chỉ mình con thơ thẩn ra vào, ngoài trời lại đang đổ cơn mưa:
“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”
Những câu thơ tiếp theo, một loạt những hình ảnh quen thuộc được tác giả liệt kê:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Mỗi sự vật đều in bóng dáng của người mẹ. Căn nhà có mẹ được chăm sóc cẩn thận. Và mẹ đã hy sinh thật nhiều cho con, dành dụm những điều tốt đẹp nhất:
Hai câu thơ cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Từ láy “nghẹn ngào” cho thấy tâm trạng xúc động của đứa con, nhìn cảnh vật đó, người con thấy thương mẹ nhiều hơn. Dù chỉ là những chuyện đơn giản, thường ngày nhưng cũng để khiến con cảm thấy biết ơn, trân trọng mẹ nhiều hơn.
Bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng.
Tác giả Đinh Nam Khương
- Đinh Nam Khương sinh năm 1949, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003
- Các tác phẩm tiêu biểu: Về thăm mẹ, Lã Vọng, Nhớ Trường Sơn, Nhớ trăng, Cỏ may,...
Em tham khảo:
Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Đinh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Về thăm mẹ. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái “thơ thẩn vào ra”. Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong long nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ. Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để lại trong long độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bang khuâng.
Tác phẩm:về thăm mẹ,....
mình biết mỗi bài này nhưng mà mình mong bạn cho mình 1 k nha đc ko
cx dc vậy