K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2017

“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời“a. Xác định thể loại của văn bản trên. b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng...
Đọc tiếp

Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời

a. Xác định thể loại của văn bản trên.

b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?

d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng như đốm lửa”?

g. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Cây đa gọi gió đến/ Cây đa vẫy chim về”?

h. Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

                                                                                   _giúp mình với_

0
21 tháng 10 2021

Tham khảo ??

21 tháng 10 2021

thằng này bị lú bẩm sinh đó Thu àoaoa

cáng nói nó càng lú hơn thôileu

15 tháng 3 2020

khổ a : điệp từ , điệp ngữ 

khổ b : nhân hóa vì sao

khổ c: so sánh

24 tháng 3 2020

a) Điệp từ , điệp ngữ

b) Nhân hóa vì sao

c) So sánh

15 tháng 7 2017
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng - lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.

Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ "như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh" (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu "chẳng làm đau một chiếc lá trên cành" (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí , rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn - dù là bạn với cỏ cây.
D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 12 2023

Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ).

29 tháng 8 2018

Đáp án: D

22 tháng 2 2017

tự sự

miêu tả

20 tháng 2 2017

Trong bài thơ Lượm tác giả sử dụng phương thức biểu đạt: trữ tình + miêu tả + tự sự + biểu cảm.