K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2017
Với quan niệm hồn nhiên của con trẻ, lại từng thuộc làu làu câu hát của bà khi muốn hái trầu đêm, Trần Đăng Khoa đã đánh thức trầu bằng một lối riêng - lối của những chú bé bạn bè đồng trang đồng lứa. Câu hát của bà em là câu hát để hái trầu đêm của người lớn. Dù có quan hệ bình đẳng (người này là chúa của người kia và ngược lại) thì cái ý thức làm chúa để muốn hái lúc nào thì hái- vẫn là chủ yếu trong mối quan hệ ấy. Câu hát của bà như là chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại, làm rõ thêm mối quan hệ mới hồn nhiên và thật sự bình đẳng, mến thân của Trần Đăng Khoa với bạn Trầu.

Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ "như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh" (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu "chẳng làm đau một chiếc lá trên cành" (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí , rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn - dù là bạn với cỏ cây.
11 tháng 5 2023

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Ninh OSS

13 tháng 3 2023

ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.

Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.

Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".

Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.

14 tháng 3 2023

ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.

Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.

Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".

Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

7 tháng 12 2021

Tham Khảo        
   Bài thơ " Buổi sáng nhà em" của Trần Đăng Khoa là một bài thơ viết về cảnh buổi sáng sớm tinh mơ nên nhân vật " em" nhìn thấy rất nhiều cảnh đẹp và hoạt động của người trong gia đình. Hình ảnh bà vấn tóc, bố xách điếu, mẹ tát nước không chỉ người trong gia đình mà còn những sự vật mà nhân vật kể đến con mèo rửa mặt, con gaf cục tác, quả na mở mắt, đàn chuối vẫy tay, hàng tre chải tóc. Đang là những hoạt động quen thuộc và gần gũi với em. Yêu thay những sự gần gũi giản dị này. Thấy cuộc sống vô cùng bình yên nhưng cũng đầy màu sắc. 

có van bản ko bạn

 

4 tháng 8 2018

Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài  năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng  văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta”  dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác  giả hòa quyện với hình ảnh  hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của  người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị

                                                                    Hạt gạo làng ta
                                                                    Có vị phù sa
                                                                    Của sông Kinh Thầy
                                                                    Có hương sen thơm
                                                                    Trong hồ nước đầy
                                                                    Có lời mẹ hát
                                                                    Ngọt bùi đắng cay…

Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc  và được  thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau  bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết  tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn  gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba  với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng  đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy.
                                                                        Hạt gạo làng ta
                                                                        Có bão tháng bảy
                                                                        Có mưa tháng ba
                                                                        Giọt mồ hôi sa
                                                                        Những trưa tháng sáu
                                                                        Nước như ai nấu
                                                                        Chết cả cá cờ
                                                                        Cua ngoi lên bờ
                                                                        Mẹ em xuống cấy…

Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo  người ra chiến trường, là quà , tình cảm của  hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian  khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy  là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.

                                                                     Hạt gạo làng ta
                                                                     Những năm bom Mỹ
                                                                     Trút trên mái nhà
                                                                     Những năm cây súng
                                                                     Theo người đi xa
                                                                     Những năm băng đạn
                                                                     Vàng như lúa đồng
                                                                     Bát cơm mùa gặt
                                                                     Thơm hào giao thông…

Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự  giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như  người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết  Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.

                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                      Có công các bạn
                                                                      Sớm nào chống hạn
                                                                      Vục mẻ miệng gàu
                                                                      Trưa nào bắt sâu
                                                                      Lúa cao rát mặt
                                                                      Chiều nào gánh phân
                                                                      Quang trành quết đất

Ở khổ thơ cuối, tầm  quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ  lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao  động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự  tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả 
                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                      Gửi ra tiền tuyến
                                                                      Gửi về phương xa
                                                                      Em vui em hát
                                                                      Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.  Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ  bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.

Bài làm

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.

Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay

Các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những “đắng cay”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy

Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quả xây dựng ta, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phải lên đường đánh giặc:

Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa

Ở quê nhà là các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất:

Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông

Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏbé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước:

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất

Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.

Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.

26 tháng 3 2023

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

26 tháng 3 2023

Ý  mình nói là khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa nha bạn