K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2018

Đáp án A

Các công ty được sắp nhập và hợp nhất thành các tập đoàn lớn, nhất là các công ty khoa học – kĩ thuật nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

          LÊN OlM.VN CÙNG REVIEW KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA CÁC EM TẠI ĐÂY VÀ NHẬN NGAY PHẦN THƯỞNG CỦA CÔ THƯƠNG HOÀI NHÉ CÁC EM         Cô Thương Hoài thân ái chào tất cả các em học viên của olm.vn! olm.vn hệ thống giáo dục trực tuyến hàng đầu và thịnh hành nhất hiện nay. Một mùa hè thú vị đã sắp qua rồi, các em lại háo hức chuẩn bị cho một năm học mới và tất bật với sách vở...
Đọc tiếp

          LÊN OlM.VN CÙNG REVIEW KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA CÁC EM TẠI ĐÂY VÀ NHẬN NGAY PHẦN THƯỞNG CỦA CÔ THƯƠNG HOÀI NHÉ CÁC EM

        Cô Thương Hoài thân ái chào tất cả các em học viên của olm.vn! olm.vn hệ thống giáo dục trực tuyến hàng đầu và thịnh hành nhất hiện nay.

Một mùa hè thú vị đã sắp qua rồi, các em lại háo hức chuẩn bị cho một năm học mới và tất bật với sách vở để đến trường gặp lại thầy, gặp lại cô, gặp lại những bạn bè thân yêu. Cô băn khoăn tự hỏi không biết khi các em bận học như vậy, lúc đó các em có còn nhớ đến những kỉ niệm đẹp đẽ trên olm cùng bạn bè, cùng cô Thương Hoài không nữa. Và Để các em có những kỉ niệm đẹp trên olm, hôm nay cô sẽ cho các em cơ hội nhận thưởng gp và một số thẻ cào điện thoại các nhà mạng, thông qua việc các em cùng cô review kết quả học tập các em năm học 2022 - 2023.

           I, Cách thức tham gia, các em chụp ảnh giấy khen ví dụ học sinh giỏi, giấy chứng nhận đoạt giải, nếu có và đăng vào phần bình luận. Cô sẽ xem xét kết quả học tập đó để trao giải. 

 II, Cơ cấu thưởng như sau: 

         1, Tất cả các bình luận ( không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng đều được thưởng 2gp + 1 sp

          2, Đối với những bạn có thành tích cao sẽ được thưởng thêm 5 gp

         3, Cô sẽ chọn ra 5 bạn có thành tích cao nhất để trao giải bằng thẻ cào điện thoại

                  +    1, Giải nhất thẻ cào 100k

                 +     1, Giải nhì thẻ cào 50 k

                 +      1, Giải ba thẻ cào 30 k

                  +     2, giải khuyến khích thẻ cào 20 k 

               III, Thời hạn kết thúc 24h 20/8/ 2023

               IV, cô sẽ công bố danh sách các bạn doạt giải vào ngày 21/8/2023, sau đó các bạn liên lạc với cô qua nhắn tin trên olm để nhận giải.

                                                         Bây giờ cô xin phép bắt đầu nhé các em. Và cô sẽ bắt đầu từ các bạn học sinh của cô.

               Bạn ở vị trí số 1

                Họ và tên : Vũ Thị Minh Ngọc. l 

                Giải khuyến khích violympic cấp quốc qia 

    

loading...

loading...

loading...

loading...

Bạn ở vị trí số 2:

Họ Và Tên: Bùi Quỳnh Chi 

Giải khuyến khích vioedu cấp tỉnh. Bạn này rất chịu khó học và làm bài tập cô Thương Hoài giao. Bạn còn giỏi tiếng trung vì mẹ bạn dạy tiếng trung. Đặc biệt bạn rất tự giác học và luyện trên olm các em ah. 

loading...

loading...

loading...

Vị trí số ba Lại Ngọc Hà: bạn này thường hay hỏi cô môn toán và rất chịu khó học trên olm môn tiếng anh

Giải Nhất môn tiếng anh học sinh giỏi cấp huyện: (do bây giờ bạn đi vắng nên cô chưa lấy được file ảnh giấy khen)

Vị trí số 4: Bùi Như Quỳnh

Năm ngoái Huy chương vàng cấp tỉnh môn toán

Năm nay Giải ba Học sinh giỏi toán cấp huyện

loading...

loading...

loading...

loading...

Trên đây là một số các bạn học sinh là học sinh của cô và cũng học trên olm.vn. Như vậy chứng tỏ chất lượng của giáo viên olm là rất chuẩn nhé.

Cô rất mong nhận được sự chia sẻ từ các em, làm cho diễn đàn olm trở nên sôi động, tích cực và là nơi các em giao lưu với cộng đồng tri thức cả nước.

     Nhanh tay để lại bình luận nào các em. Bạn bình luận đầu tiên trên olm sẽ nhận được thẻ cào 10 k.

          Lời kết cuối cùng cô chúc các em thật nhiều sức khỏe, mạnh khỏe, học tập và nỗ lực hết mình để có những thành quả cao hơn trong năm tới .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                  

35
6 tháng 8 2023

Uiii chúc mừng các bé đạt kết quả học tập tốt nha!

6 tháng 8 2023

Là mình đưa ra thành tích học tập của bản thân và đưa ảnh chứng minh tại bình luận này ạ?, em không rõ lắm:")

(thành tích của em chỉ có chút xíu)

30 tháng 3 2016

* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.

- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Họ là lực lượng to lớn của cách mạng.

- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai.

– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có  khuynh hướng dân tộc dân chủ.

- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.

Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai.

1 tháng 12 2021

D nhé bạn

 

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

10 tháng 4 2017

Đáp án D

Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn nhất là các công ty khoa học- kĩ thuật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty càng lớn thì càng có cơ sở tài chính vững mạnh, không dễ bị lật đổ như các công tư nhân nhỏ và có sức cạnh tranh hơn

12 tháng 6 2021

Một trong những điều kiện thúc đẩy sự hình thành xu thế liên kết khu vực ở Tây Âu từ những năm 50 của thế kỉ XX là

A. nhu cầu hợp tác giữa các nước để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế.

 

B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu.

 

C. tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

 

D. nhu cầu hợp tác giữa các nước để thành lập một liên minh quân sự.

 

12 tháng 6 2021

B. tác động của xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”

Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:

A. 5 nước

B. 6 nước.

C. 8 nước

D. 10 nước

1
13 tháng 5 2017

Đáp án B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).