Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.
Bác Hồ được nhân dân trên toàn thế giới biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn.Trong những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc,em rất thích bài thơ Cảnh khuya.Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác.Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi.Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.Em nghĩ với tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng nên Bác mới viết những câu thơ hay đến thế.Đọc hai câu cuối khiến em cảm động vô cùng !Bác thức khuya,chưa ngủ không phải vì ngắm cảnh đẹp mà Bác chưa ngủ vì Bác lo nỗi nước nhà, làm sao cho dân ta được tự do,độc lập.Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.
Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với người con rằng: tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và cao quý hơn cả. Thất đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó. Nội dung này đã được triển khai một cách hợp lí và mạch lạc: người cha nhắc đến lỗi của đứa con; tiếp đó, ông khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình, từ đó mà biết tự nhận ra phải trái. Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.
- Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật “tôi” nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.
- Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:
- Người cha nhắc đến lỗi của đứa con và nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.
- Người bố khéo léo nhắc lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô. Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ để đứa con cảm nhận sâu sắc hơn lỗi lầm của mình
- Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.
- Bài văn kết thúc bằng những lời nói rất kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con mình.
Tình mẫu tử giưa mẹ và con là thứ tình cảm vô cùng thiếng lieng và quý giá biết bao.Tình cảm ấy chúng ta phải biết trân trọng nếu chưa muộn.Và hãy nhớ kĩ điều này:''Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình.''Vì thế đừng để lương tâm mình phạm sai trái nếu đã sai thì hãy sửa ngay.Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước
ok xong òi đó chép đi cho ló lóng
Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hom cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.
Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mất để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.
Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
câu 1:
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước
câu 2:
Mở bài:
- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.
Thân bài:
- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.
* Vẻ đẹp chung của những người lính
- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.
- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.
* Vẻ đẹp riêng.
Đồng chí
- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.
- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”
- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.
- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.
- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:
.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.
- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.
Đồng chí.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
Kết bài :
- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .
- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
a, Trong 1 Vb cần phải đảm bảo các câu cac đoạn phải được liên kết chặt chẽ với nhau. Cùng phải hướng về 1 chủ đề chính của bài.
Tạo lập VB
1. Phải có dàn ý
2. Viết cho ai
3 Vấn đề gì?
4. Kết thúc sự việc
C2:
Trong bài ca dao trên các câu đã liên kết và có tính mạch lạc.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng"
Giới thiệu về bông hoa sen và đặc trưng của n, nó tượng trưng cho cái gì và vẻ đẹp của nó.
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Những câu ca dao trên đều hướng tới 1 chủ đề là nói về bông hoa sen, tượng trung của nó. Và chỉ rõ vẻ đẹp của bông hoa sen
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nổi bật với người đọc bởi chất thơ nhẹ nhàng, sâu lắng. Từ những cảm xúc mãnh liệt, dâng trào của người phụ nữ trong tình yêu của đồi trai gái cho tới tình cảm của những người con, người cháu dành cho những người thân trong gia đình của mình mà thôi.. Và trong những tác phẩm của bà, bài thơ “ tiếng gà trưa” đa gieo vào lòng người những tình cảm vô cùng trong sáng của người nữ chiến sĩ nhớ tới quê nhà khi đang trên đương hành quân.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta
cam nhan tieng ga trua xuan quynh
Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của tác giả khi đang trên đường đi hành quân. Hoàn cảnh cụ thể với cả thời gian và địa điểm hiện lên một cách rõ ràng. Địa điểm là trên đường người nữ chiến sĩ đi hành quân, bên những xóm làng nhỏ trong buổi trưa thanh tịnh. Tiếng gà của những nhà gần đó đang nhảy ổ với những tiếng “cục tác cục ta” mang những âm thanh rất đỗi thân thương.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Biện pháp tu từ lặp lại được nhà thơ sử dụng cả ba lần. những kỉ niệm êm đẹp về tuổi thơ trở về như làm cho tâm hồn của mỗi người trở lên tĩnh lặng, mang những hoài niệm về một cuộc sống thời thơ ấu bên bà bên mẹ đã trở nên thương nhớ hơn bao giờ hết.
iếng gà trưa
ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa lại vang lên, đưa tâm trí của tác giả trở về với những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ. Đó là những chú gà mái màu lông mượt mà, được miêu tả như những sắc màu vàng óng mượt như màu của những vạt nắng buổi trưa yên ả.
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Hình ảnh của Bà hiện lên một cách đầy hiền hậu, bà luôn lo lắng cho người cháu cuối năm không có quần áo mới, lo mình không chăm được cho cháu có một cuộc sống đủ đầy.
Tóm lại, cả bài thơ như một lời tâm sự với những kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm. hình ảnh người Bà hiện lên một cách nhẹ nhàng, khiến cho người cháu gái đang đi hành quân đang lên niềm thương nhớ đối với người bà tần tảo của mình. Bài thơ như một lời tâm sự của tác giả, với giọng văn nhẹ nhàng, tác giả đã giúp cho người đọc có sự thấm thía và cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm của con người.
Theo ý kiến các bạn thì trong 4 đề sau đề làm sẽ có trong tập làm văn số 3:
1.Cảnh khuya
2.Rằm tháng riêng
3.Người thân
4.Cảm nghĩa về bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
=> Ai ai cũng có một mái ấm đầy hạnh phúc, công cha thì to và lớn như núi Thái Sơn còn nghĩa mẹ thì như một nguồn nước quý giá chảy ra, luôn luôn yêu quý mẹ cha, chữ hiếu phải thật tròn mới là bổn phận của con cái. Những câu này cho biết ý nghĩa thiêng liêng của 4 nói này tương đương với 4 câu ca dao :
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
giup mình nhanh nhé các bạn