K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2018

Lai Minh Lụa??

Tên cô đẹp quá à =))))

11 tháng 8 2018

Hãy mở đầu bằng: Thưa các thày, (cô) 
Thưa các bạn, hôm nay tôi muốn cùng các bạn thảo luận một số câu hỏi liên quan đến việc bầu chọn lớp trưởng của lớp ta. 
Câu hỏi gộp của tôi là : 
Tại sao phải bầu lớp trưởng. Nhiệm vụ của Lớp trưởng là gì? 
Và vì sao tôi muốn làm lớp trưởng? có nhiều người muốn làm lớp trưởng như tôi không? Và vì sao có nhiều người không muốn làm lớp trưởng hoặc một chức danh nào đó trong lớp hay Đoàn thanh niên? 
bạn sẽ phải hiểu một cách chính sác nhiệm vụ của lớp trưởng bạn hãy xuy nghĩ và phát triển nội dung các câu hỏi trên cùng với những giải đáp thẳng thắn cầu thị, giám nhận trách nhiệm, giám ứng cử để góp phần quản lý tổ chức lớp thật tốt trong học tập và cuộc sống của sinh viên. để có điều kiện đóng góp phương pháp làm việc của mình, mà mình tin là có hiệu quả hơn bạn phải là lớp trưởng Bạn sẽ đưa ra cách nhận thức vấn đề, sử lý vấn đề khác nhau cuả những người khác nhau trong tập thể lớp. hãy bám lấy mục tiêu học tập và rèn luyện để trở thành con người có đức có tài có ích cho quê hương đất nước. mọi hoạt động của lớp do lớp trưởng cầm đầu phải phục vụ mục tiêu đó. 
Bạn hãy tự viết phần kết thúc. Với lòng nhiệt tình trong sáng không vụ lợi, với đường lối đúng đắn bạn sẽ giành được nhiều phiếu bầu trong lớp. 

Code : Breacker

19 tháng 11 2018

Thứ nhất, bạn cần phải xác định rõ chức vụ của các thầy cô ấy để sắp xếp cho hợp lí

Thứ hai, thuyết trình nếu như bạn không hiểu rõ thì chỉ cần đánh giá đơn giản là giới thiệu những nội dung, chương trình, ... để cho các thầy cô ấy hiểu sơ qua cái mục đích mà lớp bạn định làm ấy mà.

19 tháng 11 2018

Thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học viên thân mến!

Khi nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại và ý nghĩa. Làngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thầm, lặng lẽ, nhữngngười ươm mầm xanh cho đất nước. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hàoquang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”.

Bác Hồ đã khẳng định: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “Nghề dạy họclà nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườnnúi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.” Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lựcquyết định tới sự phát triển của đất nước.

Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả củanhững người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi qua,mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem đến trithức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi trong mỗingười thầy.

Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, thầy cô như những người lái đò cần mẫn chởnhững người học trò sang sông, gieo mầm tri thức, nâng cánh ước mơ giúp học trò đến đượcnhững bến bờ mới lạ., để sau này, mỗi học sinh sẽ trở thành những công dân có ích cho xãhội. Về vị trí của người thầy trong xã hội, trải qua nhiều thời kỳ của đất nước, nghề dạyhọc luôn được xã hội và nhân dân ta kính trọng. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta xác địnhgiáo dục là quốc sách hàng đầu nên vị trí của người thầy càng được tôn vinh.

Từ lâu, nhân dân đã truyền tụng câu nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay:“Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Và tục ngữ cũng đã dạy: Không thầy đố mày làm nên… đủ thấy được lòng trân trọng, kínhyêu của nhân dân ta dành cho nhà giáo- những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại như thế nào.

Chính vì ở một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo như vậy, Ngày Nhà giáo ViệtNam 20 - 11 có một vị trí thật đặc biệt. Gọi là Ngày Nhà giáo, nhưng nó không đơn thuần chỉ là ngày lễ hội của một ngành nghề, của riêng các thầy cô giáo mà đã trở thành một ngàyhội của toàn dân, ngày lễ tôn vinh sự học, tôn vinh những người dạy chữ.Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày Nhà giáo Việt Nam, là nhàgiáo, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã dành cho chúng tôi.

Phải thừa nhận rằng, với tinh thần “tôn sư trọng đạo” ngàn đời của dântộc ta, các tầng lớp nhân dân đã cho chúng tôi những niềm an ủi và những xúc cảm vô bờ.Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để chúng tôi cống hiến toànbộ tri thức của mình cho sự nghiệp giáo dục. Dù nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khănđòi hỏi người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ, mà còn phải sống có lý tưởngvà bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường lớp. Nhưng đối với trọng trách mà toàn xã hội đã giao phó, chúng tôi nhất định sẽ vượt qua, sẽ hoàn thành thiên chức cao quý của nhàgiáo: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”, hay như nhà thơ Tố Hữa đã nói:“Dạy chữ sáng ngời thời đại mớiTrồng người cao đẹp, đức tài nay…

”Trước niềm tin mà toàn xã hội đã giao phó và quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi– những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp “trồng người” quyết không phụ lòngkỳ vọng ấy. Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta từ xưa và mãi mãi sau này chắc chắnsẽ không thay đổi – nhưng những yêu cầu của xã hội đổi mới đối với nhà giáo, cả về phẩmchất và năng lực thì lại tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà giáo, vừa giữ được phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này, lại vẫn đáp ứng nhu  cầungày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Kết quả học tập tốt, sự thành đạt trong cuộc sống của cácem  đó chính là những bông hoa tươi thắm, là niềm vui, là món quà ý nghĩa nhất của các em kính dâng lên thầy cô trong ngày lễ trọng đại này. Các em hãy cố gắng phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.    

Cuối cùng, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2010, tôi xin gửi đến tất cả các thầy cô giáo đang công tác và  thầy cô giáo đã nghỉ hưu, lời chúc tốt đẹp nhất. Kính chúc thầy cô cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành đạt trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu. Chúc các em sức khỏe, học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Xin chân thành cảm ơn!

Có gì chép được gì thì chép nha :))

20 tháng 9 2018

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

- Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. 

- Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. 

- Đào thể hiện sự thăng tiến. 

- Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. 

- Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người. 

- Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý. 

- Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt. 
- Thanh long - ý rồng mây gặp hội.

- Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn 

- Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc. 

- Quả trứng gà có hình trái đào tiên - lộc trời. 

- Dừa có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu. 

- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. 

- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. 

- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. 

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. 

Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Ví dụ mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người, nhưng người Nam thì lại cho rằng từ chuối - có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó, không ngẩng lên được nên không dùng. Hay người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu” nhưng mâm ngũ quả của người Bắc thì không thể thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt và “hoành tráng” là được… 

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Vì vậy, những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.

20 tháng 9 2018

dài quá mà ko đúng ý mk cần bạn ơi mk xin lỗi bạn nhìu nhé

5 tháng 1 2018

- Mục đích học tập của học sinh là :

+ Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.

- Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :

+ Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

chúc bạn học tốt

5 tháng 1 2018

* Mục đích học tập của học sinh:

Là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội.
* Ý nghĩa:

Xác định được mục đích học tập đúng đắn
Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
* Trách nhiệm học sinh:

Phải tu dưỡng đạo đức, hoc tập tốt
Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học
Tránh lối học vẹt, học lệch các môn…

30 tháng 9 2018

Người mẹ của học trò

Cô  Hiền ơi,cô có nhớ con không cô.Con là ............

Nghe tin cô chuẩn bị chuyển sang trường khác để dạy đúng không cô,cả lớp 7b buồn lắm cô ạ cả con cũng rất buồn khi nghe tin cô chuyển trường.Cô Hiền ơi cô đừng đi mà cô,cô ở lại đây với bọn con nghe cô.Con biết là ước mơ đó không thể nhưng cô ơi,tụi con cảm thấy thiếu vắng khi không nghe được những lời giảng tận tình của cô.Mỗi sớm mai khi được nghe cô giảng bài,chúng con như đợc uống một liều thuốc bổ ban mai vậy cô ạ,như khoẻ hẳn lên.Mỗi khi đến tiết cô lớp 7b chúng con lại nôn nao,vui mừng biết bao khi được cô Bùi Thị Hiền của chúng con dạy.Những lời nói cô nói ra như làm thêm động lực cho chúng con vậy.Chúng con rất yêu quý cô.Cô biết không,mỗi lần khi nghe cô đọc bài bọn con như thay đổi luôn cô ạ.Mỗi khi bọn con có buồn gì mà nghe cô nói một điều gì  làm cho chúng con cười phá lên vậy.Mỗi lần bước vào lớp,cô lại xuất hiện với một kiểu ăn mặc khác nhau nhưng cô vẫn tôn lên cái dáng cao cao của cô làm cho tụi con hâm mộ với dáng như một cô người mẫu vậy cô ạ.Cô như một người mẹ hiền của con vậy nhưng cái gì tới thì cũng  tới.Bọn con chúc cô luôn mạnh khoẻ,xinh đẹp và cô ơi,cô hãy nhớ đến chúng cháu ,nhớ đến những đứa học trò ngỗ nghịch mà cô đã uốn nẵ thành người này nhé cô.Con chào cô.

                                                                                                                     Học sinh

                                                                                                              ............................

30 tháng 9 2018

đâu cô đi công tác,nhà trường giao cho cô

20 tháng 9 2018

- Nói mỗi lông hút là một tế bào vì mỗi lông hút đều có những thành phần đặc trưng của 1 tế bào như vách tế bào , màng sinh chất , chất tế bào , nhân , không bào ,.....

- Lông hút không tồn tại mãi , đến một thời gian nào đó nó sẽ rụng và được thay thế bởi một lông hút khác .

20 tháng 9 2018

cảm ơn Linh nhe!

KHUYÊN NHỦ BẠN HÃY THAY ĐỔI NHỮNG HÀNH VI KO TỐT CỦA MIK.

25 tháng 3 2021

Cô giáo mình yêu cầu viết 1 đoạn văn cơ

 

14 tháng 12 2019

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.

Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Điều này đã để lại hậu quả gì?

Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?

Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

14 tháng 12 2019

Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, môi trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều vấn đề được đặt ra trong mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người.

Môi trường sống là tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,.... và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người.

Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống của con người. Trước hết, môi trường là không gian sinh sống, tồn tại của con người; đồng thời cũng là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho đời sống của chúng ta. Nhờ có đất đai, con người có thể xây dựng nhà cửa, nơi cư trú an toàn. Đất đai còn là nơi để con người trồng trọt, canh tác và thực hiện công cuộc lao động sản xuất để trồng trọt và tạo ra lương thực, thực phẩm. Những cánh rừng xanh là nơi cung cấp nguồn oxi trong lành và được ví như những lá phổi xanh của nhân loại, đồng thời có tác dụng chống lại những tác động của thiên tai như ngăn chặn xói mòn, sạt lở đất. Biển xanh, đại dương bao la là nguồn cung cấp hải sản phong phú cho con người,... Vậy mà hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường đang trở thành một thực trạng đáng báo động trong vô vàn những vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Những nhân tố quan trọng như đất đai, nguồn nước, không khí,... đều bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Đó là những mảnh đất bị bạc màu, vôi hóa, không còn khả năng canh tác; là bầu không khí chứa đầy khói bụi và các chất nguy hại đến cuộc sống của con người như khí cacbonic, khói bụi từ các khu công nghiệp,.... Nguồn nước sạch cũng ngày càng trở nên khan hiếm, hàng loạt những con sông vốn mang trên mình vẻ đẹp hiền hòa, trong xanh trở nên ô nhiễm với làn nước đen sì, bốc mùi hôi thối,....

Tình trạng trên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống của con người. Trước hết, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra những hiểm họa như thiên tai, bão lũ. Hiện tượng sa mạc hóa đang diễn ra ở miền Trung là một trong những hiện tượng thể hiện rõ điều này. Đặc biệt, ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi tiếp xúc với nguồn không khí khói bụi, con người sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, nguồn nước bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh khác nhau. Theo thống kê, mỗi ngày, ô nhiễm nguồn nước gây ra cái chết cho 14.000 người. Những biểu hiện, con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những hậu quả con người phải gánh chịu trước thực trạng môi trường bị ô nhiễm.

Thực tế đã cho thấy, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường trước hết xuất phát từ chính ý thức của con người. Con người chưa có những nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường, dẫn đến những hành động sai trái ảnh hưởng đến môi trường. Vì lợi ích trước mắt, một số cá nhân sẵn sàng bất chấp pháp luật, chặt phá và hủy hoại những cánh rừng vốn trù phú. Những chủ giám đốc, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, doanh thu, chất lượng sản phẩm mà bỏ qua và xem nhẹ và bỏ qua khâu xử lí rác thải, lén lút xả thẳng các chất thải công nghiệp xuống những con sông. Sự ô nhiễm của dòng sông Thị Vải trước hành động của công ty Vedan là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này, và hàng loạt con sông khác đã trở thành "con sông chết" như sông Tô Lịch,.... bởi chính hành động xả rác bừa bãi của con người. Chúng ta không thể phủ nhận quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã dẫn đến sự xuất hiện của các khu công nghiệp và những ống khói cao ngất hằng ngày thải ra làn khói đen sì là điều không tránh khỏi, nhưng nếu con người có ý thức giữ gìn và bảo vệ thì tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện.

Như vậy, để hạn chế tình trạng môi trường bị ô nhiễm, trước hết cần nâng cao ý thức của con người. Đồng thời, có những biện pháp cụ thể để lên án, ngăn chặn những hành động khai thác, tàn phá tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi. Bên cạnh đó, con người cần không ngừng chăm sóc, cải tạo môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng nhiều cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông,....

Môi trường có mối quan hệ mật thiết đối với cuộc sống của con người. Bởi vậy, khi môi trường bị ô nhiễm cũng là lúc con người phải đối mặt với vô vàn hiểm họa khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần hành động quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến bảo vệ môi trường.



 

8 tháng 1 2019

Bạn lên trang vietjack.com là có đó

tk nha!

I. Thế nào là văn miêu tả

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Tình huống 1: Muốn cho khách nhận ra nhà em, em phải miêu tả đặc điểm của căn nhà của em.

- Tình huống 2: Muốn người bán đưa cho em xem chiếc áo em thích, em cần chỉ cho họ biết kích cỡ, màu sắc, vị trí chiếc áo.

- Tình huống 3: Muốn học sinh đó hình dung được người lực sĩ em phải nói về dáng vẻ bên ngoài, thân hình, sức lực của người đó.

 

- Tình huống khác sử dụng tới văn miêu tả: miêu tả về trường của em, miêu tả về địa điểm du lịch đẹp em từng đến tham quan.