K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2020

Chủ ngữ 1: anh chàng "hầu cận ông lí"

Vị ngữ 1: yếu hơn chị chàng con mọn.

Chủ ngữ 2: hắn

Vị ngữ 2: bị chị này nắm tóc lẳng một cái ngã nhào ra thềm.

Hai vế được nối với nhau bằng dấu phẩy.

chị Dậu nghiến hai hàm răng mày chói chồng bà đi bà cho mày xem rồi chị túm lấy cổ hắn ẩn dúi ra cửa.Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy ko kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền hắn ngã chổng quèo trên mặt đất miệng vẫn nham nhảm thét trói  vợ chồng kẻ thiếu sưu                                                      khi...
Đọc tiếp

chị Dậu nghiến hai hàm răng mày chói chồng bà đi bà cho mày xem rồi chị túm lấy cổ hắn ẩn dúi ra cửa.Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy ko kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền hắn ngã chổng quèo trên mặt đất miệng vẫn nham nhảm thét trói  vợ chồng kẻ thiếu sưu                                                      khi nhận xét về nhân vật chị dậu trong văn bản chứ doạn văn trên có ý kiến cho rằng chị Dậu không chỉ là một người yêu thương chồng tha thiết mà chị còn có một sức phản kháng tiền tang mãnh liệt                                            bằng một đoạn văn ngắn 12 đến 15 câu lập luận theo cách diễn dịch em hãy làm rõ ý kiến trên trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động gạch chân dưới câu bị động đó

1
26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Bọn cai lệ hung hăng hơn thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được, chị phải đứng lên bảo vệ chồng. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị bị bắt buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là bị chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

Câu BĐ: In đậm nghiêng

26 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ

 

2 tháng 11 2020

Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quẻo trên mặt đất , miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

- Từ tượng thanh là: nham nhảm.

13 tháng 9 2023

- Bố cục của văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến …trực tiếp tràn vào khu dân cư): dẫn dắt vấn đề nói đến và giải thích hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (tiếp đến …gây nên nhiều thiên tai): nêu nguyên nhân gây ra lũ lụt.

+ Phần 3 (phần còn lại): tác hại của lũ lụt.

- Dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được bố cục của văn bản.

- Đánh số thứ tự:

1. Phần sa pô và đề mục Lũ lụt là gì?

2. Đề mục: Nguyên nhân gây ra lũ lụt

3. Đề mục: Tác hại của lũ lụt

12 tháng 12 2018

Kết cục” anh chàng hậu cận ông lý’’ yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.

Chủ ngữ : in đậm

Cách nối : dấu phẩy

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 9 2018

Cấu trúc ngữ pháp:

Tôi // lại lặng im, cúi đầu xuống đất: lòng tôi // càng thắt lại, khóe mắt tôi cay cay.

CN          VN                                        CN                          VN

=> Quan hệ giữa các vế trong câu ghép là quan hệ tăng tiến.

15 tháng 7 2016

a.Bà tamột hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.

    C                                                     V

-> Câu đơn, không phải câu ghép.

b.Bà ta/ thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi/ vội quay đi, lấy nón che.

       C                        V                                                        C                        V

 

-> Câu ghép.

c.Rồi chịđón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.

 

      C                                                V

-> Câu đơn, không phải câu ghép.

17 tháng 7 2016

a. Bà ta một hôm nọ đi chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn

       C                                                               V

- 1 cụm C-V

- không phải câu ghép

b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi lấy nón che 

       C                            V                                   C                      V

- 2 cụm C-V

- câu ghép

c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không  

           C                                                              V

- 1 cụm C-V

- không phải câu ghép

 

 

 

Bài 1: Cho đoạn văn sau: "Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: -Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ." a) Tìm hai từ láy tượng hình và...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho đoạn văn sau:
"Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ."
a) Tìm hai từ láy tượng hình và một từ địa phương trong đoạn trích trên
b) Phân tích ngữ pháp câu văn được in đậm. Các vế trong câu ghép đó quan hệ với nhau như thế nào?

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
"Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
- Tha này ! Tha này !
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào mặt chị Dậu mấy bịch rối lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ !
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
a) Đoạn trích trên kể về sự việc gì?
b) Chỉ ra 2 từ tượng thanh và 1 tình thái từ có trong đoạn trích
c) NX về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ? Theo em, điều gì đã tiếp thêm sức mạnh để chị Dậu đấu tranh?

1
17 tháng 9 2018

1.

a. Từ láy tượng hình là: long lanh, chằm chặp.

Tôi // lại lặng im, cúi đầu xuống đất: lòng tôi // càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.

CN VN CN VN

2.

a. Đoạn trích kể về sự việc chị Dậu vùng dậy đấu tranh, chống lại tên cai lệ đang trực đánh trói chồng chị.

b. 2 từ tượng thanh: bịch, bốp.

1 từ tình thái: van (cháu van ông)

c. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ:

- cháu - ông

- tôi - ông

- bà - mày

=> Con giun xéo lắm cũng quằn, có áp bức thì tất có đấu tranh. Bao nhiêu sự nhẫn nhục chịu đựng khi đã vượt quá giới hạn tất sẽ bùng lên. Đó chính là điều tiếp thêm sức mạnh khiến chị Dậu có những hành động như vậy.

4 tháng 11 2021

PTBĐ của bài này là gì v b

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.

Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.