K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2019

Có nhiều di sản văn hóa thế giới nhưng mk chỉ lấy Hạ Long thôi nha!!!

Hình ảnh có liên quan

26 tháng 2 2019

mình nghĩ chắc chỉ cóa Vịnh Hạ Long thôi á bn :))))

21 tháng 11 2021

TL:

2, 4, 6

21 tháng 11 2021

1,3,5,7 hok tốt nhé

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

21 tháng 12 2020

a) Thái độ của các bạn trong lớp đối với Hạnh là không đúng vì trong khi kiểm tra, không ai được phép chỉ bài và cho bạn nhìn bài của mình. Qua đó, thầy cô mới đánh giá đúng được thực lực mỗi người và giúp các bạn tiến bộ hơn.

b) Nếu em là Hạnh, em sẽ nói: "Các bạn nên ôn tập thật kĩ, nắm bài thật chắc để kiểm tra không bị điểm kém, không làm ảnh hưởng tới thành tích chung của tập thể và của bản thân vì trong những kì thi khác sẽ không có ai chỉ cho các bạn đâu!".

21 tháng 12 2020

a) thái độ của các bạn trong lớp đối với Hanh là sai trái vì mỗi người phải biết tự giác trong học tập . 

b) Nếu em là Hạnh em sẽ khuyên các bạn nên học hành thật đàng hoàng vì trong những kì thi khác sẽ không ai chỉ nữa 

17 tháng 12 2019

có thể nói Hằng như vậy là không đúng nhưng muốn làm bạn trở lại thì phải biết xin lỗi lẫn nhau và làm lành, hãy làm những việc tốt đẹp cho nhau và giúp 2 bạn thấu hiểu nhau hơn và mai sau sẽ trở thành một tình bạn bền lâu mãi mãi

tích mình

8 tháng 3 2021

Vai trò và giá trị của các di sản văn hóa,danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử:

-Vai trò:

+Giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan về những lối sống,nếp sống,lễ hội;những lịch sử,văn hóa,khoa học của nhân dân ta ngày trước.

+Giúp ta có thể nhìn thấy được những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ,tuyệt đẹp;những công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,thẩm mĩ,khoa học.

-Giá trị:

+Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần,vật chất có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học,được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử,văn hóa,khoa học,được lưu giữ bằng trí nhớ,chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng,truyền nghề,trình diễn và các hình thức lưu giữ,lưu truyền khác.

+Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,văn hóa,khoa học.

+Di tích lịch sử-văn hóa là công trình xây dựng,địa điểm và các di vật,cổ vật, bảo vật,quốc gia có giá trị lịch sử,văn hóa,khoa học.

+Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm kết hợp với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,thẩm mĩ,khoa học.

 

 

16 tháng 12 2016

1.Em không tán thành việc làm đó, vì như thế là không trung thực. Em khuyên hai bạn nên làm bài bằng chính thực lực của mình, không nên cho nhau chép bài như thế là không tốt.

2.a) hành vi của Hưng là hoàn toàn sai

b) Em khuyên Hưng nên tự mình làm bài của mình và chắc chắn bài kết quả của mình chứ không nên nhìn bài bạn khác

 

16 tháng 12 2016

1. em ko tán thành việc làm của 2 bạn. Vì:

- việc làm đó thể hiện tính thiếu trung thực ở người học sinh

- việc làm đó thể hiện tính thiếu tôn sư trọng đạo( không làm theo lời thầy cô giáo dạy)

- vi phạm nội quy của trường, của lớp.

Em sẽ khuyên 2 bạn không nên tái phạm hành vi đó nữa.

2. a/ hành vi của Hưng là hoàn toàn sai. Nó thể hiện tính a dua, ba phải, luôn hoang mang dao động, không tin tưởng vào khả năng của mình.

=> Hưng là người thiếu tự tin.

b/ Em sẽ khuyên Hưng:

- cần khắc phục tính ba phải, hoang mang dao động cảu minh

- cải thiện tính tự tin ở bản thân.

MÌNH CHỈ NGHĨ ĐC VẬY THÔI ^^hihi

31 tháng 10 2016

Em có suy nghĩ: Huệ là 1 đứa con ko tốt, 1 học sinh ko ngoan, ham chơi quên lời bố mẹ dặn.
Nếu là bạn thân của Huệ thì em sẽ khuyên Huệ nên nói thật với bố mẹ và mua hoa khác tặng thầy cô.

31 tháng 10 2016

à bài này mk mới làm nhưng ko biết làm lạc đề hay đúng nữa!!gianroi

17 tháng 10 2016

a)Cường là một người kiêu ngạo. Nếu bạn học giỏi thì bạn có thể chỉ bài cho những bạn học không giỏi.

b)Như vậy bạn bạn Hiền đang hại bạn chứ không phải là tinh thần đoàn kết tương trợ.

c)Bạn Mai làm vậy là không đúng vì nếu bạn không đến được thì bạn cũng nhận được tinh thần.

1 tháng 1 2017

a)Điều đó thể hiện Cường là 1 người tự cao tự đại, chỉ biết tự hào về thành tích của mình, mà không biết được "Núi cao còn có núi cao hơn".Không những vậy bạn ấy còn cười nhạo, coi thường những bạn khác, khiến cho bạn trở nên lập dị và làm cho nhiều người ghét bạn ấy hơn và chính bạn ấy đã tự đẩy mình ra khỏi cuộc sống vui vẻ mà bạn ấy vốn có cũng như tình bạn thắm thiết với những lần chỉ bài tập khó hay thảo luận về học tập với nhau.

b)Việc làm của 2 bạn đều rất đáng trách. Xét về bạn Hiền ngay từ đầu đọc vào ta biết ngay đó là việc làm không đáng có, không đáng có vì giữa 2 bạn có 1 tình bạn rất đẹp, đáng ra bạn phải giúp đỡ Qúy trong học tập như: nhắc nhở Qúy làm bài tập, thường xuyên sang học nhóm với bạn hay rủ bạn đi học đúng giờ...Nhưng bạn lại cố tình che giấu việc làm sai trái của bạn mình, điều đó chỉ thể hiện sự nể mặt không cần thiết và ảnh hưởng xấu đến việc học của Qúy. còn xét về Qúy thì chúng ta thấy được sự dựa dẫm chỉ ỷ lại vào bạn mình để thoái thác trách nhiệm của 1 người học sinh, theo quan điểm của em đó là sự lợi dụng vào mối quan hệ bạn thân để đạt được mục đích che dấu việc làm lười biếng của mình.

c) Suy nghĩ và lời nói của Mai thật đáng chê trách.Tuy Hoàn nghèo thật nhưng Mai vẫn không nên nói như vậy. Đáng ra trước khi nói Mai phải tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chứ không riêng gì Hoàn. Đáng ra bạn phải mời sinh nhật mà không những vậy bạn cần phải có những việc làm thể hiện sự bình đẳng cũng như sự quan tâm để bạn có thêm động lực thúc đẩy học tập và là sự tự tin khi đối mặt mọi thử thách trong cuộc sống.

Ở trên chỉ là những câu hỏi dựa trên quan điểm cá nhân mà thôi nên có gì sai sót mong mọi người thông cảm nha!haha

31 tháng 7 2021

1, Các loại di sản văn hóa ở Hà Nội:

- Chùa một cột

- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Hồ Gươm

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám

- Hoàng thành Thăng Long

-  Nhà Hát Lớn

 

1.Các di sản văn hóa là:

Hồ hoàn kiếm, Lăng chủ tịch,Chùa một cột,..

 

2. Yếu tố lịch sử vì các di sản này chủ yếu đã tồn tại từ vài trăm đến vài chục năm.

 

3. Di sản văn hóa vừa là một chứng nhân của lịch sử, vừa là một văn hóa, truyền thống và cả nét đẹp của con người thủ đô.

 

4.Em cần bảo vệ các di sản văn hóa, nếu có dịp có thể khôi phục, sửa sang các di sản văn hóa.