Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Ti thể và lục lạp có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn vì 2 bào quan này mang các đặc điểm cấu tạo giống vi khuẩn:
+ Có ADN trần dạng vòng và có roboxom giống vi khuẩn.
+ Quá trình tổng hợp protein trong ti thể và lục lạp có nhiều điểm tương tự với vi khuẩn: đều được khởi đầu bằng focmil-metionin, đều bị ức chế bởi kháng sinh chloramphenicol.
+ti thể và lục lạp đều có màng kép tương tự như ở một số vi khuẩn.
-ti thể có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn hô hấp hiếu khí ( loại vi khuẩn này có chứa các nhân tố hô hấp hiếu khí trên màng sinh chất)
- lục lạp có nguồn gốc cộng sinh từ một vi khuẩn lam( vi khuẩn lam quang hợp nhờ hệ quang hợp chứa trong màng thylacoit nằm tự do trong tế bào chất).
Câu 1 : Lục lạp chỉ tồn tại ở tế bào nào ?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào động vật
C. Tế bào thực vật
D. Tế bảo nấm
- Giải thích : Vì thực vật quang hợp nên cần phải có lục lạp.
Câu 2 : Bào quan được hình thành do quá trình nội cộng sinh ?
A. Mạng lưới nội chất
B. Ti thể
C. Trung thể
D. Không bào
- Giải thích : Ti thể được hình thành từ phương pháp nội cộng sinh, tổ tiên của nó có thể là 1 loài vi khuẩn xa xưa, sau các quá trình thâm nhập vào tế bào nhân thực, ti thể đóng vai trò có ích cho tế bào nhân thực đó là cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
Câu 1 : Lục lạp chỉ tồn tại ở tế bào nào ?
A. Tế bào vi khuẩn
B. Tế bào động vật
C. Tế bào thực vật
D. Tế bảo nấm
Câu 2 : Bào quan được hình thành do quá trình nội cộng sinh ?
A. Mạng lưới nội chất
B. Ti thể
C. Trung thể
D. Không bào
1. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ còn tế bào bạch cầu là tế bào nhân thực.
2. So sánh kích thước và cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
- Giống nhau: Đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
- Khác nhau:
Tế bào nhân sơ | Tế bào nhân thực |
- Có kích thước nhỏ hơn. | - Có kích thước lớn hơn. |
- Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân). | - Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh). |
- Chưa có hệ thống nội màng. | - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
- Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc. | - Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc. |
- Không có hệ thống khung xương tế bào. | - Có hệ thống khung xương tế bào. |
Bào quan có 1 lớp màng: Lưới nội chất, Bộ máy Gôngi, Không bào, Lizôxôm.
Đáp án D
1, 2 * Hiện tượng:
Môi trường | Tế bào động vật | Tế bào thực vật |
Ưu trương | TB co lại và nhăn nheo | Co nguyên sinh |
Nhược trương | Tế bào trương lên => Vỡ | Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào |
* Giải thích:
- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo
- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.
3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.
4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng
Ướp muối vào thịt, cá nhằm mục đích làm
A. tế bào vi khuẩn vỡ ra do tăng áp suất thẩm thấu nội bào.
B. tế bào vi khuẩn co nguyên sinh và chết.
C. làm biến tính các enzim của vi khuẩn.
Hok tốt nhoa
D. làm phá vỡ màng tế bào vi khuẩn để vi khuẩn bị tiêu diệt.
tham khảo
Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:
- Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.
- Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.
Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) và thể tích của tế bào (tỉ lệ S/V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.
C1/ - Tế bào nhân thực chứa nhiều bào quan thực hiện các chức năng khác nhau nên diện tích lớn, để đảm bảo cho tế bào có khả năng chứa được nhiều bào quan.
- Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng làm tăng diện tích của màng, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất trong cơ thể; kích thước của tế bào lớn, nhu cầu trao đổi chất tăng, cần nhiều loại enzim khác nhau, sự xoang hoá tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau (môi trường trung tính, kiềm, acid), phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
C2/ Ta có đặc điểm giữa lục lạp và vi khuẩn lam tương tự nhau:
- Vùng nhân chứa các phân tử ADN vòng, lục lạp có thể tự nhân đôi tương tự vi khuẩn lam.
- Kích thước của lục lạp và vi khuẩn lam tương đương nhau.
- Riboxom lục lạp và riboxom vi khuẩn lam đều là dạng 50S+30S (riboxom nhỏ).
- Chất nền lục lạp tương tự với bào tương của vi khuẩn lam.
- Đều có hệ thống túi dẹp tilacoit, đều chứa diệp lục, có khả năng quang hợp.
⇒ Lục lạp chính là các vi khuẩn lam nội cộng sinh trong tế bào, tuy nhiên, cấu trúc của lục lạp phức tạp hơn vi khuẩn lam.