K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2018

Hình ảnh bức tranh đời sống được cảm nhận qua hai câu thơ cuối: cụ thể, sinh động

- Hình ảnh cô thôn nữ xay ngô tối- hình ảnh con người nổi bật lên giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên

+ Thể hiện Bác quên đi đau khổ của bản thân để hòa nhập, cảm nhận cuộc sống của người dân lao động

+ Tình thương yêu của Người với những người dân nghèo khổ

+ Công việc nặng nhọc của người lao động được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ

+ Sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống cũng chính là xu hướng vận động chung của bài thơ

+ Hình ảnh con người trẻ trung, khỏe khoắn, sống động khiến cuộc sống người lao động đáng trân trọng, đáng quý hơn

+ Cấu trúc lặp “ma bao túc” tạo sự nhịp nhàng giữa những vòng quay của công việc, hoạt động xay ngô

+ Không gian được thu hẹp dần, từ trời mây bao la dần thu nhỏ lại, cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng

+ Hình ảnh lao động gợi tới ước mơ thầm kín trở về nhà của người chiến sĩ cách mạng đang lưu lạc, xa quê

+ Bài thơ có sự chuyển động, ban đầu là gam màu u tối, về sau là gam màu sáng cho thấy niềm lạc quan yêu đời

21 tháng 12 2019

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề

- Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và, đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ.
- Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn 1938. Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về.
- Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế.

2. Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối

- Tác giả chọn thời khắc hoàng hôn - ngày tàn. Cảnh mỗi lúc một tối hơn. Ánh sáng lụi tàn dần. Bóng tối bắt đầu lan tỏa khắp nơi: trên cái chòi, đám mây và lũy tre làng và bao trùm lên cảnh vật, gợi lên từ âm thanh của “tiếng trống thu không (...) vang ra từng tiếng để gọi buổi chiều”, gợi lên từ màu sắc: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”.
- Đó là cảnh vật phố huyện nghèo nàn, xơ xác tiêu điều: tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran, cảnh chợ tàn, trên nền đất chỉ còn rác rưởi, một miền đất như đang lụi tàn trong quên lãng.

3. Bức tranh nhân thế

- Trong cảnh xơ xác, tiêu điều ngập đầy dần bóng tối là những cuộc đời đầy bóng tối: Những đứa trẻ nghèo vờ vật trong buổi chiều tàn. Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại đội cái chõng tre tàn ra sân ga bày bán với một hy vọng còm cõi như chõng hàng của chị. Bà cụ Thi xuất hiện trong bóng tối và trở về cũng đi lần vào bóng tối... Thấp thoáng sau họ là một bà cụ móm phải cho thuê bớt một gian hàng ọp ẹp, một người cha mất việc. Bao quanh họ là những đồ vật tàn: những tấm phên nứa dán nhật trình, cái chõng sắp gãy...
- Tất cả những con người ấy sống đơn điệu từ ngày này qua ngày khác. Nhịp sống lặp đi không thay đổi nói lên cái mòn mỏi, vô nghĩa của kiếp người trong xã hội cũ. Con người không chỉ chịu đựng cuộc sống nghèo mà còn phải chịu đựng cuộc sống uể oải, nhàm chán.
- Nhưng nhân vật của Thạch Lam dường như “còn mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ”. Họ chờ đợi cái gì không rõ, chỉ thấy nỗi lòng thương xót của nhà văn.

4. Nổi bật trong bức tranh phố huyện mù tối ấy là hai đứa trẻ, đặc biệt là cô bé Liên

- Nhân vật Liên trong thời khắc chiều tối gây ấn tượng cho người đọc ở sự nhạy cảm và chiều sâu tâm hồn: Cảnh thiên nhiên trong ánh nắng chiều lăng trầm và u uất làm Liên “buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”. Liên thương những đứa trẻ nhặt rác ở bãi chợ.
Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để day dứt về kiếp sống vô nghĩa, lụi tàn.

5. Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của tác giả

- Đây là truyện ngắn giàu chất thơ:
+ Chất thơ tỏa ra từ cảnh vật quê hương: Không gian chiều là không gian quen thuộc, cảnh bình dị nhưng giàu sức gợi. Mùi vị quê hương hiện lên chân thực và thú vị.
+ Chất thơ tỏa ra từ bức tranh đời sống u buồn, hiu hắt.
+ Chất thơ còn tỏa ra trong cách tác giả miêu tả hồn người, tác giả tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Hệ thống lời văn, hình ảnh góp phần làm ngôn ngữ miêu tả của tác phẩm đầy chất thơ

6. Đánh giá

- Đằng sau bức tranh phố huyện, đằng sau những kiếp người mòn mỏi là tư tưởng nhân đạo của tác giả. Đó là lòng yêu nhân ái, nỗi day dứt trước những cuộc đời đơn điệu, nặng nề. Là tâm hồn tinh tế, đồng cảm với nỗi khổ và khát khao ánh sáng của họ.
- Nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả góp phần thành công cho thiên truyện.



4 tháng 7 2021

Cái này chị nghĩ phải nhìn nhận qua cả tác phẩm chứ thông qua nhân vật Liên thì rất hẹp á em:

Em tham khảo dàn ý này nhé:

1. Mở bài

- Đi từ lí luận văn học
- Giới thiệu tác giả tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo khi chiều buông xuống
 

2. Thân bài:

* Khái quát chung:
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: khi tác giả sống ở quê ngoại Cẩm Giàng đã có cơ hội quan sát, thấu hiểu con người nơi đây.
- Xuất xứ: in trong tập: “Nắng trong vườn”
* Phân tích, cảm nhận:

a. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chiều tàn

- Chợ chiều: hình ảnh + mùi vị:
+ vãn từ lâu, người về hết, tiếng ồn ào cũng mất
+ mùi âm ẩm bốc lên
+ chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi,...
- Con người:
+ mẹ con chị Tí
+ chị em Liên
+ những đứa trẻ
→ Nghèo khổ, đơn điệu, thưa thớt, lẻ loi
+ Bà cụ Thi điên: nghiện rượu, tiếng cười khanh khách...
→ Tiêu biểu cho kiếp người tàn
⇒ Bức tranh tiêu điều, mỗi người một cảnh nhưng đều giống nhau ở cái nghèo, mệt mỏi, buồn chán

b. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi đêm về:

- Tượng trưng: kiếp người sống chìm khuất
“ Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn”
- Nhịp sống, cuộc sống:
+ Mẹ con chị Tí
+ Bác Siêu
+ Gia đình bác Xẩm: chủ yếu sống bằng sự thương hại của người đời
+ Chị em Liên: ngồi chõng, tính tiền hàng,...
→ Nghèo nàn, nhưng cũng đáng trọng và vẫn có niềm khao khát

c. Bức tranh cuộc sống phố huyện khi chuyến tàu đêm đi qua:

 

Ý nghĩa:
- Là hoạt động cuối cùng của đêm, mạnh mẽ, sôi động, xóa đi sự tịch mịch của phố huyện dù chỉ trong chốc lát.
- Ánh sáng đoàn tàu xóa đi sự mờ ảo, lẻ loi ở phố huyện.
- Chính chuyến tàu đi qua mà Liên thấy rõ hơn sự ngưng đọng, tù túng của cuộc sống đầy bóng tối nghèo nàn của cuộc đời mình và mọi người xung quanh.
* Đánh giá
- Nghệ thuật, nội dung tác phẩm: sử dụng bút phát lãng mạn, thủ pháp tương phản → bức tranh cuộc sống phố huyện

 

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm
- Mở rộng: lí luận văn học.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc....

=> Tất cả gợi cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu.

11 tháng 6 2019

các câu trả lời nhắc đến lối sống đẹp của con người. Có thể trả lời một trong các trường hợp sau:

- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.

- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.

- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.

12 tháng 6 2018

- Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

- Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn

- Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

- Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước

⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dội của thiên nhiên cũng như của lòng người.

15 tháng 4 2018

Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc qua lăng kính độc đáo của tác giả

- Thiên nhiên sự sống gợi lên gần giũi, tình tứ. Nhà thơ phát hiện vẻ đẹp kì diệu của tự nhiên, và thổi vào đó tình yêu rạo rực, say đắm.

+ Này đây tuần tháng mật

+ Đồng nội xanh rì

+ Cành tơ phơ phất

+ Khúc tình si...

- Thiên nhiên nhuốm màu chia li, mất mát “ mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi” → hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống qua lăng kính thời gian trôi nhanh chóng, không bao giờ trở lại

- Tác giả nhìn thiên nhiên qua lăng kính tuổi trẻ, tình yêu, cảnh vật nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình

- Lấy con người làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên: đây là cách nhìn mới mẻ, đậm chất Xuân Diệu

- Qua đó nhà thơ thể hiện quan niệm mới về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc .

+ Đối với Xuân Diệu thế giới đẹp nhất khi con người ở tuổi trẻ và tình yêu: hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu, thời gian quý giá nhất của mỗi người là tuổi trẻ

→ Biết hưởng thụ những điều chính đáng cho cuộc sống dành cho mình, sống mãnh liệt, hết mình những năm tháng tuổi trẻ

7 tháng 3 2022

Hay cj