K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2018

Bố cục ba phần như vậy phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh, bởi văn thuyết minh chủ yếu cung cấp thông tin về sự việc, sự vật cho người đọc.

18 tháng 5 2019

Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài):

- Trình tự thời gian

- Trình tự không gian

- Trình tự nhận thức của con người

- Trình tự chứng minh – phản bác.

30 tháng 3 2017

Chọn đáp án: A

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

7 tháng 2 2021

 Bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

- Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết (tùy theo thể loại mà xác định nội dung cần giới thiệu).

- Thân bài: Thực hiện các yêu cầu trọng tâm như kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay nghị luận...

- Kết bài: Khái quát vấn đề hay nêu cảm xúc, suy nghĩ trước câu chuyện kể hoặc đối tượng miêu tả.

7 tháng 2 2021

đoạn văn chơ không phải bài ạ

17 tháng 6 2018

- Đặc điểm của văn bản tự sự: kể lại, trình bày lại sự việc, câu chuyện một cách có trình tự, ...

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh: Giới thiệu một số nét cơ bản về đối tượng để thuyết phục người nghe theo quan điểm của người viết.

- Đặc điểm của văn bản nghị luận: Dùng lí lẽ, và thực tế để phân tích, chứng minh, bình luận, ... một vấn đề thuộc văn học hay đời sống.

- Sở dĩ cần kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.

31 tháng 1 2017

Bố cục bài văn thuyết minh

MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh

TB: Đặc điểm của đối tượng thuyết minh

KB: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh.a

23 tháng 6 2019

a, Thuyết minh bằng chú thích

Câu “Ba –sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này

Phương pháp chú thích và định nghĩa:

- Giống: đều có cấu trúc A là B

- Khác nhau: - Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.

    + Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn

b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)

→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả

- Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô

- Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn

21 tháng 12 2018

So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh

- Mở bài

    + Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng

    + Điểm khác nhau:

        • Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh

        • Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…

- Kết bài

    + Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính

    + Điểm khác nhau:

        • Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.

        • Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.