Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giống nhau:
Cả biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn đều có giai đoạn trứng, sau non, sâu trưởng thành.
Khác nhau:
+ Biến thái hoàn toàn:
- Vòng đời trải qua 4 giai đoạn.
- Có giai đoạn nhộng.
Tham khảo:
dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất (cân nặng, sản lượng trứng, sữa, …) của từng vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống.
bài 1:
A. Lý thuyếtI. Vai trò của trồng trọtTrồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp.
Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọtDựa vào vai trò của trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ nào dưới đây là nhiệm vụ của trồng trọt?
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn và dự trữ.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, … làm thức ăn cho con người.
3. Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt,… cung cấp thịt, trứng cho con người.
4. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp cho nhà máy sản xuất nước hoa quả.
6. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, cao su, hồ tiêu để xuất khẩu.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?Bảng dưới đây trình bày một số biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Em hãy trả lời vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây về mục đích của các biện pháp đó.
Một số biện pháp | Mục đích |
- Khai hoang, lấn biển. - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. - Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt. | - Mở mang, khai phá ruộng đất bị bỏ hoang. - Tăng sản lượng. - Tăng năng suất cây trồng. |
bài 2:
I. Khái niệm về đất trồng1. Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.
2. Vai trò của đất trồng
Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi: Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau?
Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
II. Thành phần của đất trồngThành phần của đất trồng được trình bày ở sơ đồ dưới đây:
- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).
- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).
- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.
Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức Sinh học 6, em hãy điền vào vở bài tập vai trò từng thành phần của đất trồng theo mẫu bảng dưới đây.
Các thành phần của đất | Vai trò đối với cây trồng |
Phần khí | Hô hấp với cây trồng. |
Phần rắn | Cung cấp các chất dinh dưỡng. |
Phần lỏng | Hoà tan các chất dinh dưỡng, cấp nước. |
bài 3:
A. Lý thuyếtI. Thành phần cơ giới của đất là gìThành phần cơ giới của đất được tạo nên bởi: tỉ lệ % các thành phần vô cơ và hữu cơ.
Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …
II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất?Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.
- Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.
- Người ta xác định đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đấtĐất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
Em hãy điền vào vở bài tập dấu x vào cột tương ứng về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của từng loại loại đất theo mẫu bảng sau:
Đất | Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng | ||
Tốt | Trung bình | Kém | |
Cát | x | ||
Thịt | x | ||
Sét | x |
Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.
Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.
Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.
bài 4:
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết- Số lượng mẫu đất: 3 mẫu đất.
- Lượng mỗi mẫu đất: bằng quả trứng gà.
- Yêu cầu đối với mẫu đất: khô (hơi ẩm), sạch cỏ, rác, gạch, đá, … đất hoặc đựng trong túi nilong hoặc dùng giấy gói, bên ngoài có ghi: mẫu đất số…, ngày lấy…, người lấy…, nơi lấy…,
- Dụng cụ: 1 lọ con đựng nước và 1 ống hút lấy nước, thước đo.
II. Quy trình thực hànhBước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay
Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ độ ẩm (khi cảm thấy mát tay nặn thấy dẻo là được).
Bước 3: Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.
Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.
Quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất ở bảng 1
Trạng thái đất sau khi vê (A) | Loại đất (B) |
a. Không vê được. b. Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn. c. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn. d. Vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt. e. Chỉ vê được thành viên rời rạc. g. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt. | - Đất cát pha. - Đất thịt trung bình. - Đất cát. - Đất thịt nhẹ. - Đất thịt nặng. - Đất sét. |
Lấy từng mẫu đất đã chuẩn bị từ nhà và làm theo các bước đã nêu ở trên. Ghi chú kết quả thu được vào vở theo bảng sau:
Mẫu đất | Trạng thái đất sau khi vê | Loại đất xác định |
Số 1 Số 2 Số 3 | Không vê được. Chỉ vê được thành viên rời rạc. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn bị đứt đoạn. | Đất cát. Đất cát pha. Đất sét. |
Học sinh tự đánh giá kết quả thu được của nhóm theo mẫu bảng sau.
bài 5:
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết- Số lượng mẫu đất: 2 mẫu đất ở ruộng, vườn hoặc chậu nhà em.
- Lượng mỗi mẫu đất: bằng quả trứng gà.
- Yêu cầu bảo quản và ghi hồ sơ của mẫu.
- Dụng cụ:
+ Một thìa nhỏ nhựa hoặc sứ trắng.
+ Một thang màu pH chuẩn, một lọ chất chỉ thị màu tổng hợp (phần này do GV chuẩn bị).
II. Quy trình thực hànhBước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa.
Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất đến khi thừa 1 giọt.
Bước 3: Sau một phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì đất có độ pH tương ứng với độ pH của màu đó.
III. Thực hànhDùng các mẫu đất đã chuẩn bị từ nhà và làm theo các bước như đã trình bày ở trên. Mỗi mẫu đất làm 3 lần và lấy kết quả trung bình. Ghi kết quả thu được vào vở theo bảng sau:
bài 6:
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.
Em hãy điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo mẫu bảng sau:
Biện pháp sử dụng đất | Mục đích |
- Thâm canh tăng vụ. - Không bỏ đất hoang. - Chọn cây trồng phù hợp với đất. - Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo. | - Tăng sản lượng. - Tăng diện tích đất trồng. - Tạo điều kiện sinh trưởng cây trồng. - Tăng năng suất cây trồng. |
Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hoá) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao.
Hầu hết các loại đất còn lại có tính xấu: chua, mặn, phèn, bạc màu, … cần được cải tạo
Em hãy quan sát các hình dưới đây và ghi nội dung câu hỏi vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây.
- Mục đích biện pháp đó là gì?
- Biện pháp đó dùng cho loại đất nào?
Biện pháp cải tạo đất | Mục đích | Áp dụng cho loại đất nào? |
- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. | - Tăng bề dày của lớp đất canh tác. | - Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu |
- Làm ruộng bậc thang. | - Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi. | - Đất dốc (đồi, núi). |
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh. | - Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. | - Đất dốc; đất cần được cải tạo. |
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. | - Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. | - Đất phèn. |
- Bón vôi. | - Khử chua. | - Đất chua. |
Mẫu đất | Độ pH | Đất chua, kiềm, trung tính? |
Mẫu số 1. - So màu lần 1 | 6 | Đất chua |
- So màu lần 2 | 5 | |
- So màu lần 3 | 4.5 | |
Trung bình | 5.1 | |
Mẫu số 2. - So màu lần 1 | 8 | Đất trung tính |
- So màu lần 2 | 7.5 | |
- So màu lần 3 | 7 | |
Trung bình | 7.5 |
Học sinh tự đánh giá kết quả thu được của nhóm theo mẫu bảng sau.
bài 7:
A. Lý thuyếtI. Phân bón là gìPhân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
- Các chất dinh dưỡng chính cần thiết cho cây là: đạm (N), lân (P) và kali (K) và các nguyên tố vi lượng.
- Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá học và phân vi sinh.
- Phân hữu cơ:
+ Phân chuồng
+ Phân bắc
+ Phân rác
+ Phân xanh
+ Than bùn
+ Khô dầu
- Phân vi sinh:
+ Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm.
+ Phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hoá lân.
- Phân hoá học:
+ Phân đạm (N)
+ Phân lân (P)
+ Phân kali (K)
+ Phân đa nguyên tố
+ Phân vi lượng
Dựa vào sơ đồ trên, em hãy sắp xếp các loại phân bón đó vào nhóm thích hợp theo mẫu bảng sau:
Nhóm phân bón | Loại phân bón |
Phân hữu cơ | Cây điền thanh, phân trâu bò, phân lợn (heo), cây muồng muồng, bèo dầu, khô dầu dừa, khô đậu tương |
Phân hoá học | Supe lân, phân NPK, Urê, DAP (diamon photphat) |
Phân vi sinh | Nitragin( chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm) |
Ngoài các loại phân bón kể trên, để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi.
II. Tác dụng của phân bónEm hãy quan sát hình trên và trả lời câu hỏi: Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản?
Lưu ý: Bón phân không đúng (quá liều lượng, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân) thì chất lượng và năng suất cây trồng sẽ giảm.
Ví dụ: bón quá nhiều đạm, cây lúa dễ bị lốp, đổ, cho nhiều hạt lép nên năng suất thấp.
bài 8:
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết- Mẫu phân hoá học (ghi số mẫu thường dùng trong nông nghiệp).
- Dụng cụ: ống nghiệm thuỷ tinh, đèn cồn, than củi, kẹp sắt gắp than, thìa nhỏ, diêm hoặc bật lửa, nước sạch.
II. Quy trình thực hànhBước 1: Cho 15ml nước cất hoặc nước máy vào ống nghiệm.
Bước 2: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.
Bước 3: Để lắng 2 phút quan sát mức độ hoà tan
- Nếu hoà tan: Đó là phân đạm và phân kali.
- Không hoặc ít hoà tan: là phân lân và vôi.
2. Phân biệt trong nhóm phân bón hoà tan (phân biệt đạm và kali).
Bước 1: Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ.
Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ.
+ Nếu có mùi khai (mùi amoniac) đó là phân đạm.
+ Nếu không có mùi khai đó là phân kali.
3. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hoà tan (phân biệt lân và vôi).
Quan sát màu sắc:
- Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân.
- Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.
III. Thực hànhMẫu phân | Có hoà tan không? | Đốt trên than nóng đỏ có mùi khai không? | Màu sắc | Loại phân gì? |
Mẫu số 1 | Có | Có | Đạm | |
Mẫu số 2 | Không | Màu trắng, bột | Vôi | |
Mẫu số 3 | Không | Màu nâu | Phân lân | |
Mẫu số 4 | Có | Không | Phân kali |
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.
bài 9:
A. Lý thuyếtI. Cách bón phânBón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Em hãy điền các cách bón phân vào sơ đồ dưới đây:
- Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.
+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.
+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách:
+ Bón vãi.
+ Bón theo hàng.
+ Bón theo hốc.
+ Phun trên lá.
- Mỗi cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.
Cách bón | Ưu điểm | Nhược điểm |
Bón vãi (rải) (Hình 9) | Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản | Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất |
Bón theo hàng (Hình 8) | Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản | Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất |
Bón theo hốc (Hình 7) | Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản | Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất |
Phun trên lá (Hình 10) | Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất | Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp |
Loại phân bón | Đặc điểm chủ yếu | Cách bón chủ yếu |
Phân hữu cơ | Thành phần có nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hoà tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian phân huỷ thành các chất hoà tan mới sử dụng được | Bón lót |
Phân đạm, kali và phân hỗn hợp | Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngay | Bón lót |
Phân lân | Ít hoặc không hoà tan | Bón thúc |
- Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:
+ Đựng trong chum, vại sảnh đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.
+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
- Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
HT
-Gieo vãi: + Ưu điểm: Ít tốn công
+Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều, khó chăm sóc
-Gieo hàng: +Ưu điểm: Tiết kiệm hạt giống
+Nhược điểm: Tốn nhiều công
-Gieo hóc: +Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng
+Nhược điểm: Nếu số hạt nhiều thì: cham sóc khó, tốn công nhiều
Chúc bạn học tốt