K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5

Trong hiện tượng này, Nam có thể nhìn thấy con cá khi nhìn vào nước, nhưng khi đưa tay vào bỏ thứ ra khỏi nước, không thấy cá. Điều này có thể được giải thích bằng hiện tượng quang học gọi là kính lúp.
- Hiện tượng kính lúp:
+ Khi Nam nhìn vào nước, ánh sáng từ con cá đi qua nước và gương mặt nước. Nước có chỉ số khúc xạ khác với không khí, làm cho ánh sáng bị lệch và tạo ra hình ảnh của con cá.
+ Khi Nam đưa tay vào nước, tay của anh ta cũng làm thay đổi gương mặt nước. Ánh sáng từ con cá không còn được tập trung vào mắt Nam, do đó anh ta không thấy cá nữa.
- Giải pháp giúp Nam tìm cá:
+ Để thấy con cá, Nam nên sử dụng một tấm kính lúp. Kính lúp sẽ tập trung ánh sáng từ con cá vào mắt của anh ta, cho phép anh ta nhìn thấy cá dưới nước.

28 tháng 5

ờ , đọc xong vẫn ko hiểu qq j =)

29 tháng 9 2019

+ Đối với chùm sáng trắng có thể có hai giả thuyết mà ta không biết giả thuyết nào đúng, nếu không làm thêm thí nghiệm. Đó là:

- Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu.

- Trong chùm ánh sáng trắng có vô số màu trong đó có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua.

+ Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ

+ Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.

29 tháng 12 2020

Vì khi nhìn vào ly rỗng, ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ta có thể thấy đáy ly, nhưng khi đổ nước gần đầy ly thì ánh sáng sẽ bị khúc xạ tại mặt phẳng giữa mặt nước và không khí nên ta chỉ nhìn thấy một phần đấy ly

29 tháng 12 2020

-Đó là vì khi li rỗng thì không có ánh sáng truyền từ đáy li đến mắt

-Khi có nước thì tia sáng từ đáy li bị gãy khúc do khúc xạ và truyền đến mắt nên ta thấy được đáy li

9 tháng 9 2018

Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều nó sẽ bị đẩy và ngược lại.

Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của nam châm lần lượt bị hút, đẩy tuyftheo chiều dòng điện vào thời điểm đó. Nhưng do quán tính nên thanh nam châm nằm dưới có thể dao động (rung). Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều nên đầu dưới của nam châm điện luân phiên đổi từ cực.

15 tháng 6 2019

Hiện tượng: Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ,

Giải thích: Thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực của kim nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều của dòng điện (vì dòng điện lấy từ lưới điện quốc gia là dòng điện xoay chiều). Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.

8 tháng 11 2017

a. Nam châm bị hút vào ống dây. Vì khi đóng mạch điện, dòng điện chạy qua cuộn dây theo chiều từ trong ra ngoài mặt phẳng, sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải, ta xác định được chiều từ trường do ống dây gây ra có chiều đi ra từ đầu B, nên B là cực Bắc, sẽ hút cực nam S của nam châm bên ngoài.

b. Lúc đầu nam châm bị đẩy ra xa, sau đó nó xoay đi và khi cực Bắc của nam châm hướng về phía đầu B của ống dây thì nam châm bị hút vào ống dây.

Vì khi đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì từ cực tại B sẽ đổi thành cực Nam, cùng cực với nam châm ngoài nên sẽ đẩy ra xa, sau đó nam châm bên ngoài bị xoay đi và cực Bắc của nam châm ngoài sẽ gần đầu B (cực Nam) của ống dây nên bị hút vào.

c. Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây, 1 thanh nam châm và 1 mạch điện. Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ và kiểm tra kết quả.

21 tháng 6 2019

+ Khi chưa đổ nước vào bát, ta không nhìn thấy đầu dưới (A) của chiếc đũa.

+ Trong không khí, ánh sáng chỉ có thể đi theo đường thẳng từ A đến mắt. Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mất đường truyền đó nên tia sáng này không đến được mắt.

+ Giữ nguyên vị trí đặt mắt và đũa. Đổ nước vào bát tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy A.

Giải bài tập Vật Lí 9 | Để học tốt Vật Lí 9

+ Hình vẽ trên cho thấy không có tia sáng đi theo đường thẳng nối A với mắt. Một tia sáng AI đến mặt nước, bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A.

 

Thực ra người quan sát không nhìn thấy được đầu đũa A mà nhìn thấy ảnh của đầu đũa qua hiện tượng khúc xạ ánh sáng.