K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

+ Đối với chùm sáng trắng có thể có hai giả thuyết mà ta không biết giả thuyết nào đúng, nếu không làm thêm thí nghiệm. Đó là:

- Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu.

- Trong chùm ánh sáng trắng có vô số màu trong đó có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua.

+ Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ

+ Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.

5 tháng 5 2019

Giải bài tập Vật lý lớp 9

+ Thiết kế hai cuộn dây L 1  và L 2  được đặt cạnh nhau như hình vẽ. Trong đó cuộn  L 2  được nối với điện kế rất nhạy với kim điện kế chỉ số 0 nằm ở chính giữa mặt số.

Khi khóa K được đóng, ta thấy kim điện kế bị lệch về một bên sau đó trở về vị trí số 0 cho tới khi khó K mở thì kim điện kế lệch về phía ngược lại, rồi lại trở về vị trí số 0.

+ Giải thích:

Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong thời gian từ trường thay đổi, tức là trong thời gian dòng điện thay đổi bằng cách mở hoặc đống khóa K. Còn thời gian dòng điện không đổi tức là từ trường không thay đổi thì không có dòng cảm ứng. Kim điện kế lệch về phía phải hay trái là do số đường sức từ của ống dây  L 1  gửi qua  L 2  tăng lên hay giảm đi, tức là do dòng điện tăng lên hay giảm đi.

25 tháng 3 2017

+ Khi đóng mạch điện, cường độ dòng điện tăng từ không đến có, từ trường của nam châm điện mạnh lên, số đường sức từ biểu diễn từ trường tăng lên, số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây cũng tăng lên, nên dòng điện cảm ứng xuất hiện.

+ Khi dòng điện trong cuộn dây đã ổn định thì từ trường do nó sinh ra sẽ không đổi, tức là số đường sức từ gửi qua tiết diện S của cuộn dây đèn LED cũng không đổi nên trong cuộn dây này sẽ không có dòng điện cảm ứng.

+ Khi ngắt mạch điện, cường độ dòng điện giảm về không, từ trường của nam châm điện giảm theo nên số đường sức từ biểu diễn từ trường xuyên qua cuộn dây LED sẽ giảm đi → dòng điện cảm ứng xuất hiện làm sáng đèn trong thời gian ngắn khi đó.

5 tháng 12 2021

Tham khảo nha:

Nhiệt lượng mà 0,35kg nước thu vào:

Thu vào = m.C.(t2 - t1) ≈ 46900(J)

Nhiệt lượng mà 0,020Kg hơi nước ở 1000C ngưng tụ thành nước

Q1 = m.L = 0,020L

Nhiệt lượng mà 0,020Kg nước ở 1000C tỏa ra khi hạ xuống còn 420C

= m'.C.(t3 - t2) ≈ 4860(J)

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

Thu vào = Q1 +  Q  hay:

46900 = 0,020L + 4860

L = 21.105 (J/Kg)

6 tháng 12 2021

nhiệt lượng 0,35 thu vào là t2-t1 là nào trừ nào z bạn

14 tháng 8 2017
Làm thí nghiệm Có dòng điện cảm ứng hay không? Số đường sức từ qua S có biến đổi hay không?
Đưa nam châm lại gần cuộn dây Có và tăng lên
Để nam châm nằm yên Không Không biến đổi
Đưa nam châm ra xa cuộn dây Có và giảm xuống
3 tháng 3 2018

+ Pha 1 ít mực xanh loãng rồi đổ vào 2 cốc thủy tinh như nhau, đáy trong suốt; một cốc đổ rất vơi, một cốc đổ khá đầy. Đặt hai cốc nước lên 1 tờ giấy trắng

+ Nếu nhìn theo phương ngang của thành cốc thì thấy nước trong hai cốc xanh như nhau. Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ta sẽ thấy nước ở trong chiếc cốc đầy sẽ xanh hơn nước ở trong chiếc cốc vơi.

+ Ta giải thích hiện tượng này như sau. Mỗi lớp nước màu coi như một tấm lọc màu, ánh sáng truyền qua lớp nước màu càng dày thì coi như truyền qua một tấm lọc màu dày, nên màu của nó càng thẫm.

+ Nếu nhìn theo phương ngang thì lớp nước màu mà ánh sáng truyền qua trong hai cốc là như nhau và ta thấy trong hai cốc xanh như nhau.

+ Nếu nhìn theo phương thẳng đứng thì ánh sáng truyền từ trên xuống, gặp tờ giấy trắng, bị tán xạ trở lại qua lớp nước rồi vào mắt coi như truyền qua một lớp nước màu có bề dày bằng hai lần bề dày lớp nước trong cốc. Do đó, ở cốc đầy nước thì ánh sáng phải truyền qua một lớp nước dày, nên nó có màu thẫm, ở cốc vơi thì ánh sáng truyền qua lớp nước mỏng hơn nhiều, nên màu của nó nhạt.

+ Mỗi lớp nước biển vừa có khả năng tán xạ rất yếu ánh sáng xanh vừa đóng vai trò của một tấm lọc màu xanh rất nhạt. Lớp nước biển đựng trong một cái cốc không đủ để làm cho chùm sáng truyền qua nó có màu xanh. Tuy nhiên, khi truyền qua một lớp nước biển dày hàng ngàn kilômét rồi trở lại thì ánh sáng có màu xanh thẫm. Hiện tưọng này tương tự như hiện tượng ánh sáng truyền qua lớp nước màu mỏng hay dày đựng trong hai cốc ở trên.

 

28 tháng 3 2019

Có. Các em thực hiện thí nghiệm kiểm tra.

17 tháng 4 2017
Làm thí nghiệm Có dòng điện cảm ứng hay không ? Số đường sức từ xuyên qua S có biến đổi hay không ?
Đưa nam châm lại gần cuộn dây
Để nam châm nằm yên không không
Đưa nam châm ra xa cuộn dây

17 tháng 4 2017

C3 : Khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi (tăng hay giảm) thì xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín.

17 tháng 5 2017

Hướng dẫn:

Muốn dựng ảnh của vật AB qua thấu kính phân kì, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính ta làm như sau:

+ Dựng ảnh B' của B qua thấu kính, ảnh này là điểm đồng quy khi kéo dài chùm tia ló.

+ Từ B' hạ vuông góc xuống trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại đâu thì đó chính là ảnh A' của điểm A

+ A'B' là ảnh của vật AB tạo bởi thấu kính phân kì


I

14 tháng 9 2018

Muốn dựng ảnh của một vật AB qua thấu kính phân kì khi AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính, ta làm như sau:

Dùng hai trong ba tia sáng đã học để dựng ảnh B’ của điểm B.

+ Tia BI đi song song với trục chính nên cho tia ló có đường kéo dài đi qua F

+ Tia tới BO là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng

+ Hai tia ló trên có đường kéo dài giao nhau tại B’, ta thu được ảnh ảo B’ của B qua thấu kính.

+ Từ B’ hạ vuông góc với trục của thấu kính, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh ảo của AB tạo bởi thấu kính phân kỳ.

Giải bài tập Vật Lí 9 | Để học tốt Vật Lí 9

Nhận xét: Khi tịnh tiến AB luôn vuông góc với trục chính thì tại mọi vị trí, tia BI là không đổi, cho tia ló IK cũng không đổi. Do đó tia BO luôn cắt IK kéo dài tại B’ nằm trên đoạn FI. Chính vì vậy A’B’ luôn ở trong khoảng tiêu cự, cùng chiều và nhỏ hơn AB.