Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phần trắc nghiệm:
Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 : Văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô A-mi-xi là bức thư thể hiện mong muốn của người cha về việc gì?
A. Con phải chăm làm.
B. Con phải biết quan tâm tới cha mẹ.
C. Con phải chăm học.
D. Con phải có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với mẹ
Câu 2 : Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hòai) thuộc kiểu văn bản nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 3 : Bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát.
C. Thất ngôn bát cú.
D. Song thất lục bát..
Câu 4 : Từ lom khom thuộc loại từ láy nào?A. Từ láy toàn bộ.
B. Từ láy bộ phận
C. Từ láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu.
D. Từ láy toàn bộ thay đổi thanh điệu
Câu 5 : Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ 10).
B. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ 11).
C. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỉ 13).
D. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ 15).
Câu 6 : Câu nào sau đây trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) có vận dụng thành ngữ?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
B. Bảy nổi ba chìm với nước non.
C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 7 : Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) là:
A. 2-2-2-2
B. 2-4-2
C. 2-5-1
D. 1-6-1
Câu 8 : Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong câu thơ:
A. Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
B. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
C. Đầu trò tiếp khách, trầu không có
D. Bác đến chơi đây, ta với ta
Kể cho bố hoặc mẹ nghe 1 câu chuyện cảm động mà em đã học hoặc đọc.
Mk ktra
TLV số 5 :
chọn 1 trong 2 đề sau:
- Dân ta có câu tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nhưng có bạn lại bảo......
- Hãy minh rằng đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống
Bài TLV số 6:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấyĐề trường mình nha:
1) Cho biết tên tác giả của các tác phẩm sau: Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh. (1đ)
2) Viết 2-3 câu nêu cảm nhận của em sau khi học bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh. (1đ )
3) Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: xấu, tươi, cụt, rộng. (1đ)
4) Đặt 1 câu có cặp từ đồng âm. (1đ)
5) Cảm nghĩ bài thơ " Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. (6đ)
Đề này mình mới thi hồi sáng, tham khảo nha, chúc bạn hc tốt.
mk mai mới kiểm tra
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào phương án đúng: (5đ)
1. Từ ghép được cấu tạo gồm:
a. Từ ghép chính phụ.
b. Từ ghép đẳng lập.
c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa.
2. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ:
a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép
c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép
3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là:
a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép
4. Vai trò ngữ pháp của Đại từ:
a. Làm chủ ngữ - vị ngữ
b. Làm định ngữ - bổ ngữ
c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ
d. Làm bổ ngữ
5. Từ " Tái phạm" có nghĩa:
a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ
c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại
6. Yếu tố Hán Việt là tiếng:
a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt
c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy
7. Từ đồng nghĩa là:
a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
b. Những từ có nghĩa giống nhau
c. Những từ có nghĩa gần giống nhau
8. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương."
a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu
9. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là:
a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa
10 "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên:
a. Thiếu quan hệ từ
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
c. Thừa quan hệ từ
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 11: Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong cả hai ngữ cảnh sau:
a. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
b. Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
(Ca dao)
Câu 12: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.........
Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.