K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2016

bài TLV số mấy?

15 tháng 3 2016

Mk ktra

TLV số 5 :

chọn 1 trong 2 đề sau:

- Dân ta có câu tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nhưng có bạn lại bảo......

- Hãy minh rằng đời sống của con người sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

Bài TLV số 6:

           Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy 
27 tháng 11 2016

mk mai mới kiểm tra

27 tháng 11 2016

I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào phương án đúng: (5đ)

1. Từ ghép được cấu tạo gồm:

a. Từ ghép chính phụ.
b. Từ ghép đẳng lập.
c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa.

2. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ:

a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép
c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép

3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là:

a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép

4. Vai trò ngữ pháp của Đại từ:

a. Làm chủ ngữ - vị ngữ
b. Làm định ngữ - bổ ngữ
c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ
d. Làm bổ ngữ

5. Từ " Tái phạm" có nghĩa:

a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ
c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại

6. Yếu tố Hán Việt là tiếng:

a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt
c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy

7. Từ đồng nghĩa là:

a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
b. Những từ có nghĩa giống nhau
c. Những từ có nghĩa gần giống nhau

8. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương."

a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu

9. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là:

a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa

10 "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên:

a. Thiếu quan hệ từ
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
c. Thừa quan hệ từ
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

II. TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 11: Xác định từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong cả hai ngữ cảnh sau:

a. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

b. Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

(Ca dao)

  • Từ đồng nghĩa: .....................................................................................
  • Từ trái nghĩa: ........................................................................................

Câu 12: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.........

Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

  • Đại từ: ................................................................................................
  • Quan hệ từ: ........................................................................................
  • Từ Hán Việt: .......................................................................................

https://vndoc.com/de-on-tap-he-lop-7-len-lop-8-mon-toan-nam-2019-2020-de-so-1-203287

bn vào đây tìm đề nha!!!

mik ko sao chép đc linh đó

19 tháng 12 2016

hỏi ông google nh bạn, ổng có nhìu lắm

19 tháng 12 2016

Đề trường mình nha:
1) Cho biết tên tác giả của các tác phẩm sau: Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh. (1đ)
2) Viết 2-3 câu nêu cảm nhận của em sau khi học bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh. (1đ )
3) Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: xấu, tươi, cụt, rộng. (1đ)
4) Đặt 1 câu có cặp từ đồng âm. (1đ)
5) Cảm nghĩ bài thơ " Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. (6đ)
Đề này mình mới thi hồi sáng, tham khảo nha, chúc bạn hc tốt.

2 tháng 1 2020

THAM KHẢO

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 1

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.                                                     B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan                                      D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ                    B. Hai từ

C. Ba từ                     D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ                                   B. Động từ

C. Tính từ                                    D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

                                                                     --------Hết--------

2 tháng 1 2020

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn - Đề số 1

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Chúc bạn thi tốt

5 tháng 3 2019

trường mình không thi giữa kỳ nên không giúp được bạn rồi

5 tháng 3 2019

t chưa có thi :)

Bạn lên Vndoc.vn tham khảo nhé

Các đề thi

Hok tốt

11 tháng 10 2018

Tz làm rồi nè mày. Đề :Loài cây em yêu (Biểu cảm về cây đó)

11 tháng 10 2018

mỗi nơi đề khác nhau bn ah :>>>,nhưng riêng đề của mik là cảm nghĩ về dòng sông :>>>

14 tháng 4 2017
Câu 1: (2 điểm) “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang… Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.

(Vũ Tú Nam) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân. Câu 2: (2 điểm) Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ Ôi, những trái, na, hồng, ổi, thị…. Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu! (Lương Đình Khoa) Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3: (6,0 điểm) Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
14 tháng 4 2017
Câu 1: (5,0 điểm) a. Xác định kiểu liệt kê và chỉ ra tác dụng của nó trong đoạn văn sau: “Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập, cảm thông với quần chúng đông đảo, dấn mình trong phong trào, trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc, san sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân dân, cùng nhân dân lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù.” (Theo Trường Chinh) b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Câu 2: (5,0 điểm) Phần kết văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết: “Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại...” Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên bằng một bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi). Câu 3: (10,0 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
4 tháng 12 2017

1 (2,0 điểm).

a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?

b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và phân tích tác dụng:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

(SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 150)

2 (3,0 điểm).

a) Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo thể thơ này trong chương Ngữ văn 7 (tập một)?

c) Viết một đoạn văn (khoảng từ 3 đến 5 câu) trình bày ngắn gọn nghệ thuật, nội dung của bài thơ em vừa chép.

3 (5,0 điểm).

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

——————-HẾT——————-

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu Phần

Nội dung

1

(2 điểm)

a

* Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

(Nếu HS không ghi lại đúng như khái niệm nhưng có cách hiểu đúng về điệp ngữ thì cho 0,25 điểm)

* Các kiểu điệp ngữ thường gặp:

– Điệp ngữ cách quãng

– Điệp ngữ nối tiếp

– Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

(Kể sai hoặc thiếu một kiểu điệp ngữ trừ 0,25 điểm)

b

– Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ “vì” (điệp lại 4 lần)
– Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng
– Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

( Nếu HS chỉ nêu được tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu thì cho 0,25 điểm)

2 (3 điểm) a – HS chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (như văn bản Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 104)

* Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm

b – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
– Tên bài thơ cũng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong chương trình Ngữ văn 7: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

* HS chỉ cần nêu đúng tên bài thơ là cho điểm tối đa.

c * Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng,không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
* Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

– Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc; giọng thơ hóm hỉnh, hài hước.

– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

( HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

4 tháng 12 2017
Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Đáp án

Câu 1:

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2:

a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b)

* Nghệ thuật: (0,5đ)

  • Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
  • Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3:

* Mở bài: (1,0đ)

  • Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
  • Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:

  • Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
  • Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

  • Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
  • Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)

* Kết bài:

  • Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)
  • Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)