Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ '' Sông núi nước Nam '' đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì :
- Ý 1 ( Hai câu đầu ) : Nước Nam là của người Nam . Điều đó đã đc sách trời định rõ . => Sự khẳng định chủ quyền dân tộc
- Ý 2 ( Hai câu cuối ) : Kẻ thù ko đc xâm phạm , xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy bại vong .
=> Tuyên ngôn độc lập : Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định ko một thế lực nào đc xâm phạm .
Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự
gặp gỡ giao lu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi
Hình ảnh người phụ nữ trong bài '' Bánh trôi nước '' và những bài ca dao em đã học giống nhau là :
- Đều nói về số phận bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến .
- Người phụ nữ trong xã hội xưa ko có quyền quyết định cuộc sống của mk
Cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ '' Bạn đến chơi nhà ''
Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
Bài:Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
mik nghĩ :
Đó là bài Nam Quốc Sơn HÀ
CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT
chép :
hiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bản dịch nghĩa của Võ Minh Hải:[11]
Sông núi nước Nam thì vua nước Nam cai quản
Rõ ràng đã được phân chia tại sách trời
Cớ làm sao bọn giặc ngỗ ngược kia đến đây xâm phạm
Rồi đây chúng bay sẽ thấy và nhận lấy sự thất bại hoàn toàn
So sánh sự khác nhau giữa nhà nước ta ( dân chủ xã hội chủ nghĩa ) và dân chủ tư bản :
Dân chủ xã hội chủ nghĩa | Dân chủ tư sản | |
Mục đích | Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số | Dân chủ tư sản (TS) là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số |
Bản chất | Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nhưng nó phục vụ cho đa số. Bởi vì, lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc | Mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lâp với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động |
Cách thức | Dân chủ XHCN là nền dân chủ do ĐCS lãnh đạo, nhất nguyên về giá trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản lãnh đạo, đa đảng về chính trị. | Thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền XHCN (thống nhất và phân công giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp); còn thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền TS (tam quyền phân lập). |
Cơ sở kinh tế | Dân chủ XHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu | Dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX chủ yếu của toàn XH đó là chế độ áp bức bóc lột. |
* Chủ trương của nhà Lý:
- Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi:
+ Nhà Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
+ Tuy nhiên, bất kì ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
- Đối với các nước láng giềng:
+ Đối với nhà Tống: Lý Công Uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán, trao đổi.
+ Đối với Cham-pa: nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
* Nhận xét:
- Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và nếu nguyên tắc đó bị vi phạm thì sẽ kiên quyết đòi lại.
#Kook
✰a) Đoạn trích trên là văn bản nghị luận.✰
➜Lý do khẳng định: Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thống dẫn chứng chân thực, đoạn văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao...làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân toàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ Quốc.
b) Mình đặt là:
✿TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA✿
c) Văn bản trên có (khoảng) 3 luận điểm.☠☠☠☠
a) Đoạn trích trên là văn bản nghị luận.✰
➜Lý do khẳng định: Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng và hệ thống dẫn chứng chân thực, đoạn văn có sức thuyết phục rất lớn. Nhiều thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng như so sánh, liệt kê, lặp cấu trúc câu và hàng loạt động từ có khả năng gợi cảm cao...làm cho câu văn trở nên nhịp nhàng, cân đối, khỏe khoắn. Do vậy mà âm hưởng bài văn hào hùng như âm hưởng của một lời hịch kêu gọi, khích lệ toàn dân toàn kết một lòng đánh đuổi xâm lăng, bảo vệ chủ quyền độc lập thiêng liêng của Tổ Quốc.
b) Mình đặt là:
✿TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA✿
c) Văn bản trên có (khoảng) 3 luận điểm.
a. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hình thức cơ bản nhất là thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ngoài ra còn thực hiện quyền thông qua các hình thức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp trình bày các yêu cầu, kiến nghị của mình đối với các cơ quan nhà nước…
b. Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em.
Tính dân tộc của nhà nước Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, truyền thống lâu dài chính là nguồn gốc sức mạnh của nhà nước. Ngày nay đặc tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại.
c. Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
Công dân có đầy đủ các quyền tự do, dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời công dân cũng phải tự giác thực hiện mọi nghĩa vụ trước nhà nước, về phần mình nhà nước cũng tôn trọng các quyền tự do dân chủ của công dân ghi nhận đảm bảo cho các quyền đó được thực hiện đầy đủ. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được xác lập trên cơ sở tôn trọng lợi ích giữa các bên.
d. Tính chất dân chủ rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế – xã hội:
Chế độ kinh tế được Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định là một sự khẳng định pháp lý không chỉ đối với công cuộc cải cách kinh tế hiện nay mà còn là sự biểu hiện cụ thể tính chất dân chủ của nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế: “ Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ”. Thật ra nền kinh tế thị trường không phải là mục đích tự thân của CNXH nhưng đó là phương tiện rất cần thiết để nhà nước và xã hội đạt được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”.
Về chính trị, nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân được tôn trọng.
Về văn hóa – xã hội, nhà nước thực hiện chủ trương tự do tư tưởng, giải phóng mọi khả năng sáng tạo của con người, quy định các quyền tự do báo chí, hội họp, tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở,…
Nhà nước quan tâm giải quyết nhiều vấn đề xã hội như việc làm, thất nghiệp, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, quan tâm phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ sức khỏe nhân dân… Nhà nước kiên quyết trừng trị các hành vi phá hoại, lật đổ, xâm hại đến an ninh quốc gia đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật.
e. Nhà nước thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ, các bên bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
k mình nha
Khi nghiên cứu nguồn gốc Nhà nước ta thấy rằng nhà nước xuất hiện do 2 nguyên nhân: nguyên nhân kinh tế (sự xuất hiện chế độ tư hữu) và nguyên nhân xã hội (sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp). Căn cứ vào đó có thể thấy bản chất nhà nước được thể hiện ở hai mặt, đó là tính giai cấp của nhà nước và vai trò xã hội.
Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác đều thể hiện dưới ba loại quyền lực là quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng. Trong đó, quyền lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở để bảo đảm cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế co ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra cho người chủ sở hữu khả năng có thể bắt những người bị bóc lột phải phụ thuộc về mặt kinh tế. Nhưng bản thân quyền lực kinh tế không thể duy trì được các quan hệ bóc lột. VÌ vậy, cần phải có nhà nước, một bộ máy cưỡng chế đặc biệt để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị về kinh tế và để đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị bóc lột. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị. Nói cách khác, giai cấp thống trị đó trở thành chủ thể của quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị.