K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2022
* Thể thơ: Tự do. 
19 tháng 8 2022

Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ.

12 tháng 2 2019

Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ: "họp thành", "gặp", "bắt tay" và trong các câu trong khổ thơ sau:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".

10 tháng 12 2017

- Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

23 tháng 3 2019

- Giống nhau:

 ●   Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

 ●   Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

- Khác nhau:

 ●   Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

 ●   Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

 ●   Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

18 tháng 8 2018

 - Giống nhau:

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.

       + Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.

    - Khác nhau:

       + Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

       + Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.

12 tháng 11 2018

Ba khổ thơ đầu gợi lên hình ảnh những chiếc xe không kính, và hình ảnh người lính lái xe trên trong tư thế hiên ngang, lạc quan, coi thường nguy hiểm tiến về phía trước.

Hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hóa đưa vào sáng tác nhưng những hình ảnh này càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu. Bom đạn chiến tranh làm chúng trần trụi hơn, biến dạng hơn. Những hình ảnh có hồn thơ hay nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được vào thành hình tượng độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.

21 tháng 2 2017

Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em nhiều xúc động.

- Cuộc chiến đấu chống Mĩ của nhân dân ta, cũng như của các chiến sĩ lái xe trên con đường chiến lược Trường Sơn là vô cùng dữ dội và ác liệt.

- Những chiến sĩ lái xe rất ngoan cường dũng cảm, hăng hái, lạc quan bất chấp mọi gian khổ hi sinh, quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam, vì thống nhất đất nước.

- Những chiến sĩ lái xe đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cho chúng ta noi gương học tập.

15 tháng 11 2023

`*` Hình ảnh những chiếc xe trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được miêu tả qua những chi tiết:

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"

`->` Sử dụng các từ ngữ phủ định để khẳng định: "không... không"

`-` "giật, rung": động từ mạnh

`-` Điệp từ "bom": giật, rung `->` Lý do khiến kính vỡ đi

                                           Nhấn mạnh lý do, hiện thực tàn khốc của chiến tranh

"Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước"

`->` Điệp ngữ "không có"

`-` Không có: kính, đèn, mui xe, có xước `->` Liệt kê: chiếc xe bị bóp méo, biến dạng, thiếu thốn mà còn có xước.

21 tháng 5 2018

●   Từ “trái tim” được dùng theo nghĩa chuyển.

●   Trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn trên xe “không kính, không đèn, không mui”, hợp nhất với tinh thần, ý chí của người lính lái xe không gì có thể ngăn cản, tàn phá được.

●   Xe được chạy bằng chính trái tim, xương máu của chiến sĩ, trái tim ấy là niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Những chiếc xe càng thêm độc đáo vì đó là những chiếc xe do ý chí, niềm tin sắt đá cầm lái.

●   Hình ảnh trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ và hoán dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ cao đẹp thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh, chất ngang tàng, lòng dũng cảm cùng tinh thần lạc quan vào ngày thống nhất.

●   Trái tim trở thành nhãn tự toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.