K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài thơ Rắn đầu biếng học, mặc dù nói về sự phải chăm chỉ học tập và không được nói dối thì tác giả còn sử dụng thêm những từ chỉ loài rắn. Cụ thể như sau:

  Chẳng phải liu điu cũng giống nhà

 Rắn đầu biếng học lẽ không tha

 Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ

 Nay thét mai gầm rát cổ cha

 Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối

 Lằn lưng cam chịu dấu roi da

 Từ nay Trâu Lỗ xin gắng học

 Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

26 tháng 2 2022

 Câu kể “Ai thế nào” là:

`-` Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến.

`-` Vạc thì lười biếng, không chịu học hành suốt ngày chỉ rúc đầu trong cành mà ngủ.

26 tháng 2 2022

Bài 1: Đọc đoạn văn sau:

Cò và Vạc tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Vạc thì lười biếng, không chịu học hành suốt ngày chỉ rúc đầu trong cành mà ngủ. Cò khuyên bảo nhiều lần nhưng Vạc chẳng nghe.

27 tháng 2 2022

Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu, bạn mến.

Vạc thì lười biếng,không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ.

27 tháng 11 2021

:((...

27 tháng 11 2021

Danh từ: chăn bông, Lan, em, mẹ, anh, mình, mặt, gối, em, trời, mẹ, con, áo, mẹ, tiền, áo, anh em.

Động từ: nằm, muốn, xin lỗi, vờ, ngủ, áp, mong, mau, nói, thích, để, mua.

 

Đúng thì tick cho mình nha!

2. ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ CHẤM (GẠCH CHÂN TỪ ĐÃ ĐIỀN) 1. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc …………hay dấu gạch đầu dòng. 2. “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ ……….” 3. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ ………. 4. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau....
Đọc tiếp

2. ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO CHỖ CHẤM (GẠCH CHÂN TỪ ĐÃ ĐIỀN) 1. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc …………hay dấu gạch đầu dòng. 2. “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ ……….” 3. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ ………. 4. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ…….. 5. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ ………… 6. Cốt truyện thường có 3 phần là……………. 7. Một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là……….. 8. Dấu …….. thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 9. Cấu tạo của tiếng “trắng” gồm …..

1
12 tháng 12 2021

1. Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

2. “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy 

3. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn

4. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép

5. Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức

6. Cốt truyện thường có 3 phần là mở đầu,diễn biến,kết thúc

7. Một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện được gọi là cốt truyện

 8. Dấu hai chấm(:) thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

9. Cấu tạo của tiếng “trắng” gồm: âm đầu(tr),vần(ăng),thanh(sắc)

 

(Những từ cần điền mk đã in đậm và in nghiêng rùi nhé)

 

 

Câu 1. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây:a) Hôm nay, tất cả học sinh khối năm làm bài khảo sát môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh.b) Mùa đông, gia đình nhà chim gõ kiến, chim họa mi ẩn náu trong hốc cây.c) Những con sếu đầu đỏ bay lững thững trên cánh đồng.d) Tuy ông nội tôi đã già nhưng ông vẫn làm vườn để mua vui mỗi ngày.Câu 2: Từ “ lững thững” trong câu: “Những con cò lững thững bay trên...
Đọc tiếp

Câu 1. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây:

a) Hôm nay, tất cả học sinh khối năm làm bài khảo sát môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh.

b) Mùa đông, gia đình nhà chim gõ kiến, chim họa mi ẩn náu trong hốc cây.

c) Những con sếu đầu đỏ bay lững thững trên cánh đồng.

d) Tuy ông nội tôi đã già nhưng ông vẫn làm vườn để mua vui mỗi ngày.

Câu 2: Từ “ lững thững” trong câu: “Những con cò lững thững bay trên bầu trời êm ả”. Thuộc loại từ nào?

A. danh từ B. động từ C. tính từ D. đại từ

Câu 3: Câu “Trong khu vườn nắng vàng, các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm và tỏa ngát hương thơm”. Trạng ngữ ở câu trên chỉ gì?

A. nơi chốn B. nguyên nhân C. thời gian D. mục đích

Câu 4: Từ nào dưới đây có nghĩa là của chung, của nhà nước ?

A. công minh B. công lập C. công nhân D. công bằng

Câu 5: Câu nào dưới đây dùng dấu hỏi chưa đúng ? 

A. Hãy giữ trật tự ? B. Nhà bạn ở đâu ? C. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học ? D. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị ?

Câu 6: Từ nào dưới đây là danh từ ?

A. thăm thẳm B. trang trại C. lênh khênh D. mua bán

Câu 7: Câu “Món ăn rất Việt Nam”. Từ Việt Nam thuộc từ loại nào ?

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ

Câu 8: Từ nào dưới đây khác so với các từ còn lại ?

A. nết na B. đoan trang C. thùy mị D. xinh xắn

Câu 9: Câu có đại từ làm chủ ngữ thuộc kiểu câu “Ai là gì?” là câu nào?

A. Nó quay sang tôi giọng nghẹn ngào B. Chị Hằng đang là quần áo C. Chị sẽ là chị của em mãi mãi      D. Tôi nhìn em cười trong nước mắt

Câu 10. Xác định trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:

a) Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.

b) Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau.

c) Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

d) Trong vườn, các loài hoa đua nở và ong, bướm bay về đây rất nhiều.

đ) Tuy ông nội em đã già nhưng ông vẫn còn rất khỏe.

Câu 11. Xác định từ loại (Danh từ, động từ hay tính từ) của những từ in đậm trong các câu sau:

Câu 1: Trong chiến dịch này, thắng lợi của chúng ta là rất lớn. => ……………….

Câu 2: Trong chiến dịch này, chúng ta đang thắng lợi lớn. => …………………..

Câu 3: Trong chiến dịch này, chúng ta đạt được kết quả rất thắng lợi.=>…………

Câu 4: Thắng lợi này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quân dân ta. =>…………...

Câu 12. Cho đoạn văn: Cầu Thê Húc màu son, cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um. Xếp các từ gạch chân vào 3 nhóm sau: - Danh từ:………………………………………………………………………………

- Động từ:………………………………………………………………………………

- Tính từ:……………………………………………

Câu 13: Dòng nào viết hoa sai quy tắc chính tả?

A. Anh hùng Lực lượng vũ trang   B. Huy chương Vàng    C. Huân chương sao Vàng   D. Đôi giày Vàng

Câu 14. Từ nào dưới đây là từ láy ?

A. ngang ngược B. tiềm tàng C. lú lẫn D. nhỏ nhắn

Câu 15. Từ nào dưới đây là từ ghép ?

A. bến bờ B. động đậy C. gọn ghẽ D. thưa thớt

Câu 16: Tìm vị ngữ trong câu sau: Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu.

A. trong khoảnh khắc mùa thu B. rơi trong khoảnh khắc mùa thu C. thoắt cái D. lác đác Câu

17. Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a) Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang đưa tay lên vẫy Ngọc Anh.

b) Trên bờ, những cây củi to và khô được vứt thêm vào đống lửa.

c) Hôm nay, tất cả học sinh chúng em làm bài kiểm tra năng lực vào lớp 6 chất lượng cao.

d) Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh.

e) Từ xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.

Câu 18. Cho các kết hợp hai tiếng sau: Xe đạp, xe máy, xe cộ, máy bay, đạp xe, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, luộc khoai, múa hát, tập hát, tập múa, bánh rán, bánh kẹo.

- Kết hợp gồm 2 từ đơn là:. …………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………

- Từ ghép tổng hợp là: ………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………

- Từ ghép phân loại là:

6
24 tháng 5 2023

Câu 10:

loading...

Câu 11: 

* Cả 4 câu đều chưa có từ in đậm nên ko xác định đc từ loại

Câu 12: 

* Chưa có từ đc gạch chân

Câu 13:

C. Huân chương sao Vàng

Câu 14:

D. nhỏ nhắn

Câu 15: 

C. gọn ghẽ

Câu 16:

B. rơi trong khoảnh khắc mùa thu

Câu 17:

loading...

Câu 18: 

- Kết hợp gồm 2 từ đơn là: đạp xe, luộc khoai, tập hát, tập múa

- Từ ghép tổng hợp là: Xe cộ, bánh kẹo, múa hát

- Từ ghép phân loại là: Xe máy, xe đạp, máy bay, xe kéo, khoai nướng, khoai luộc, bánh rán

23 tháng 5 2023

Câu 1:

loading...

Câu 2:

B. động từ

Câu 3:

A. nơi chốn

Câu 4:

B. công lập

Câu 5:

A. Hãy giữ trật tự ?

Câu 6:

B. trang trại 

Câu 7:

A. Danh từ 

Câu 8:

D. xinh xắn

Câu 9:

C. Chị sẽ là chị của em mãi mãi

5 tháng 3 2022

B

5 tháng 3 2022

B

HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ , mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “Tội nghiệp cụ sống một...
Đọc tiếp

HAI MẸ CON Lần đầu mẹ đưa phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ ký tên vào sổ , mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Phương thương mẹ quá! Nó quyết định học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách ký tên. Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói : “Tội nghiệp cụ sống một mình”. Rồi mẹ bảo Phương giúp mẹ một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện. Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ : Lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ. Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể lại chuyện. Mẹ nói: “Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo.” Hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót mình khi nghe cô hiệu trưởng nhắc tên mình: “Em Trần Thanh Phương… Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn… Việc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”. Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gằm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ! ( Theo: Nguyễn Thị Hoan) Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

4

Câu chuyện trên muốn nói với em rằng:mình phải có lòng tốt,biết giúp đỡ người khác.

Bài 1:Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn sau:Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bước khoan thai vào lớp. Thầy cầm phấn viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng. Bài 2. Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong các câu sau:a) Mỗi lấn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ...
Đọc tiếp

Bài 1:Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn sau:

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành bận bộ đồ dài trắng cổ đứng, đi guốc mộc, ôm cặp da bò màu vàng cam, bước khoan thai vào lớp. Thầy cầm phấn viết lên bảng tên bài học lịch sử: Hùng Vương dựng nước, thời Hồng Bàng.

 

Bài 2Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong các câu sau:

a) Mỗi lấn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

b) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.

c) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

           Giúp mình nha, mai mình nộp bài rồi! Thank you! ^^ làm hộ mình nha.

0

Tham khảo
 "Có công mài sắt, có ngày nên kim", từng tiếng được phát ra rõ ràng, rành mạch khi em đang dạy em trai đọc chữ, và khi đọc đến câu tục ngữ này, em lại nhớ về một khoảng thời gian em đã vô cùng cố gắng nỗ lực chăm chỉ để viết chữ đẹp hơn.

Hồi đó em học lớp 1, những ngày đầu tiên đến lớp em vẫn còn bỡ ngỡ bạn mới, thầy cô mới, một môi trường mới, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo, em đã thích nghi rất nhanh và cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên, việc học của em không được tốt lắm, bởi chữ viết của em rất xấu, thường bị cô phê bình. Em rất buồn nhưng may mắn được sự giúp đỡ của chị gái cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, chữ viết của em đã dần một tốt hơn và còn được dự thi cuộc thi viết chữ đẹp.

Những bài học đầu tiên của lớp 1 chỉ là làm quen, đọc số và các nét, em đã học rất tốt cho đến khi cô yêu cầu viết vào vở, rồi rèn từng nét một. Các nét chữ của em hồi đó rất xấu, từng nét không được thẳng mà cứ cong cong, run run. Nhìn chữ viết của mình rất xấu, em trở nên chán nản, không rèn luyện thêm, chỉ viết cho hết bài trên lớp và về nhà không chịu rèn. Những nét chữ của em ngày một xấu hơn và không đúng nét. Cô giáo thấy em không có sự tiến bộ nên đã nhắn với bố mẹ, yêu cầu gia đình để ý đến việc học của em hơn. Từ hôm đó trở đi, ngày ngày chị gái em đều bắt em học bài, rèn thật chậm từng nét chữ, chị gái luôn nhắc nhở em "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Những ngày đầu em cảm thấy rất khó khăn, nhưng dần dần em thấy mình tiến bộ hơn một chút. Chị gái luôn tận tâm chỉ từng nét, và việc rèn chữ đã trở thành một thói quen của em, nhìn thấy chữ của mình đẹp hơn, em đã rất vui mừng. Khoảng thời gian đó, ngoài thời gian rèn chữ trên lớp, về đến nhà, em ngồi ngày vào bàn học và rèn từng chút từng chút một, em đã tự hứa với mình phải đạt được thành tích tốt để cho gia đình tự hào về em. Sự nỗ lực của em đã được đền đáp, chữ của em tiến bộ hơn rất nhiều, đến đầu học kỳ 2, em đã được chọn là thí sinh đi thi đi thi viết chữ đẹp. Em đã chăm chỉ hơn để chuẩn bị cho cuộc thi, tuy nhiên kết quả không được như mong muốn. Em đã tự hứa với mình phải nỗ lực hơn nhiều để đạt được giải, và hai năm sau đó bằng sự quyết tâm vượt bậc, em đã nhận được giải Ba và giải Nhì trong cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim" quả thật là một câu tục ngữ hay về sự chăm chỉ và thành công. Quả đúng vậy, em rất cảm ơn chị gái đã giúp đỡ em và em cũng rất tự hào về bản thân đã nỗ lực rèn luyện, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để đạt được nhiều kết quả tốt hơn.